Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về Khánh Hòa
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, miền Trung Việt Nam. Khánh Hòa ngày nay là phần đất cũ của xứ Kauthara thuộc vương quốc Chăm Pa. Năm 1653, lấy cớ vua Chiêm Thành là Bà Tấm quấy nhiễu dân Việt ở Phú Yên, Chúa Nguyễn Phúc Tần sai quan cai cơ Hùng Lộc đem quân sang đánh chiếm được vùng đất Phan Rang trở ra đến Phú Yên. Năm 1832 , Vua Minh Mạng thành lập tỉnh Khánh Hòa trên cơ sở trấn Bình Hòa. Sau đó, tỉnh Phú Khánh được chia thành hai tỉnh là Phú Yên và Khánh Hòa.
- Về vị trí địa lý: Khánh Hòa nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, có vị trí địa lý:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên;
+ Phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk;
+ Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận;
+ Phía Tây Nam giáp tỉnh Lâm Đồng;
+ Phía Đông giáp Biển Đông;
- Địa hình: Khánh Hòa là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích Khánh Hòa là núi non, miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km², chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh. Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển. Do đó để đi suốt dọc tỉnh phải đi qua rất nhiều đèo như đèo Cả, đèo Cổ Mã, đèo Chín Cụm, đèo Bánh Ít, đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì
+ Vùng núi và bán sơn địa Khánh Hòa là một tỉnh có địa hình tương đối cao ở Việt Nam, độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 60 m. Núi ở Khánh Hòa tuy hiếm những đỉnh cao chót vót, phần lớn chỉ trên dưới một ngàn mét nhưng gắn với dãy Trường Sơn, lại là phần cuối phía cực Nam nên địa hình núi khá đa dạng. Phía Bắc và Tây Bắc tỉnh có vùng núi cao thuộc dãy Vọng Phu cao hơn 1000m.
+ Đồng bằng: Đồng bằng ở Khánh Hòa nhỏ hẹp, bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ra biển. Chẳng những thế, địa hình rừng núi của tỉnh không thuận lợi cho quá trình lắng đọng phù sa, nên nhìn chung Khánh Hòa không phải là nơi thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
+ Bờ biển và biển ven bờ: Không những có đường bờ biển dài nhất, Khánh Hòa còn là một trong những tỉnh có đường bờ biển đẹp của Việt Nam. Đường bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh. Khánh Hòa có sáu đầm và vịnh lớn, đó là Đại Lãnh, vịnh Vân Phong, Hòn Khói, đầm Nha Phu, vịnh Nha Trang (Cù Huân) và vịnh Cam Ranh.
+ Địa hình vùng thềm lục địa phản ánh sự tiếp nối của cấu trúc địa hình trên đất liền. Xen giữa các đái đảo nổi, đảo ngầm là những vùng trũng tương đối bằng phẳng gọi là các đồng bằng biển, đó chính là đáy các vũng, vịnh như vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh. Ngoài các đảo đá ven bờ, Khánh Hoà còn có các đảo san hô ở huyện đảo Trường Sa.
- Tỉnh Khánh Hòa có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 6 huyện với 139 đơn vị hành chính cấp xã.
- Khánh Hòa là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh và vững của Việt Nam.
- Dân số Khánh Hòa hiện nay phân bố không đều. Dân cư tập trung đông nhất ở thành phố Nha Trang (chiếm 1/3 dân số toàn tỉnh), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh.
2. Điều kiện được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Theo quy định tại Điều 63 Luật sở hữu trí tuệ 2005, để được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cần đáp ứng được các điều kiện:
- Có tính mới: Theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật sở hữu trí tuệ 2005, dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
- Có tính sáng tạo: Theo quy định của pháp luật, kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp nếu như đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
- Có khả năng áp dụng công nghiệp: kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu như có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
3. Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Khánh Hòa
Cơ quan thực hiện thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp là Cục sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp được thực hiện theo các trình tự sau:
Bước 1: Nộp đơn đăng ký cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công
- Hình thức nộp đơn:
+ Hình thức nộp đơn giấy: Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể: Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ; Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh; Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng
Nếu người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó photo Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.
- Nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
- Tài liệu cần nộp:
+ 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đánh máy theo mẫu theo quy định của pháp luật;
+ 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp đáp ứng các yêu cầu về: Tên kiểu dáng công nghiệp; Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp; Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất; Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ; Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp; Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp];
+ 04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp;
+ Chứng từ nộp phí, lệ phí;
+ Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
+ Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
+ Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Bước 2: Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Đăng bạ và cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp nếu đáp ứng được đủ các điều kiện pháp luật quy định hoặc từ chối cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp khi không đáp ứng được yêu cầu theo quy định của pháp luật. Người nộp đơn có quyền khiếu nại khi cho rằng quyết định từ chối không đúng căn cứ pháp luật.
- Phí, lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp
+ Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ;
+ Phí phân loại kiểu dáng công nghiệp: 100.000/01 phân loại;
+ Phí thẩm định đơn: 700.000VNĐ/01 đối tượng;
+ Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;
+ Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/01 hình;
+ Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 480.000VNĐ/01 đối tượng;
+ Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên.
Đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần được phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp, nếu người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân loại, người nộp đơn nộp phí phân loại theo quy định.
Để hiểu rõ hơn một số nội dung pháp lý trên, tham khảo: Sự phù hợp của kiểu dáng công nghiệp là gì?
Mọi thắc mắc liên quan đến thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp liên hệ đầu số tổng đài 19006162 hoặc địa chỉ email lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp chi tiết.
Trân trọng!