Mục lục bài viết

    Ở bệnh viện tuyến dưới, bác sĩ kết luận thai tôi ngoài tử cung có 2 biện pháp là mổ hoặc uống thuốc mà mổ thì tỷ lệ sinh con kém nên tôi chọn cách là chuyển đi bệnh viện Từ Dũ khám để uống thuốc. Đến khi tôi chọn đi bệnh viện Từ Dũ thì bệnh viện tuyến dưới giữ lại không cho tôi đi. Vì nhà xa trên đoạn đường từ nhà xuống bệnh viện Từ Dũ mất khoảng gần 4 tiếng đồng hồ nên cái thai trong bụng tôi đã sảy ra trước khi bước vào phòng khám của bệnh viện Từ Dũ. Vì vậy bác sĩ bệnh viện Từ Dũ khám thai theo siêu âm đầu dò và xét nghiệm máu cho ra kết quả (dương tính là HCG 220) là sảy thai sớm. Khi về cơ quan tôi cung cấp những giấy tờ để hưởng chế độ bảo hiểm thì bên BHXH huyện họ yêu cầu tôi phải có giấy nghỉ hưởng BHXH họ mới thanh toán cho tôi. Vì tôi đi bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện dịch vụ mà đi ngoại trú không nhập viện nên tôi không được cấp giấy nghỉ hưởng BHXH mà chỉ có những giấy xét nghiệm máu và siêu âm đầu dò kết luận là sảy thai sớm thôi nên bác sĩ không thể kết luận thai tôi bao nhiêu tuần tuổi và không cấp được giấy nghỉ hưởng BHXH nên rất khó cho tôi để được hưởng BHXH. Vậy tôi xin hỏi luật sư là trường hợp của tôi không có giấy nghỉ hưởng BHXH mà chỉ có những giấy tờ siêu âm xét nghiệm máu và những giấy tờ khác liên quan kết luận là sảy thai sớm thì tôi có được thanh toán chế độ BHXH khi bị sảy thai hay không? 

    Xin luật sư tư vấn giùm tôi. Cảm ơn luật sư.

    Câu hỏi được biên tập từ chuyện mục tư vấn luật lao động của công ty luật Minh Khuê.

    >> Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến, gọi: 1900.6162

     

    Trả lời:

    Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

    1. Cơ sở pháp lý:

    Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 của Quốc hội

    Công văn 1443/BHXH-CĐBHXH cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội

    2. Nội dung tư vấn:

    Hồ sơ hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 101 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

    "Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

    1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

    a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

    b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

    c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

    d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

    đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.

    2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.

    3. Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

    4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

    5. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập."

    Trường hợp của bạn, do bạn điều trị ngoại trú như vậy thì bạn phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật bảo hiểm xã hội 2014 để được hưởng chế độ thai sản. Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo mẫu C65-HD sẽ do các cơ sở y tế cấp cho người lao động. Tại Công văn 1443/BHXH-CĐBHXH quy định về vấn đề cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH như sau:

    "1. Trước đây, do một số bệnh việncó công văn đề nghị Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho giải quyết chế độ ốm đau đối vớitrường hợp người lao động được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH từ 4tuần trở xuống do điều trị một số bệnh phải chữa trị dài ngày như: những chấnthương nặng (bệnh cột sống phải nằm tuyệt đối lâu ngày, bệnh chi dưới đi lại khó khăn…) hoặc bệnh ung thư phải điều trị lâu dài; bệnh lao; liệt do di chứng tai biến; rong kinh kéo dài… Tuy nhiên, điều này không đúng hướng dẫn về việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường hợp điều trị ngoại trú của Thông tư liên tịch số 11/TTLT-BYT-BHXH ngày 22/6/1999 của Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

    Bảo hiểm xã hội TP.HCM đề nghị cáccơ sở y tế khi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (mẫu C65-HD) cho người lao động phải đúng theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 11/TTLT-BYT-BHXH ngày 22/6/1999. Cụ thể:

    - Đối với cơ sở khám chữa bệnhtuyến tỉnh, tuyến trung ương, bệnh viện trực thuộc Bộ, ngành, bệnh viện quân khu, quân đoàn cho nghỉ tối đa không quá 10 ngày;

    - Đối với trung tâm y tếquận/huyện, phòng khám đa khoa khu vực, bệnh xá các đơn vị lực lượng vũ trang,cơ sở khám chữa bệnh tư nhân được cho nghỉ tối đa không quá 7 ngày;

    - Bác sĩ, y sĩ, lương y công tác tại: trạm y tế xã, phường, thị trấn, đơn vị cho nghỉ tối đa không quá 5 ngày.

    - Tổng thời gian nghỉ điều trịngoại trú nhiều nhất là 27 ngày (không kể thời gian điều trị ngoại trú tại tuyến xã)."

    Như vậy thì trường hợp bạn đi ngoại trú tại bệnh viện Từ Dũ thì bạn sẽ được bệnh viện Từ Dũ cấp cho giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, đối với trường hợp của bạn sẽ cho nghỉ tối đa không quá 10 ngày như theo quy định tại Công văn 1443/BHXH-CĐBHXH. Sau khi bạn được bệnh viện Từ Dũ cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, bạn sẽ làm hồ sơ gửi lên cơ quan BHXH để được giải quyết hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

    "Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản

    1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

    Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

     2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

    3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:

    a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

    b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

    4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do."

    Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

    Rất mong nhận được sự hợp tác!

    Trân trọng./.             

    Bộ phậnTư vấn Pháp luật Lao động.