1. Chế độ bảo hiểm xã hội khi bị tai nạn lao động?

Thưa luật sư, bên em có trường hợp nhân viên khi đi làm đã bị người khác đụng xe từ phía sau đến và chị nhân viên đó đã bị gãy ngón chân út. Tuy nhiên, khi đến công an giao thông để làm biên bản điều tra tai nạn lao động thì bên công an giao thông chỉ chấp nhận xác nhận là người lao động chạy xe vì đường trơn quá nên bị té và bị gãy ngón chân.

Em muốn luật sư tư vấn giúp em đối với trường hợp này người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào? Vì giám định của hội y khoa nếu từ 5% trở lên thì mới được chi trả tiền lại cho người lao động. Trong khi phí giám định y khoa từ 1.300.000 đồng đến 1.700.000 đồng thì phí quá cao. Em sợ người lao động không được chi trả. Bên công ty em có phải chi trả tiền lương cho người lao động trong thời gian người lao động nghỉ việc hay không? (người lao động ký HĐLĐ không xác định thời hạn) ?

Em rất mong luật sư tư vấn giúp em.

Em xin cảm ơn!

Người gửi: phuonghong...@gmail.com

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động 1900.6162

 

Trả lời

Được xác định là tai nạn lao động khi đáp ứng được các điều kiện:

- Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc (khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động (NSDLĐ);

- Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc (trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý);

- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.

Khi người lao động bị tai nạn lao động thì họ được hưởng các quyền lợi như sau:

Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;
6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;
8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;
10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
11. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 3, 4 và 5 Điều này.

Ngoài ra theo Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 thì để được BHXH chi trả chế độ tai nạn lao động phải đáp ứng điều kiện:

"Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này."

 

2. Trong thời gian người lao động điều trị tai nạn lao động thì tiền bảo hiểm xã hội ai đóng?

Thưa Luật sư. Luật sư cho em hỏi trong thời gian người bị tai nạn lao động nghỉ điều trị thì tiền đóng bảo hiểm xã hội do ai đóng? Người sử dụng lao động và người lao động, người sử dụng lao động hay bảo hiểm xã hội hỗ trợ?
Em cảm ơn!
Youtube video

Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua điện thoại gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Căn cứ khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy định như sau:

"4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH."

Như vậy, nếu người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong thời gian nghỉ điều trị thì người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh đó, theo Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có thể khẳng định:

Trong thời gian người lao động điều trị, người lao động vẫn được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động do đó, người lao động và người sử dụng lao động vẫn tiến hành đóng bảo hiểm xã hội như bình thường theo như tỷ lệ trước nay phải đóng theo quy định (người lao động đóng 10,5% còn người sử dụng lao động 21,5 %).

 

3. Giải quyết về chế độ bảo hiểm xã hội cho người bị tai nạn lao động lần hai?

Kính thưa luật sư, em có một số thắc mắc muốn được các luật sư tư vấn: Trường hợp thứ nhất: lao động này vài năm về trước bị tai nạn lao động (TNLĐ) và được bảo hiểm giải quyết chế độ Tai nạn lao động. Đến nay đi làm thì lại bị tai nạn lao động thêm một lần nữa? Vậy trường hợp này Bảo hiểm sẽ giải quyết như thế nào ạ?
Trường hợp 2: trước kia người này bị tai nạn lao động và đã được giải quyết chế độ tai nạn lao động. Đến nay vết thương cũ tái phát và nặng hơn trước vậy phải giải quyết như thế nào?
Xin các luật sư trả lời giúp em. Em xin chân thành cảm ơn!

>> ​Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Trường hợp 1: Căn cứ Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động thì người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn, và thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

- Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015.

Như vậy, lao động này vài năm về trước bị tai nạn lao động (TNLĐ) và được Bảo hiểm giải quyết chế độ TNLĐ. Đến nay đi làm thì lại bị TNLĐ thêm một lần nữa. Theo đó, trường hợp này người sử dụng lao động bồi thường từng lần đối với người lao động bị tai nạn lao động. Tai nạn lao động lần nào thì thực hiện bồi thường lần đó. Người sử dụng lao động không được cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó. do đó người lao này vấn được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.

Trường hợp thứ 2:

Theo khoản 1 Điều 47 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định về giám định mức suy giảm khả năng lao động thì:

"1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;

b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;

c) Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị."

