Mục lục bài viết
- 1. Mức bồi thường tai nạn lao động là bao nhiêu?
- 2. Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm đóng bảo hiểm và bồi thường tai nạn lao động ?
- 3. Bên nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động khi cho thuê lại lao động?
- 4. Tư vấn bồi thường tai nạn lao động ?
- 5. Tư vấn khởi kiện đòi bồi thường tai nạn lao động ?
1. Mức bồi thường tai nạn lao động là bao nhiêu?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Theo thông tin mà bạn cung cấp thì em trai bạn bị tai nạn lao động. Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 45/2013/NĐ-CP : Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao độngthì tai nạn lao động là:
Điều 12. Tai nạn lao động và sự cố nghiêm trọng
1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.
2. Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.
3. Tai nạn lao động được phân loại như sau:
a) Tai nạn lao động chết người;
b) Tai nạn lao động nặng;
c) Tai nạn lao động nhẹ.
4. Sự cố nghiêm trọng là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động (không bao gồm tai nạn lao động) gây thiệt hại lớn về tài sản của người lao động, người sử dụng lao động.
Như vậy khi xác định em trai bạn bị tai nạn lao động thì công ty có trách nhiệm theo Điều 38 Bộ luật lao động 2019 hướng dẫn tại Điều 5 NGhị định 45/2013/NĐ-CP như sau:
Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;
6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;
8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;
10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
11. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 3, 4 và 5 Điều này.
Thông tin bạn cung cấp không rõ em trai bạn bị suy giảm khả năng lao động bao nhiêu phần trăm và lỗi do em trai bạn hay người sử dụng lao động nên chúng tôi chưa thể đưa ra cho bạn mức bồi thường cụ thể. Chúng tôi trích dẫn quy định của pháp luật có liên quan để bạn tham khảo:
Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Tai nạn lao động thì được hưởng chế độ như thế nào ?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
2. Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm đóng bảo hiểm và bồi thường tai nạn lao động ?
Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
- Trong trường hợp công ty bạn được cấp Giấy phép cho thuê lại lao động và công ty bạn thực hiện cho văn phòng đó cho thuê lại lao động thì trách nhiệm như sau:
+ Khi tai nạn lao động xảy ra ai là người chịu trách nhiệm ?
"Điều 24. Các trường hợp không được cho thuê lại lao động
1. Doanh nghiệp đang xảy ra tranh chấp lao động, đình công hoặc để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động.
2. Doanh nghiệp cho thuê không thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với bên thuê lại lao động.".
Như vậy, trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động sẽ do doanh nghiệp cho thuê lại lao động với bên thuê lại lao động thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì không được cho thuê lại lao động.
+ Ai đóng bảo bảo hiểm cho người lao động ?
Điều 56 Bộ luật lao động năm 2019 quy định rõ trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Điều 56. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 6 của Bộ luật này, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động;
2. Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động;
3. Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động;
4. Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;
5. Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
6. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.
- Trong trường hợp bên bạn chỉ cung ứng dịch vụ đó cho văn phòng thì trách nhiệm đóng bảo hiểm cũng như chịu trách nhiệm tai nạn lao động thuộc về phía công ty bạn vì công ty mới là bên tồn tại hợp đồng lao động với nhân viên đó, còn văn phòng cần dọn vệ sinh thì không.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Hồ sơ hưởng tai nạn lao động do bị tai nạn giao thông?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./..
3. Bên nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động khi cho thuê lại lao động?
Trả lời:
Căn cứ Bộ luật lao động năm 2019 quy định về hợp đồng cho thuê lại lao động như sau:
Điều 55. Hợp đồng cho thuê lại lao động
1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản và được làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Hợp đồng cho thuê lại lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Địa điểm làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại;
b) Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động thuê lại;
c) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
d) Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
đ) Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.
3. Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã ký với người lao động.
Mặt khác, căn cứ Khoản 2 Điều 24Nghị định 55/2013/NĐ-CP quy định về thuê lại lao động như sau:
Điều 24. Các trường hợp không được cho thuê lại lao động.......
2. Doanh nghiệp cho thuê không thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với bên thuê lại lao động.
Như vậy, dựa theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi, không biết hai bên doanh nghiệp A và B có phát sinh với nhau Hợp đồng cho thuê lại lao động với đầy đủ nội dung trên hay không, hay chỉ có thỏa thuận ban đầu như bạn nói trên. Nên chúng tôi phân tích thành 2 trường hợp:
TH 1: Nếu doanh nghiệp A có ngành nghề cho thuê lại lao động , có hợp đồng thuê lại lao động với doanh nghiệp B và trong hợp đồng có thỏa thuận với nhau về điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thì doanh nghiệp B sẽ phải chịu trách nhiệm về tai nạn lao động tại nơi làm việc.
TH 2: Nếu chỉ có thỏa thuận vấn đề trả lương cho NLĐ thì khi xảy ra quá trình lao động, NLĐ bị tai nạn lao động thì Doanh nghiệp A vẫn phải chịu trách nhiệm ở đây, vì doanh nghiệp A vẫn đứng ra tiến hành đóng BHXH cho NLĐ và NLĐ vẫn ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp A trừ khi hai bên có thỏa thuận với nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
>> Xem thêm nội dung liên quan: Thủ tục giải quyết tai nạn lao động và các quyền lợi mà người lao động được hưởng ?
4. Tư vấn bồi thường tai nạn lao động ?
Trong khi công ty chưa nộp bảo hiểm xã hội cho tôi. Ngày 29/4/2016 tôi đến công ty gặp giám đốc, ông ta chi trả tiền viện phí và đưa 1 triệu đồng bồi dưỡng và không nói gì thêm.Tôi đã yêu cầu ông ta giải quyết "trách nhiệm của công ty với người bị tai nạn lao động" theo luật lao động. Ông ta bảo sẽ trả lương từ ngày bị tai nạn lao động cho đến khi vết thương lành hẳn, và lúc đó ông ta mới trả. Và ông không chịu trách nhiệm gì nữa. Biết chắc là ông ta muốn trốn tránh trách nhiệm nên tôi đi về. Xin hỏi luật sư tôi có thể tự đi giám định y khoa thương tật ở tay và làm đơn khiếu nại công ty đó lên cơ quan có thẩm quyền hay đợi đến khi tay lành hẳn rồi mới đi.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến gọi: 1900.6162
Trả lời:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động được quy định tại Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động như sau:
Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;
6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;
8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;
10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
11. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 3, 4 và 5 Điều này.
Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này"
Theo đó công ty phải có trách nhiệm vói bạn như sau:
- Thứ nhất: thành toán toàn bộ phần chi phí cứu chữa cho bạn vì công ty đã không tham gia bảo hiểm cho bạn.
- Thứ hai: trả đủ tiền lương cho bạn trong thời bạn phải nghỉ việc để điều trị
- Thứ ba: bồi thường cho bạn các khoản sau: một khoản bằng với trợ cấp tai nạn lao động mà lẽ ra cơ quan bảo hiểm xã hội phải chi trả nếu công ty đóng bảo hiểm cho bạn. Và một khoản bồi thường khác phụ thuộc vào tỷ lệ thương tật của bạn và việc bạn có lỗi trong việc gây ra tai nạn lao động không.
Theo đó nếu công ty không thanh toán đủ cho bạn các khoản trên thì bạn hoàn toàn có thể đưa đơn yêu cầu hòa giải đến phòng lao động thương binh và xã hội để yêu cầu hoà giải. nếu công ty không chấp nhận hòa giải thì bạn có thể đưa đơn khởi kiện đến tòa án nhân dân huyện nơi công ty có trụ sở.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!
>> Tham khảo thêm nội dung: Quyền lợi được hưởng khi bị tai nạn lao động ?
5. Tư vấn khởi kiện đòi bồi thường tai nạn lao động ?
Khoảng 18h30 ngày 6/12/2014 âm lịch khi tôi lên tiến hành căng lại bạt để che lấp đi phần mái tôn anh tôi thợ sắt đã làm, trong quá trình tôi đang căng lại bạt thì xảy ra tai nạn bị điện ở bốt điện dật và tôi ngã ra sau đó người dân và anh A đưa đi cấp cứu , nằm viện điều trị và hiện nay tôi bị cắt mất 1 cánh tay. Anh A đã lo chi phi viên, các khoản điều trị xong và anh có tự đưa thêm tiền cho tôi là 7 triệu khi ra viện, cộng với 20 triệu khi tôi đi lắp tay giả là tôi hỏi hỗ trợ. Ngoài ra không hỗ trợ gì cho tôi thêm. Hiện nay vì mất một tay tôi chưa đi làm gì được.
Xin Luật sư cho tôi hướng giải quyết sự việc của tôi. Liệu tôi có thể kiện và đòi bồi thường không? Tôi làm thuê cho chỗ quen biết nên không có hợp đồng thuê mướn gì thưa quý luật sư.
Trân trọng cảm ơn.
Người gửi: T.P
Luật sư tư vấn luật lao động gọi số:1900.6162
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Khuê. Đối với trường hợp của bạn, tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:
Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hình thức hợp đồng lao động:
Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
Điều 15. Nguyê
Theo quy định trên thì hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng có thể giao kết bằng lời nói mà không nhất thiết phải giao kết bằng văn bản. Như vậy, đối với trường hợp của bạn nếu người sử dụng lao động thuê bạn làm một công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng thì dù không có hợp đồng lao động bằng văn bản để chứng minh nhưng đây vẫn được coi là hai bên đã giao kết hợp đồng lao động và hợp đồng lao động này được giao kết bằng lời nói và thực hiện bằng hành vi. Còn nếu người sử dụng lao động thuê bạn làm một công việc có thời hạn từ 3 tháng trở lên mà không ký hợp đồng lao động thì trường hợp này hành vi không ký hợp đồng của người sử dụng lao động là trái pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính.
Khoản 8 Điều 3 Luật an toàn vệ sinh lao động quy định về tai nạn lao động:
8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Vì bạn bị tai nạn trong quá trình lao động cho người sử dụng lao động nên đây được xác định là tai nạn lao động. Và bạn sẽ được hưởng các quyền lợi sau:
- Được người sử dụng lao động thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
- Được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
- Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
- Người lao động bị tai nạn lao động mà không do lỗi của người lao động thì được người sử dụng lao động bồi thường ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%; ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức trên.
Theo quy định trên người sử dụng lao động sẽ phải chi trả các khoản sau: chi phí điều trị; tiền lương theo hợp đồng; chi phí cho bồi thường thiệt hại. Như vậy, để biết người sử dụng lao động đã chi trả đúng và đủ các khoản chi phí trên cho bạn chưa thì bạn phải căn cứ vào các quy định trên của BLLĐ để xác định một cách chính xác nhất.
Trường hợp có tranh chấp về bồi thường thiệt hại thì bạn có thể thông qua hòa giải viên lao động (không bắt buộc) hoặc khởi kiện tại Tòa án để các cơ quan này giải quyết yêu cầu của bạn.
Trân trọng ./.
>> Xem thêm nội dung liên quan: Tai nạn lao động do lỗi của người lao động thì công ty có phải chịu trách nhiệm bồi thường ?
>> Tham khảo bài viết liên quan: Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động trong giờ làm việc ?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Pháp luật Lao động - Công ty luật Minh Khuê