Mục lục bài viết
1. Thủ tục thành lập công ty kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa)
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép thành lập công ty kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa):
Tùy theo các loại hình công ty, sẽ có các thành phần tài liệu hồ sơ khác nhau; nhưng về cơ bản những tài liệu dưới đây cần có:
- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ của công ty;
- Danh sách cổ đông/ thành viên sáng lập/ người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau:
+ Thẻ căn cước công dân/ Giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân;
+ Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản ủy quyền; Giấy tờ cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
+ Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định
- Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ; Chứng minh nhân dân của người đại diện nộp hồ sơ (nếu có)
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty
- Nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh thành phố nơi đặt trụ sở công ty.
- Hình thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch Đầu tư; hoặc qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
- Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; doanh nghiệp thông báo công khai trên cổng thông tin điện tử quốc gia theo trình tự thủ tục; trả phí theo quy định nội dung công bố. Bao gồm nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; thông tin về ngành nghề đăng ký kinh doanh đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bước 4: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo mã con dấu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp đăng ký con dấu phải thực hiện công bố mẫu dấu cùng với thông tin công ty. Mẫu dấu có thể thiết kế theo ý tưởng của doanh nghiệp nhưng đảm bảo có đủ mã số thuế; tên công ty trên con dấu.
Bước 5: Tiến hành đăng ký chữ ký số và đóng thuế
Công ty sau khi đi vào hoạt động sẽ cần đóng các loại thuế bao gồm: thuế môn bài; thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp. Để tiến hành đóng thuế trực tuyến thuận lợi để doanh nghiệp nên đăng ký chữ ký số online.
Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản với Sở Kế hoạch Đầu tư
Công ty cần thực hiện Đăng ký tài khoản ngân hàng để thực hiện các giao dịch về tài chính. Người đại diện công ty tới ngân hàng mang theo chứng minh nhân dân con dấu; giấy đăng ký doanh nghiệp để đăng ký số tài khoản ngân hàng vào số tài khoản cụ thể với sở kế hoạch đầu tư.
2. Công ty bảo vệ được trang bị những công cụ hỗ trợ gì?
Theo quy định chung thì lực lượng bảo vệ chỉ được trang bị 4 loại công cụ hỗ trợ. Đó chính là dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su; và găng tay bắt dao. Cần lưu ý đó là “lực lượng bảo vệ”, có nghĩa là những nhân viên bảo vệ thuần túy thì chỉ được trang bị những công cụ hỗ trợ vừa nêu.
Do khái niệm “lực lượng bảo vệ” là rất rộng, nên pháp luật mới quy định rõ ràng như vậy. Trên thực tế, một số bảo vệ được trang bị súng, bình xịt hơi cay, áo giáp.
Nếu đáp ứng được những yêu cầu quy định của pháp luật. Lực lượng bảo vệ được trang bị công cụ hỗ trợ mức tối đa, như sau:
- Súng bắn điện
- Súng bắn đạn nổ, cao su, hơi cay
- Đạn sử dụng cho các loại súng này;
- Phương tiện xịt hơi cay
- Dùi cui điện
- Roi sắt, (rùi cui kim loại)
- Dùi cui cao su
- Găng tay bắt dao
- Áo giáp
Bảo vệ có được trang bị công cụ hỗ trợ là súng không?
Pháp luật quy định một số đối tượng được trang bị súng. Cụ thể như sau:
- Lực lượng bảo vệ chuyên trách và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cơ quan nhà nước; công trình quan trọng về quốc phòng an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao; trên tàu hỏa; ngân hàng; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh vàng, đá quý, ngoại hối, tiền Việt Nam khi có phương án bảo vệ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Lưu ý: Muốn được trang bị súng thì phải đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cơ quan nhà nước; công trình quan trọng về quốc phòng an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao; trên tàu hỏa; ngân hàng; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất.
3. Những điều cần lưu ý khi quản lý, điều hành doanh nghiệp
Nắm vững cấu trúc thị trường:
Việc dự đoán được hành vi của khách hàng hay xu hướng vận hành của thị trường là điều thiết yếu. Việc nắm được các kiến thức về cấu trúc thị trường, quản trị chiến lược và quản trị thay đổi sẽ giúp công ty đưa ra các chiến lược phù hợp theo từng hoàn cảnh.
Quản trị tài chính:
Phần đông những người làm lãnh đạo, quản lý có năng lực nhìn vào một bức tranh toàn cảnh, nhưng lại không nắm rõ những kiến thức về tài chính như dòng tiền, biên lợi nhuận, cắt giảm chi phí,… Việc nắm được các kiến thức về quản trị tài chính lẫn kỹ năng ra quyết định, cấu trúc nguồn vốn và các phương pháp hiệu quả để tăng vốn sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đảm bảo và gia tăng nguồn vốn cho công ty.
Giám sát hoạt động:
Việc sử dụng một hệ thống các chỉ số thể hiện hiệu quả hoạt động của công ty là vô cùng quan trọng. Ở thời điểm hiện tại, khái niệm về chỉ số KPIs có lẽ đã dần trở nên quen thuộc với lãnh đạo và nhân viên các doanh nghiệp. Tuy nhiên, mấu chốt nằm ở chỗ làm sao để xây dựng KPIs khả thi và hiệu quả, tránh được các sai lầm không đáng và ra quyết định phù hợp.
Quy định và tuân thủ:
Do các thị trường giao dịch và công nghệ phát triển, luật và các quy định cũng được đổi mới và thay thế. Để tránh các rủi ro phải nộp phí do sai quy định hoặc những khả năng khác tệ hơn do không tuân thủ, các doanh nghiệp cần tìm sự trợ giúp từ bộ phận tư vấn luật.
Quản trị nhân lực:
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng trong quản trị kinh doanh. Nhà quản lý cần biết cách làm thế nào để tuyển mới và giữ chân những nhân viên tiềm năng, cũng như phát triển kỹ năng, quản lý hoạt động cho mỗi cá nhân. Ngoài ra, cần có những biện pháp để nâng cao tinh thần, khen thưởng cho những cá nhân có thành tích tốt.
Công nghệ:
Không thể đứng ngoài trong thời đại các công nghệ mới được cập nhật liên tục, công ty có thể tận dụng, nghiên cứu các phần mềm giúp hệ thống quy trình bớt thủ công và phức tạp, nâng cao hiệu quả và cải thiện tâm lý làm việc cho nhân viên. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có thể tạo dựng được sự hài lòng của khách hàng khi thiết lập được các ứng dụng giúp việc trải nghiệm dịch vụ thuận tiện, tiết kiệm thời gian khi nhịp độ cuộc sống ngày càng được đẩy nhanh.
Để tham khảo thêm thông tin về vấn đề này, quý khách hàng có thể tìm hiểu tại bài viết: Kinh doanh công cụ hỗ trợ có cần phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự không? của Luật Minh Khuê.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Thủ tục thành lập công ty kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa) mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!