Người sử dụng lao động bồi thường đối với người lao động bị tai nạn theo từng lần và theo nguyên tắc sau: lần thứ nhất thì căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động trong lần khám đầu. Từ lần thứ hai trở đi thì căn cứ vào mức suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề. Như vậy, người lao đông này được hưởng chế độ tai nạn lao động theo phần chênh lệch mức suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

 

4. Người lao động bị tai nạn lao động khi công ty chưa đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động?

Kính gửi công ty Luật Minh Khuê! Xin Công ty tư vấn cho tôi một việc như sau: Vào hồi 17h10 ngày 03/05/2016 trên đường đi làm về chị tôi bị xe ô tô của anh T gây tai nạn đa chấn thương trên tuyến đường từ công ty về nhà, dẫn đến tử vong. Khi đó, chị tôi đang làm việc cho Công ty và chưa được công ty đóng bảo hiểm xã hội. Tôi xin hỏi trong trường hợp này chị tôi có được nhận khoản bồi thường nào của Công ty không? Và nếu được thì mức bồi thường là bao nhiêu?
Mong sớm nhận được phản hồi từ phía công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Trong trường hợp chị bạn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà công ty chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì chị bạn sẽ được công ty trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Điều 38 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động và  Khoản 2 Điều 39 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:

"Điều 39. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động

2. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này."

Theo thông tin bạn cung cấp thì chị bạn bị tai nạn giao thông, đa chấn thương trên tuyến đường từ công ty về nhà dẫn đến tử vong. Theo điểm khoản 2 Điều 39 và điểm c khoản 1 Điều 45 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 thì trường hợp này chị bạn bị tai nạn trên tuyến đường về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Như vậy chị bạn sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động. Và cụ thể trong trường hợp do công ty chưa đóng BHXH cho chị bạn, nên chị bạn sẽ được công ty chi trả các chi phí theo Điều 42 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015:

"Điều 42. Sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 của Luật này; trả phí khám giám định đối với trường hợp người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 47 của Luật này mà kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2. Chi trợ cấp một lần, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ.

3. Chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.

4. Chi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

5. Chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

6. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc.

7. Chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

8. Chi đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng."

 

5. Trợ cấp tai nạn lao động và bảo hiểm xã hội?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Hiện nay, tôi đang làm việc cho một công ty có vốn đầu tư nước ngoài (Trung Quốc). Vào ngày 22/09/2014 tôi đã bị tai nạn lao động trong quá trình làm việc và được công ty đưa đi cấp cứu ở bệnh viện chỉnh hình Sài Gòn, và kết quả tôi bị mất hoàn toàn hai ngón tay III, IV, và ngón tay V bị dập nát và được bác sĩ khâu vá, đóng đinh lại.

Trước đó cụ thể (19/11/2009 - 14/07/2014) tôi đã làm việc tại công ty này, nhưng làm việc tại phân xưởng khác, rất được công ty trọng dụng và công việc của tôi rất trôi chảy, nhưng tháng 7 và 8 gia đình có việc khẩn cấp nên tôi không thể làm tiếp, đến 14/07/2014 tôi đã làm đơn xin nghỉ việc và đã được công ty chấp thuận. Vào cuối tháng 8 ( 28/08/2014) tôi được công ty mời vào làm việc lại với công việc cũ, nhưng phân xưởng mới, và là nhân viên mới, chưa chính thức ký hợp đồng lại và chưa đóng bảo hiểm xã hội trở lại. Vào ngày 22/09/2014 tôi bị tai nạn lao động như trên (hiện tại đang điều trị và chưa giảm định phần trăm thương tật).

Thưa luật sư với trường hợp của tôi được hưởng trợ cấp tai nạn lao động như thế nào? Và đối với bảo xã hội em đóng trước đó ra sao?

Tôi rất mong được sự tư vấn và giúp đỡ của luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: N.G.

>> Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi số: 1900.6162

 

Trả lời:

Căn cứ theo quy định Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 thì tai nạn lao động xảy ra trong giờ làm việc và tại nơi làm việc bao gồm: Tai nạn xảy ra trong lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ được phân công; tai nạn trong thời gian ngừng việc giữa giờ do nhu cầu sinh hoạt đã được chế độ, nội quy quy định như vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh; tai nạn trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, trong thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc; bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động mà các công việc đó gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động được phân công; bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường mà hằng ngày, người lao động vẫn.

Trường hợp của bạn là tai nạn lao động xảy gắn liền với việc thực hiện công việc trong thời gian làm việc ngày vào ngày 22/09/2014. Từ 19/11/ 2009 - 14/07/2014 bạn đã làm việc cho công ty cũng như tham gia đầy đủ chế độ bảo hiểm bắt buộc theo quy định của luật bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, sau đó đến 14/07/2014 bạn nghỉ việc và chấm dứt việc đóng bảo hiểm xã hội. Đến ngày 28/08/2014 bạn tiếp tục làm việc cho công ty nhưng chưa ký kết hợp đồng cũng như chưa được công ty đóng bảo hiểm xã hội cho mình.

Việc công ty bạn không giao kết hợp đồng lao động cũng như chưa tham gia bảo hiểm bắt buộc cho người lao động còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính