Mục lục bài viết
- 1. Người lao động cần làm gì để được hưởng tai nạn lao động?
- 1.1 Như thế nào thì mới được coi là tai nạn lao động ?
- 1.2. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động gồm những gì?
- 2. Thủ tục, hồ sơ, chứng từ liên quan tới tai nạn lao động?
- 2.1 Trách nhiệm công ty trong việc hỗ trợ người bị tai nạn lao động
- 2.2 Quy định về tiền bảo hiểm chi trả cho tai nạn lao động
- 2.3 Làm giấy thương tật sau khi bị tai nạn lao động như thế nào?
- 3. Thủ tục giám định y khoa để hưởng chế độ tai nạn lao động?
- 3.1. Đối tượng được giám định thương tật
- 3.2. Hồ sơ giám định lần đầu cần những gì ?
1. Người lao động cần làm gì để được hưởng tai nạn lao động?
Trả lời:
1.1 Như thế nào thì mới được coi là tai nạn lao động ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động thời giờ làm việc nghỉ ngơi và Thông tư 56/2017/TT-BYT hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế có quy định cụ thể như sau:
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.
Tai nạn lao động được phân loại như sau: Tai nạn lao động chết người; Tai nạn lao động nặng; Tai nạn lao động nhẹ.
Sự cố nghiêm trọng là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động (không bao gồm tai nạn lao động) gây thiệt hại lớn về tài sản của người lao động, người sử dụng lao động. Xem chi tiết: Tai nạn lao động là gì? Cách phân loại tai nạn lao động?
1.2. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động gồm những gì?
Tại điều 57 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 có quy định cụ thể như sau:
Điều 57. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợpnội trú.
3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Như vậy, bạn cần chuẩn bị hồ sơ như đã nêu ở Điều 57 đã nêu ở trên để làm thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động theo đúng quy định của Pháp Luật hiện hành. Tham khảo nội dung: Mức bồi thường tai nạn lao động là bao nhiêu?
2. Thủ tục, hồ sơ, chứng từ liên quan tới tai nạn lao động?
1. Tiền hỗ trợ từ công ty chủ quản: Bố em có làm đơn "viết tay" gửi tới công đoàn công ty để xin nhận được phần chi trả viện phí cũng như chi phí phát sinh trong quá trình thăm, khám, chữa bệnh. Vậy nếu công ty không đồng ý chi trả cũng như hỗ trợ thì nhà em nên làm gì ạ? (công ty có xác nhận là bị tai nạn trong quá trình làm việc)
2. Tiền bảo hiểm chi trả cho tai nạn lao động: Bố em cũng như gia đình đang tìm hiểu xem quá trình làm "đơn" và các hồ sơ liên quan. Vậy cái "mẫu đơn" có quy định gì không ạ, em cần chuẩn bị những hồ sơ, hay giấy tờ gì để được hưởng tiền bảo hiểm
3. Làm giấy thương tật: Khí làm giấy, hồ sơ chứng nhận thương tật phải cần những loại hồ sơ như thế nào ạ, Do em đã từng hỏi nhưng người ta nói là cần 1 khoản tiền để xác nhận hồ sơ?
Cảm ơn luật sư!
>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động, gọi: 1900.6162
Trả lời:
2.1 Trách nhiệm công ty trong việc hỗ trợ người bị tai nạn lao động
Căn cứ theo Điều 38, Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định trách nhiệm của công ty khi bố bạn bị tai nạn lao động như sau:
Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;.....
Như vậy, nếu công ty không đồng ý chi trả cũng như hỗ trợ thì nhà bạn cần làm đơn yêu cầu công ty giải quyết, trong trường hợp công ty không giải quyết thì bố bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án cấp huyện nơi công ty có trụ sở để yêu cầu được giải quyết. Vì trường hợp của bố bạn không cần phải qua thủ tục hòa giải viên.
2.2 Quy định về tiền bảo hiểm chi trả cho tai nạn lao động
Căn cứ Điều 104 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động:
“1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.
3. Giấy ra viện sau khi đã điều trị tai nạn lao động.
4. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
5. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động“.
Căn cứ Điều 14 Quyết định số 01/2014/QĐ-BHXH ngày 03/01/2014 về hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động được hướng dẫn cụ thể như sau:
“1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2.Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động (mẫu số 05A-HSB).
3. Biên bản điều tra tai nạn lao động theo quy định.
4. Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) sau khi đã điều trị thương tật tai nạn lao động ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc giấy tờ khám, điều trị thương tật ban đầu đối với trường hợp điều trị ngoại trú.
5. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
6. Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm một trong các giấy tờ sau:
6.1. Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông (bản sao).
6.2. Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội (bản sao)”.
=> Như vậy, trường hợp của bạn, hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao độn thì bạn cần chuẩn bị những giấy tờ theo quy định tại Điều 104 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 ngày 31 tháng 01 năm 2019.
Ngoài ra, thời hạn giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì căn cứ Điều 106 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“1. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 104 và Điều 105 của Luật này.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do“.
Sau khi điều trị ổn định, bố bạn có thể yêu cầu công ty cấp giấy giới thiệu đi giám định suy giảm khả năng lao động. Sau khi có kết quả giám định bạn vui lòng nộp đầy đủ hồ sơ lên cho người sử dụng lao động. Trong thời hạn 15 ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động.
2.3 Làm giấy thương tật sau khi bị tai nạn lao động như thế nào?
Bố bạn sẽ được giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
Điều 45. Giám định mức suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;
b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.....
Vậy, sau khi điều trị ổn định, bố bạn có thể làm thủ tục giám định mức suy giảm khả năng lao động để xem xét xin hưởng chế độ tai nạn lao động nếu đủ điều kiện theo quy định trên.
Hồ sơ, thủ tục giám định lần đầu được hướng dẫn quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT như sau:
Hồ sơ giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động:
+ Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định hiện hành. Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm bản sao Biên bản tai nạn giao thông;
+ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo quy định của Bộ Y tế (bản sao) .
+ Giấy ra viện theo quy định của Bộ Y tế (bản sao). Trường hợp người lao động không nằm điều trị nội trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật do tai nạn lao động.
Khi đến giám định, người lao động phải xuất trình bản gốc những giấy tờ trên để Hội đồng GĐYK đối chiếu.“
Thủ tục giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động:
Người lao động và người sử dụng lao động cùng có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ, chuyển hồ sơ đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp trung ương. Sau khi tiếp nhận hồ sơ giám định y khoa:
- Nếu hồ sơ giám định không hợp lệ, trong thời gian 15 ngày làm việc, Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh hoặc cấp trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết.
- Nếu hồ sơ giám định hợp lệ, trong thời gian 30 ngày, Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh hoặc cấp trung ương có trách nhiệm tiến hành khám giám định cho người lao động.
Như vậy, thủ tục hồ sơ giám định y khoa chỉ yêu cầu Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp, Giấy ra viện do cơ sở y tế cấp. Trường hợp không điều trị nội trú, không có giấy ra viện thì mới phải sử dụng sổ khám chữa bệnh. Do đó, yêu cầu của công ty là không phù hợp. Và để đảm bảo quyền lợi của mình, bố bạn có thể khiếu nại lên Giám đốc công ty, Công đoàn hoặc Phòng lao động – thương binh và xã hội.
>> Xem thêm nội dung: Cách tính chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định mới nhất
3. Thủ tục giám định y khoa để hưởng chế độ tai nạn lao động?
>> Luật sư tư vấn lao động trực tuyến, gọi:1900.6162
Trả lời:
Việc giám định thương tật do tai nạn lao động trong trường hợp của vợ bạn được thực hiện như sau:
Hồ sơ và quy trình giám định thương tật do tai nạn lao động.
3.1. Đối tượng được giám định thương tật
Người lao động bị tai nạn trong các trường hợp được xác định là tai nạn lao động, hoặc người bị tai nạn lao động hưởng trợ cấp 1 lần (bao gồm người đang làm việc; người đã nghỉ việc) và người bị tai nạn lao động hưởng trợ cấp hàng tháng khi vết thương cũ tái phát.
3.2. Hồ sơ giám định lần đầu cần những gì ?
Hồ sơ giám định lần đầu, bao gồm:
- Biên bản điều tai nạn lao động (theo mẫu) quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT. Trường hợp bị tai nạn giao thông được coi là tai nạn lao động phải có thêm biên bản tai nạn giao thông (bản sao). Nếu nơi xảy ra tai nạn không có điều kiện lập được biên bản thì phải có giấy xác nhận của chính quyền cơ sở, tại nơi xảy ra tai nạn hoặc xác nhận của cơ quan cảnh sát giao thông.
- Giấy chứng nhận bị tổn thương do tai nạn lao động do bệnh viện đã cấp cứu điều trị vết thương cấp (Giám đốc hoặc Phó giám đốc bệnh viện ký tên đóng dấu) theo quy định của Bộ Y tế.
- Giấy xuất viện do bệnh viện nơi điều trị cấp;
Như vậy, công ty bạn cần lập hồ sơ giới thiệu bạn ra Hội đồng y khoa để giám định mức suy giảm khả năng lao động. Kết quả giám định ở cơ quan này mới là căn cứ hưởng bảo hiểm tai nạn lao động. Cùng với văn bản giám định của hội đồng y khoa, bạn sẽ chuẩn bị những tài liệu nêu trên và nộp cho đơn vị bảo hiểm xã hội. Tham khảo bài viết liên quan: Bị tai nạn lao động thì được hưởng bảo hiểm xã hội thế nào?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong sớm nhận được yêu cầu tư vấn từ quý khách hàng!