>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự về xác định lại dân tộc, gọi:1900.6162

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Dân sự 2015

Luật hộ tịch năm 2014

2. Luật sư tư vấn:

Khái niệm về dân tộc (cách hiểu về dân tộc):

Dân tộc (tộc người, ethnie) là hình thái đặc thù của một tập đoàn người, xuất hiện trong quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội, được phân biệt bởi 3 đặc trưng cơ bản là ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác về cộng đồng, mang tính bền vững qua hàng nghìn năm lịch sử; ví dụ: dân tộc (hay tộc người) Việt, dân tộc (hay tộc người) Tày, dân tộc (hay tộc người) Khơ Me... Hình thức và trình độ phát triển của tộc người phụ thuộc vào các thể chế xã hội ứng với các phương thức sản xuất.

Dân tộc (nation) - hình thái phát triển cao nhất của tộc người, xuất hiện trong xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa (hình thái của tộc người trong xã hội nguyên thủy là bộ lạc, trong xã hội nô lệ và xã hội phong kiến là bộ tộc). Dân tộc đặc trưng bởi sự cộng đồng bền vững và chặt chẽ hơn về kinh tế, ngôn ngữ, lãnh thổ, các đặc điểm về văn hóa và ý thức tự giác tộc người.

So với bộ tộc thời phong kiến, dân tộc trong thời kì phát triển tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa có lãnh thổ ổn định, tình trạng cát cứ bị xoá bỏ, có nền kinh tế hàng hóa phát triển, thị trường quốc gia hình thành thống nhất, các ngữ âm, thổ ngữ bị xoá bỏ, tiếng thủ đô được coi là chuẩn và ngày càng lan rộng ảnh hưởng, sự cách biệt về văn hóa giữa các vùng, miền và giữa các bộ phận của tộc người bị xóa bỏ phần lớn, ý thức về quốc gia được củng cố vững chắc.

Cộng đồng dân tộc thường được hình thành hoặc từ một bộ tộc phát triển lên; hoặc là kết quả của sự thống nhất hai hay nhiều bộ tộc có những đặc điểm chung về lịch sử - văn hóa.

Ngoài những nét giống nhau trên, giữa dân tộc tư bản chủ nghĩa và dân tộc xã hội chủ nghĩa có những nét khác biệt nhau, do đặc điểm của phương thức sản xuất và thể chế xã hội. Ở dân tộc tư bản chủ nghĩa, xã hội phân chia đối kháng giai cấp giữa tư sản và vô sản, Nhà nước là của giai cấp tư sản, bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản. Còn ở dân tộc xã hội chủ nghĩa, xã hội không còn đối kháng giai cấp, quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

3. Dân tộc (quốc gia dân tộc; ví dụ: dân tộc Việt Nam) là cộng đồng chính trị - xã hội, được hình thành do sự tập hợp của nhiều tộc người có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau cùng chung sống trên một lãnh thổ nhất định và được quản lí thống nhất bởi một nhà nước. Kết cấu của cộng đồng quốc gia dân tộc rất đa dạng, phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, hoàn cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội của từng nước. Một quốc gia dân tộc có tộc người đa số và các tộc người thiểu số. Có tộc người đã đạt đến trình độ dân tộc, song nhiều tộc người ở trình độ bộ tộc. Với cơ cấu tộc người như vậy, quan hệ giữa các tộc người rất đa dạng và phức tạp. Nhà nước phải ban hành chính sách dân tộc để duy trì sự ổn định và phát triển của các tộc người, sự ổn định và phát triển của đất nước. Cũng có trường hợp, một quốc gia chỉ gồm một tộc người (Triều Tiên).

(Nội dung trên được đưa ra bởi: Từ điển luật học xuất bản năm 2010)

Khái niệm dân tộc trong tiếng Việt có thể đề cập đến các nghĩa sau:

+ Dân tộc (cộng đồng): theo nghĩa rộng là cộng đồng người có chung nền văn hóa, nhóm sắc tộc, ngôn ngữ, nguồn gốc, lịch sử; đôi khi bao gồm nhiều nhóm sắc tộc. Dân tộc trong trường hợp quốc gia dân tộc còn được gọi là quốc dân.

+ Sắc tộc: chỉ nhóm xã hội được phân loại dựa trên nhiều nét chung như di sản văn hóa, nguồn gốc, lịch sử, ngôn ngữ hoặc phương ngữ.

Một số định nghĩa khác về dân tộc: 

Dân tộc có thể chỉ một cộng đồng người chia sẻ một ngôn ngữ, văn hóa, sắc tộc, nguồn gốc, hoặc lịch sử. Tuy nhiên, nó cũng có thể chỉ những người có chung lãnh thổ và chính quyền (ví dụ những người trong một quốc gia có chủ quyền) không kể nhóm sắc tộc.

Trong trường hợp gắn liền với một quốc gia dân tộc, dân tộc còn được gọi là quốc dân. "Dân tộc" mang nhiều nghĩa và phạm vi nghĩa của thuật ngữ thay đổi theo thời gian.

Hầu hết mọi dân tộc sống trong một lãnh thổ cụ thể gọi là quốc gia. Một số dân tộc khác lại sống chủ yếu ngoài tổ quốc của mình. Một quốc gia được công nhận là tổ quốc của một dân tộc cụ thể gọi là "nhà nước - dân tộc". Hầu hết các quốc gia hiện thời thuộc loại này mặc dù vẫn có những tranh chấp một cách thô bạo về tính hợp pháp của chúng. Ở các nước có tranh chấp lãnh thổ giữa các dân tộc thì quyền lợi thuộc về dân tộc nào sống ở đó đầu tiên. Đặc biệt ở những vùng người châu Âu định cư có lịch sử lâu đời, thuật ngữ "dân tộc đầu tiên" dùng cho những nhóm người có chung văn hóa cổ truyền, cùng tìm kiếm sự công nhận chính thức hay quyền tự chủ.

Khái niệm dân tộc, sắc tộc thường có nhiều cách sử dụng không thống nhất trên toàn thế giới:

Thường thì những thuật ngữ như dân tộc, nước, đất nước hay nhà nước được dùng như những từ đồng nghĩa. Ví dụ như: vùng đất chỉ có một chính phủ nắm quyền, hay dân cư trong vùng đó hoặc ngay chính chính phủ. Chúng còn có nghĩa khác là nhà nước do luật định hay nhà nước thực quyền. Trong tiếng Anh các thuật ngữ trên không có nghĩa chính xác mà thường được dùng uyển chuyển trong cách nói viết hàng ngày và cũng có thể giải nghĩa chúng một cách rộng hơn.

Khi xét chặt chẽ hơn thì các thuật ngữ "dân tộc", "sắc tộc" và "người dân" (chẳng hạn người dân Việt Nam) gọi là nhóm thuộc về con người. "Nước" là một vùng theo địa lý, còn "nhà nước" diễn đạt một thể chế cầm quyền và điều hành một cách hợp pháp. Điều rắc rối là hai tính từ "quốc gia" và "quốc tế" lại dùng cho thuật ngữ nhà nước, chẳng hạn từ "luật quốc tế" dùng trong quan hệ giữa các nhà nước hoặc giữa nhà nước và các cá nhân, các công dân.

Cách dùng các thuật ngữ trên cũng rất đa dạng ở từng nước. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland được công nhận ở tầm quốc tế là nhà nước độc lập, nghĩa là có một đất nước và dân cư mang quốc tịch Anh. Nhưng theo thông lệ nó được chia thành bốn nước gốc là Anh, Scotland, Wales và Bắc Ireland; ba nước trong số này không phải là nhà nước độc lập. Tình trạng này xét theo cách nào cũng gây ra tranh cãi, chẳng hạn nhiều phong trào ly khai của xứ Wales và Scotland bắt nguồn từ đấy đã ít nhiều công nhận Cornwall là một đất nước riêng biệt bên trong nước Anh. Cách dùng thuật ngữ "dân tộc" không chỉ gây nhập nhằng mà còn là chủ đề nhiều tranh cãi chính trị có thể gây ra bạo lực.

Thuật ngữ "dân tộc" thường dùng một cách ẩn dụ để chỉ những nhóm người có chung đặc điểm hay mối quan tâm.

(Nguồn: https://vi.wikipedia.org)

Quyền xác định lại dân tộc của cá nhân

Theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền xác định lại dân tộc:

1. Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình.

2...

3. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây:

a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;

b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.

4. Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó.

...

Như vậy, trong trường hợp này nếu bạn mang dân tộc Kinh và vợ bạn đang mang dân tộc Tày thì bạn có quyền xác định lại dân tộc của con theo dân tộc của người mẹ. Theo đó, khi bạn đã hoàn tất các thủ tục xác định lại dân tộc, bạn có quyền xác định lại dân tộc cho con của bạn.

Thẩm quyền xác định lại dân tộc

- Thẩm quyền xác định lại dân tộc được quy định tại Khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch 2014:

“Điều 46. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc

...

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.

Như vậy, để xác điịnh lại dân tộc cho con, bạn phải đến Ủy ban nhân dân huyện nơi đăng ký khai sinh cho con bạn trước đây và điền vào tờ khai theo mẫu để làm thủ tục xác định lại dân tộc cho con trên giấy khai sinh.

Thủ tục xác định lại dân tộc

- Thủ tục xác định lại dân tộc được quy định tại Điều 28 Luật hộ tịch 2014 như sau:

"Điều 28. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch

1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch."

Tham khảo bài viết liên quan:

Thẩm quyền cấp lại Giấy khai sinh bản chính, thay đổi dân tộc ?

Xác định lại dân tộc cho con trong giấy khai sinh?

Thủ tục thay đổi tên đệm trên giấy khai sinh và các giấy tờ khác ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê