Mục lục bài viết
- 1. Thuốc bảo vệ thực vật là gì?
- 2. Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật là gì?
- 3. Điều kiện đối với tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- 4. Thủ tục công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- 5. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- 6. Mẫu đơn đề nghị công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- 7. Mẫu bản thuyết minh điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
1. Thuốc bảo vệ thực vật là gì?
Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc.
Thuốc bảo vệ thực vật sinh học là sản phẩm có thành phần hữu hiệu là vi sinh vật sống hoặc chất có nguồn gốc từ vi sinh vật, thực vật, động vật.
2. Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật là gì?
Khảo nghiệm hiệu lực sinh học là xác định hiệu lực phòng, trừ sinh vật gây hại hoặc điều hòa sinh trưởng đối với cây trồng (bao gồm cả sự an toàn đối với cây trồng).
Khảo nghiệm xác định thời gian cách ly là xác định thời gian (tính bằng đơn vị ngày) từ khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lần cuối đến khi thu hoạch sản phẩm mà người sử dụng thuốc phải thực hiện để đảm bảo an toàn thực phẩm.
3. Điều kiện đối với tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
Theo quy định tại Điều 59 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật,Tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Người đứng đầu tổ chức phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học và có giấy chứng nhận tập huấn về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
b) Người lao động có trình độ chuyên môn phù hợp và đã được tập huấn về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
c) Có cơ sở vật chất - kỹ thuật bảo đảm cho công tác khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
d) Không trực tiếp đứng tên đăng ký hoặc được ủy quyền đứng tên đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
4. Thủ tục công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
Căn cứ quy định tại Điều 21 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
a) Đơn đề nghị công nhận Tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) quyết định thành lập hoặc quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
c) Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật, trồng trọt, nông học, sinh học, hóa học và Giấy chứng nhận tập huấn khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật của người đứng đầu tổ chức thực hiện khảo nghiệm và người tham gia thực hiện;
d) Bản thuyết minh bảo đảm điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật của tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm và đơn vị phối hợp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này;
Bước 2: Nộp hồ sơ
a) Tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến đến Cục Bảo vệ thực vật;
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
c) Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ ngay khi nhận hồ sơ trực tiếp hoặc trong thời hạn 02 ngày làm việc đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ, trường hợp không hợp lệ thì yêu cầu tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Thẩm định, đánh giá hồ sơ
Thẩm định, đánh giá hồ sơ đề nghị công nhận và công bố các tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
a) Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật. Ngay sau khi có kết quả thẩm định, Cục Bảo vệ thực vật hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thời gian thực hiện trong thời hạn 15 ngày làm việc;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường) thẩm tra hồ sơ theo quy định trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ từ Cục Bảo vệ thực vật;
c) Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Bộ trưởng, Cục Bảo vệ thực vật ban hành Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
d) Trường hợp tổ chức không đủ điều kiện công nhận là tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
Theo quy định tại Điều 60 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật:
Tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật có quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan đến khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
b) Được thu phí khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo quy định;
c) Khiếu nại quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật có nghĩa vụ sau đây:
a) Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phải khách quan, chính xác;
b) Tuân thủ đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật và các yêu cầu khảo nghiệm;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khảo nghiệm;
d) Lưu giữ toàn bộ số liệu thô của khảo nghiệm tối thiểu 05 năm kể từ ngày khảo nghiệm kết thúc;
đ) Chịu sự kiểm tra, giám sát hoạt động khảo nghiệm của cơ quan có thẩm quyền;
e) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
g) báo cáo kết quả khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục VI và Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT
h) Báo cáo tổng hợp kết quả khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
i) Báo cáo định kỳ hàng năm kết quả hoạt động khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật của tổ chức theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Cục Bảo vệ thực vật. Thời hạn nộp báo cáo năm trước ngày 25 tháng 12 của năm báo cáo.
6. Mẫu đơn đề nghị công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
>>> Phụ lục IX Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN TỔ CHỨC ĐỦ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật
1. Tên tổ chức đề nghị công nhận:.........………......................................................
2. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………....
Tel: ……………………... Fax:……………………... E-mail: ………………………...
3. Quyết định thành lập/ (nếu có), Giấy đăng ký doanh nghiệp số................../................
Cơ quan cấp: ....................................................cấp ngày ………….......….tại...............
