Mục lục bài viết
1. Một số lưu ý quan trọng khi thành lập Công ty Logistics
1.1. Điều kiện thành lập Công ty Logistics
Dịch vụ logistics là một hoạt động thương mại theo đó thương nhân sẽ tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã ký hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
Một số dịch vụ logistics được cung cấp có thể kể đến như là dịch vụ xếp dỡ container (trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay); dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển; dịch vụ chuyển phát; dịch vụ đại lý vận tải hàng hoá; dịch vụ vận tải hàng không; dịch vụ vận tải đa phương thức....
Tuy nhiên, để có thể kinh doanh được một trong những dịch vụ logistics, thương nhân phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với loại dịch vụ đó. Theo đó nếu doanh nghiệp nếu kinh doanh ngành nghề yêu cầu điều kiện về vốn thì doanh nghiêp phải chú ý đáp ứng các điều kiện về vốn kinh doanh, nếu kinh doanh ngành nghề cần giấy phép thì phải tiến hành thủ tục xin giấy phép trước khi kinh doanh.
Bên cạnh đó nếu thương nhân tiến hành một phần hoăc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng internet, mang viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể thì còn phải tuân theo quy định về thương mại điện tử.
Ngoài ra, nếu nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics thì ngoài đáp ứng những điều kiện nêu trên, nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới đươc cung cấp dịch vụ logistics theo các điều kiện được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ logistics.
1.2. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp
Tuỳ thuộc vào điều kiện vốn góp, mục đích kinh doanh, nhu cầu kinh tế cũng như là dịch vụ logistics được chọn để kinh doanh mà quý khách có thể lựa chọn cho mình một trong 05 loại hình doanh nghiệp đã được pháp luật công nhận sau đây:
Thứ nhất là Công ty Trách nhiệm hữu hạn môt thành viên: Đây là loại hình phù hợp với những khách hàng có nhu cầu muốn kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, muốn tự bản thân làm chủ và khi đó, quý kách chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ công ty
Thứ hai là Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Nếu quý khách muốn mở công ty chung với bạn bè, người thân, người quen biết... để cùng hỗ trợ nhau kinh doanh thì Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là môt sự lựa chọn mà quý khách có thể tham khảo. Đối với loại hình công ty này, các thành viên sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty, ít gây rủi ro cho người góp vốn
Thứ ba là Công ty Cổ phần. Nếu quý khách có khả năng huy đông vốn nhiều thì Công ty Cổ phần là sự lựa chọn đáng cân nhắc. Khi đó vốn điều lê công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần trong công ty đươc gọi là cổ đông. Công ty quy định tối thiểu số cổ đông là 03 cổ đông và không có sư giới hạn về thành viên góp vốn.
Thứ tư là Công ty hợp danh - một loại hình công ty dễ chiếm được sự tin cậy cho các đối tác kinh doanh. Bởi lẽ do đặc điểm nổi trội của công ty hợp danh là được lập nên bởi ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung, chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty
Thứ năm là Doanh nghiệp tư nhân. Loại hình doanh nghiệp này sẽ thích hợp với những cá nhân muốn tự làm chủ, muốn có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên thì doanh nghiệp tư nhân lại không có tư cách pháp nhân, đó là một sự nhận biết rõ rệt giúp quý khách phân biệt được loại hình doanh nghiệp tư nhân với Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
1.3. Lựa chọn tên công ty và địa chỉ đặt trụ sở chính
Về đặt tên công ty kinh doanh dịch vụ logistics, quý khách cần phải đặc biệt chú ý tuân theo đúng quy tắc: Loại hình doanh nghiệp + tên riêng. Tên công ty không được trùng lặp với tên của các công ty khác đã đăng ký trước đó trong phạm vi toàn quốc. Đồng thời không được vi phạm những nguyên tắc đặt tên mà pháp luật quy định
Về trụ sở chính của Công ty, quý khách hàng cần lưu ý ghi rõ ràng địa chỉ của công ty bao gồm: số nhà, tên đường/ thôn/ xóm/ ấp, xã/ phường/ thị trấn, quận/ huyện/ thị xã/ thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương. Địa chỉ chính của công ty không được đặt tại chung cư có chức năng để ở (thông thường từ tầng 3 trở lên).
Tuy nhiên đối với một số chung cư, trung tâm thương mại thì chủ đầu tư có quyền xin chức năng kinh doanh, thương mại, dịch vụ cho những tầng trệt, tầng 1, tầng 2.... thì có thể thành lập công ty tại những địa điểm này. Luật Minh Khuê xin lưu ý đến khách hàng, môt địa chỉ có thể đăng ký được trụ sở công ty chính cho nhiều công ty, nên để tránh sự nhầm lẫn, khách hàng nên ghi rõ ràng địa chỉ công ty của mình.
2. Trình tự, thủ tục thành lập Công ty Logistics
Căn cứ Luật Doanh nghiệp năm 2020, Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT thì để có thể sở hữu cho mình một công ty Logistics, quý khách cần phải tiến hành các bước thành lập sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp: Mẫu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp do Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành và được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Người nộp đơn cần tìm đúng đơn phù hợp với loại hình doanh nghiệp muốn thành lập theo Phụ lục của Thông tư 01, tránh sai sót về mặt nội dung và hình thức sẽ dẫn đến việc bị trả lại hồ sơ
- Điều lệ Công ty: Đây là văn bản ghi lại những nội dung cam kết chung, được sự đồng thuận của tất cả thành viên trong công ty về các vấn đè như cơ cấu tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh, vốn, quyền và nghĩa vụ của các thành viên.... Điều lệ công ty đươc xây dựng từ khi công ty mới thành lập và được sửa đổi thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động của công ty để phù hợp với tình hình và phương hướng phát triển của công ty
- Danh sách thành viên
- Bản sao chứng thực cá nhân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoăc hộ chiếu của người thành lập doanh nghiệp, những thành viên lập lên công ty, cũng như người đại diện theo pháp luật
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài
- Chứng chỉ hành nghề đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện
- Giấy tờ uỷ quyền (nếu có)
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi hoàn tất hồ sơ, quý khách nộp 01 bộ hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh theo hình thức trực tiếp hoặc hình thức bưu điện đến địa chỉ của Phòng. Hoặc để tiết kiệm thời gian thì quý khách có thể nộp hồ sơ online thông qua Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Địa chỉ website: http://dangkykinhdoanh.gov.vn
Bước 3: Nhận kết quả:
Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi đến quý khách giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Bước 4: Hoàn tất các thủ tục khi nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Ngay sau khi nhận được giấy chứng nhận từ Sở, quý khách cần phải tiếp tục tiến hành các thủ tục để công ty logistics của mình được đi vào vận hành. Các thủ tục đó bao gồm: khắc dấu, thông báo mẫu dấu doanh nghiệp.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Thủ tục thành lập Công ty Logistics như thế nào? do Công ty Luật Minh Khuê biên soạn và muốn gửi đến quý khách mang tính chất tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 19006162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trơ và giải đáp mọi thắc mắc. Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!