Đề nghị Quí cơ quan
CÔNG NHẬN TỔ CHỨC ĐỦ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM
4. Hồ sơ kèm theo:
...........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Chúng tôi xin cam đoan lời khai trong đơn, tài liệu kèm theo là đúng sự thật và tuân thủ các quy định của pháp luật về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
……, ngày….. tháng…..năm……
| ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) |
7. Mẫu bản thuyết minh điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
>>> Phụ lục X Ban hành kèm theo Thông tư số 21 /2015 /TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN THUYẾT MINH
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật
I. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC
1. Tên tổ chức: ............................................................................................................................
Địa chỉ: .........................................................................................................................................
Điện thoại: .........................Fax:........................E-mail: ...............................................................
2. Tên người đại diện: .................................................................................................................
3. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp phép thành lập/đăng ký doanh nghiệp.....................
4. Loại hình hoạt động:...............................................................................................................
II. TÓM TẮT ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM
1. Nhân lực
Danh sách nhân viên (bao gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên có liên quan trực tiếp đến khảo nghiệm):
STT | Họ và tên | Năm sinh | Nam/Nữ | Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ | Chức vụ, chức danh | Chứng nhận tập huấn | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
2. Phương tiện, thiết bị phục vụ khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
a) Bình phun thuốc bảo vệ thực vật đang vận hành tốt:
- Bình phun tay đeo vai (dùng cần gạt bằng tay), số lượng tối thiểu 02 chiếc;
- Bình phun tay hoạt động nạp điện bằng bình sạc (không cần sử dụng tay đẩy, chỉ cần ấn công tắc), số lượng tối thiểu 02 chiếc;
- Bình phun thuốc động cơ sử dụng cho cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả lâu năm, số lượng tối thiểu 02 chiếc.
b) Cân phân tích có độ chính xác ít nhất đạt 10-2, số lượng tối thiểu 02 chiếc
c) Ống đong các loại dung tích 50, 100, 200, 500 ml, số lượng tối thiểu mỗi loại 02 chiếc.
d) Pipet các loại dung tích 1, 5, 10, 20 ml, số lượng tối thiểu mỗi loại 02 chiếc.
đ) Các vật dụng để thiết kế thí nghiệm: thước dài, cọc, bảng, dây, kính lúp cầm tay (sử dụng cho các loài sinh vật gây hại không quan sát rõ được bằng mắt thường) phải đủ để tiến hành theo yêu cầu về quy mô khảo nghiệm.
e) Các trang thiết bị thí nghiệm trong phòng cần thiết để xác định mật độ các loài sâu hại không đo đếm được bằng mắt thường (như nhện gié, tuyến trùng) phải đầy đủ và vận hành tốt để thực hiện khảo nghiệm trên các đối tượng dịch hại này.
g) Các trang thiết bị phục vụ cho việc xử lý số liệu, tổng hợp báo cáo kết quả khảo nghiệm: máy vi tính, phần mềm xử lý số liệu.
h) Các phương tiện bảo hộ lao động như quần áo, ủng, găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ mắt đảm bảo an toàn về lao động đối với thuốc bảo vệ thực vật.
3. Diện tích, cơ cấu, mùa vụ các loại cây trồng phổ biến trên địa bàn do tổ chức quản lý hoặc ký hợp đồng được sử dụng
STT | Cơ cấu các loại cây trồng chính | Diện tích (ha) | Mùa vụ | Sự xuất hiện các loài dịch hại |
1 | Cây lúa |
|
|
|
2 | Cây ăn quả (vải, cam, xoài ...) |
|
|
|
3 | Cây rau (cải bắp, dưa chuột, bầu bí ...) |
|
|
|
4 | Cây trồng màu (đậu, lạc...) |
|
|
|
5 | Cây công nghiệp (chè, cà phê, điều, cao su…) |
|
|
|
6 | Cây trồng đặc thù |
|
|
|
| … |
|
|
|
4. Phòng thí nghiệm phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
a) Hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn: ....................................................................................................................................
b) Thiết bị phân tích
Tên thiết bị | Số lượng | Nước sản xuất | Tổng công suất | Năm bắt đầu sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
c) Chỉ tiêu phân tích đã được công nhận:
STT | Chỉ tiêu | Phương pháp | Ghi chú |
1 |
|
|
|
... |
|
|
|
(Đánh dấu * đối với các chỉ tiêu thử nghiệm được công nhận/ chỉ định bởi các tổ chức chứng nhận/ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
d) Nhân lực
STT | Họ và tên | Năm sinh | Nam/Nữ | Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ | Chức vụ, chức danh | Những khóa đào tạo đã tham gia | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
5. Các đơn vị phối hợp thực hiện khảo nghiệm:
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
6. Những thông tin khác
.......................................................................................................................................................
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC KHẢO NGHIỆM
(Ký tên, đóng dấu)
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê