Mục lục bài viết
Các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã kí kết tạo ra một khuôn khổ pháp lý quốc tế quan trọng cho sự hợp tác giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới đồng thời khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
1. Nghĩa vụ của Việt Nam khi tham gia Công ước
Khi tham gia Công ước CBD, Việt Nam cũng như các nước thành viên khác cam kết thực hiện Công ước với nguyên tắc cơ bản là: Các quốc gia, phù họp với Hiến chương Liên họp quốc và các nguyên tắc luật pháp quốc tế có toàn quyền khai thác các tài nguyên của họ theo các chính sách mà họ đề ra; và có trách nhiệm bảo đảm rằng các hoạt động trong phạm vi thẩm quyền hay kiểm soát của họ khồng làm phương hại đến môi trường cùa các quốc gia khác hoặc các khu vực không thuộc thẩm quyền quốc gia.
Công ước cũng xác định một cách cụ thể về phạm vi và nội dung bảo vệ đa dạng sinh học của các nước thành viên. Theo đó, các nước thành viên trên cơ sở phù hợp với khả năng và các điều kiện của mình sẽ:
+ Triển khai chiến lược, kế hoạch hoặc chương trình bảo vệ và sử dụng bền vững đa dạng sinh học hoặc điều chỉnh lại các chiến lược, kế hoạch hoặc chương trình hiện hành cho phù hợp với mục đích này sao cho chúng phản ánh được các biện pháp trình bày trong Công ước này thích hợp với từng bên.
+ Hợp nhất tối đa và thích đáng yêu cầu về bảo vệ và sử dụng bền vững đa dạng sinh học vào các kế hoạch, chương trình và chính sách ngành hoặc liên ngành phù hợp.
Đê triển khai các cam kết này, các nước thành viên sẽ:
- Thành lập hệ thống các khu bảo tồn hoặc các khu cần áp dụng các biện pháp đậc biệt để bảo vệ đa dạng sinh học.
- Ở những nơi cần thiết, xây dựng các nguyên tắc chỉ đạo việc lựa chọn, thành lập và quản lí các khu bảo tồn hoặc các khu cần áp dụng các biện pháp đậc biệt để bảo vệ đa dạng sinh học.
- Điều tiết và quản lí nhằm bảo đảm sự an toàn đa dạng sinh học dù chúng ở trong hay ngoài phạm vi của các khu bào tồn.
- Thúc đẩy các công việc bảo vệ hệ sinh thái, các môi trường sống tự nhiên và công việc duy trì một số lượng quần cư đủ để các loài có thể tự tồn tại trong môi trường tự nhiên.
- Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và lâu dài về mặt môi trường các khu vực liền kề với các khu bảo tồn nhằm bảo vệ tốt hơn các khu vực này.
- Khôi phục và phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái và xúc tiến khôi phục lại các loài đang bị đe doạ.
- Ngăn chặn việc đưa vào lưu hành, kiểm soát hoặc tiêu diệt triệt để các loài lạ đe doạ tới các hệ sinh thái, môi trường sông tự nhiên hoặc các loài.
- Hỗ trợ chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho sự tương hợp giữa sử dụng và bảo vệ đa dạng sinh học hiện tại và sử dụng bền vững các bộ phận hợp thành của đa dạng sinh học...
- Thực hiện các biện pháp phục hồi và khôi phục các loài đang bị đe doạ và tái nhập chúng trở lại vào môi trường sống tự nhiên của chúng theo các đỉều kiện thích hợp...
2. Về cơ cấu tổ chức thực thi CBD
Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, ngành và uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bước đầu đã được xác định:
- Bộ tài nguyên và môi trường là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện Công ước CBD, Công ước Ramsar ở Việt Nam; chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng khuôn khổ chính sách, pháp luật có liên quan và điều phối thực hiện Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học của Việt Nam.
- Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lí hệ thống rừng đậc dụng quốc gia, bảo vệ động vật hoang dã và là cơ quan đầu mối Công ưởc CITES của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc quản lí các nguồn lợi thuỷ sản, biển, các hệ sinh thái ven bờ và nước ngọt, phát triển hệ thống các khu bảo tôn biển của Việt Nam cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan này.
- Theo chức năng của mình, các bộ, ngành khác như kế hoạch - đầu tư, văn hoá - thông tin, khoa học - công nghệ, du lịch... chịu trách nhiệm về các công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu ttách nhiệm phối hợp các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn.
3. Tham gia Nghị định thư Catargena về an toàn sinh học
Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học - Nghị định thư đầu tiên đi kèm Công ước về đa dạng sinh học (CBD) có hiệu lực ngày 11/9/2003 và đã được 120 nước phê chuẩn. Mục đích cùa Nghị định thư này là để đóng góp vào việc chuyển giao, Xử lý và sử dụng an toàn các sinh vật sống bị biến đổi (LMO) khi đỉ qua các biên giới quốc tế - như các loại thực vật, động vật và vi khuẩn biến đổi gen (GMO). Nghị định thư về an toàn sinh học cũng nhằm mục đích ttánh những tác động bất lợi đến việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học mà không làm xáo trộn hoạt động buôn bán lương thực trên thế giới một cách không cần thiết.
Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học bắt buộc các nhà xuất khẩu phải cung cấp nhiều thông tin hơn nữa cho các nước nhập khẩu về sản phẩm GMO. Ngoài ra, các nước nhập khẩu có quyền phản đối hàng nhập khẩu hay đồ viện trợ là sản phẩm GMO nếu những sản phẩm này gây ảnh hưởng đến cây ttồng, truyền thống và văn hoá - xã hội ở nước nhập khẩu kể cả khi họ không có đủ bằng chứng khoa học.
Việt Nam kí văn bàn tham gia Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học vào ngày 20/01/2004 và Nghị định thư chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 20/4/2004.
4. Xây dựng kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam
Để thể hiện những cam kết và ttách nhiệm của mình, Nhà nước Việt Nam đã tiến hành xây dựng Kê hoạch hành động đa dạng sinh học (viết tắt tiếng Anh là BAP - Biodiversity Action Plan). BAP được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Kể từ khi ban hành đến nay, B AP là văn bản có tính pháp lý và là kim chỉ nam cho các hành động của Việt Nam trọng việc bảo vệ đa dạng sinh học ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương, của các ngành, các đoàn thể và mỗi người dân Việt Nam.
- Mục tiêu tổng quát: Các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, loài, nguồn gen nguy cấp, quý, hiểm được bảo tồn và sử dụng bền vững nhằm góp phần phát triển đất nước theo định hướng nền kinh tế xanh, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu
- Mục tiêu cụ thể:
1) Nâng cao chất lượng và tăng diện tích của các hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ, bảo đảm: Diện tích các khu bào tồn thiên nhiên trên cạn đạt 9% diện tích lãnh thổ, diện tích các khu bảo tồn biển đạt 0,24% diện tích vùng biển; độ che phủ rừng đạt 45%; rừng nguyên sinh được giữ ở mức 0,57 triệu ha và có kế hoạch bào vệ hiệu quả; diện tích rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô được duy tri ở mức hiện có; 15% diện tích hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị suy thoái được phục hồi; số lượng các khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam được quốc tế công nhận đạt: 10 khu Ramsar, 10 khu dự trữ sinh quyển, 10 vườn di sản ASEAN;
2) Cải thiện về chất lượng và sô lượng quần thể các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, bảo đảm: Không gia tăng sổ lượng loài bị tuyệt chủng, cải thiện đáng kể tình trạng một số loài nguy cấp, quý, hiếm, bị đe dọa tuyệt chủng; 3) Kiểm kê, lưu giữ và bảo tồn các nguồn gen (vật nuôi, cây trồng, vi sinh vật) bản địa, nguy cấp, quý, hiếm, bảo đảm các nguồn gen bản địa, quý, hiếm không bị suy giảm và xói mòn.
Thực hiện Luật Đa dạng sinh học và Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học, ngày 08/01/2014 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
5. Xây dựng hệ thống chính sách và luật pháp
Bên cạnh việc xây dựng, ban hành Kê hoạch hành động về đa dạng sinh học, một loạt các văn bản khác có liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học đã được nghiên cứu, xây dựng và ban hành. Cho đến nay đã có khoảng 100 văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học của Việt Nam. Hệ thống các văn bản này là cơ sở rất quan trọng về mặt pháp lý cho việc thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ đa dạng sinh học và thể hiện mối quan tâm của Chính phủ và các ngành chủ quản đến tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học.
Hệ thống các văn bản quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học đã được hình thành mà điển hình là sự ra đời của Luật đa dạng sinh học năm 2008.
Về vấn đề đảm bảo an toàn đa dạng sinh học, Việt Nam đã kịp thời có những văn bản pháp luật để đáp ứng yêu cầu bức xúc của công tác bảo đầm an toàn đa dạng sinh học, chẳng hạn: Chỉ thị số 07/NNBTV-CT ngày 9/3/1993 cấm nhập và lưu hành côn trùng lạ Tenehiro monitor làm thức ăn cho chim cảnh; Chỉ thị 12/1998/CT-BTS ngày 17/7/1998 của Bộ thuỷ sản về việc nhập khẩu cá hổ Pừana; Chỉ thị 528/TTg ngày 29/9/1994 về việc cấm nuôi và diệt trừ ốc bươu vàng. Các văn bản này đã đáp ứng được các nghĩa vụ quốc tế mà Công ước đa dạng sinh học đề ra tại khoản g Điều 8 và Nghị định thư Catargena.... Đặc biệt, ngày 21/6/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2010/NĐ-CP về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen.
Có thể nhận xét rằng các quy định yề đa dạng sinh học ở nước ta hiện nay vẫn còn bộc lộ hạn chế, nằm rải rác- ở nhiều văn bản khác nhau, hiệu quả thi hành không cao. Việc bảo vệ đa dạng sinh học bằng pháp luật chưa mang tính bao quát, toàn đỉện. Các quy định pháp luật cụ thể hoá về bảo vệ gen, bảo vệ quyền của tổ chức, cá nhân lai tạo giống vật nuôi mới, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với giống cây, con mới v.v. còn mờ nhạt.
Các quy định về lấy mẫu tài nguyên sinh học trong rừng còn chưa chặt chẽ. Luật bảo vệ và phát triển rừng mói chỉ quy định về lấy mẫu ở trong rừng đặc dụng mà chưa có các quy định đối với các loại rừng khác. Có tình ưạng nhiều khách tham quan, du lịch thu thập nhiều loại côn trùng mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam song các cơ quan áp dụng pháp luật lại thiếu cơ sở pháp lý để ràng buộc trách nhiệm đối với họ.
Tại Việt Nam, nhiều quy định pháp luật về tiếp cận nguồn gen, chia sẻ nguồn gen còn chưa chặt chẽ. Trên thực tế đang tồn tại nhiều loại hình sở hữu nguồn gen như sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước (đối với các nguồn gen nguyên sinh, tự nhiên hoặc nguồn gen do Nhà nước đầu tư, phát hiện), sở hữu của cộng đồng dân cư (đói với các nguồn gen được phát hiện từ tài nguyên sinh vật của rừng làng, rừng bản) và sở hữu tư nhân (đối với nguồn gen do cá nhân phát hiện). Điều cần thiết là phải làm rõ khía cạnh pháp lý của các nguồn gen, để xác định các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể sở hữu các nguồn gen nêu trên, từ đó thiết lập cơ chế chia sẻ lợi ích từ nguồn gen giữa các chủ thể, đặc biệt cần chú ý việc gắn liền các lợi ích của chủ thể với vấn đề quyền sở hữu trí tuệ. Cần thay thế, bổ sung một số quy định không còn tương thích trong pháp luật về bảo vệ rừng, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y, pháp luật về chuyển giao công nghệ ...
6. Các hoạt động triển khai khác
- Xây dựng, quản lí các khu bảo vệ:
Việc xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên là hình thức bảo tồn nguyên vị (in-situ). Đây là biện pháp bảo vệ tại chỗ tất cả các hệ sinh thái, các nơi sinh cư và các loài trong môi trường tự nhiên của chúng. Có thể nói đây là biện pháp hữu hiệu nhất bảo tồn tính đa dạng sinh học.
Để hoạt động quản lí khu bảo tồn thiên nhiên đi vào nề nếp và có định hướng, ngày 07/02/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 218/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược quản lí hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Cho đến nay, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống các khu bảo tồn phân bố đều trong cả nước, theo quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đến năm 2020 cả nước sẽ có 199 khu bảo tồn với tổng diện tích khoảng 2,9 triều ha, trong đó có 153 khu bảo tồn đang tôn tại và 46 khu bào tồn đề xuất thành lâp mói.
Một điều đáng lưu ý là thời gian gần đây, ngoài hệ thống khu rừng đậc dụng và bảo tồn thiên nhiên, đã có một số hình thức khu bào tồn khác đã được công nhận ở tầm quốc tế, đó là:
+ 2 khu di sản thiên nhiên thế giới: Khu vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và vhu Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình);
+ 8 khu dự trữ sinh quyển: cần Giờ (2000), Cát Tiên (Đông Nai, 2001), quần đảo Cát Bà (2004), đông bằng sông Hồng (2004), Kiên Giang (2006), khu Tây Nghệ An (2007), Cù Lao Chàm - Hội An (2009) và Mũi Cà Mau (2009).
+ 4 khu di sản thiên nhiên của khối ASEAN: Ba bể (Bắc Cạn), vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Chư Mom Rây (Kon Tum) và Kon Ka Kinh (Gia Lai).
+ 6 Khu Ramsar: Khu Xuân Thuỷ (Nam Định), Ba Bê (Bắc Kạn), Bàu sấu (Đồng Nai), Tràm Chim (Đồng Tháp), VQG Mũi Cà Mau (Cà Mau), Côn Đảo (Bà Rịa Vũng Tàu).
+ Các hình thức bảo tồn ngoại vi (ex-situ) đã bước đầu phát triển
Bảo tồn ngoại vi với các hình thức khác nhau đã bước đầu được phát triển như thành lập các vườn thực vật, vườn sưu tập tại các vườn quốc gia, các trung tâm nghiên cứu... Trung tâm cứu hộ động vật, Trung tâm cứu hộ linh trưởng và Trung tâm cứu hộ rùa đã được xây dựng và hoạt động tốt.
Ngoài ra, các nguồn gen, đặc biệt là các nguồn gen nông nghiệp như các loài cây có hạt, các loại cây sinh sản vô tính, cây ăn quả, vi sinh vật nông nghiệp đã được sưu tập và bào quản tại các cơ sở nghiên cứu trên cả nước.
+ Nâng cao nhận thức cộng đồng
Nhằm triển khai thực hiện Công ước về đa dạng sinh học, ngày 8/5/2002 Bộ trưởng Bộ khoa học, công nghệ và môi trường (nay là Bộ tài nguyên và môi trường) đã ban hành Quyết định số 26/2002/QĐ-BKHCNMT về việc phê duyệt "Chương trình nâng cao nhận thức đa dạng sinh học giai đoạn 2001- 2010". Để thực hiện Chương trình này, Thù tướng Chính phủ cũng đã giao nhiệm vụ cho Bộ tài nguyên và môi trường là đầu mối phối hợp với Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ thủy sản cũng như các bộ, ngành và địa phương liên quan, các tổ chức quần chúng cùng tổ chức thực hiện Chương trình nâng cao nhận thức đa dạng sinh học của Việt Nam theo từng thời kì nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra với các chỉ tiêu và kế hoạch cụ thể. Các hoạt động này được tiến hành thường xuyên, đặc biệt là vào thời gian kỉ niệm ngày đa dạng sinh học thế giới (22/5).
Bắt đầu từ năm 1994, Bộ khoa học, công nghệ và môi trường (nay là Bộ tài nguyên và môi trường) chủ trì lập Báo cáo hàng năm về hiện trạng môi trường để trình Quốc hội. Một trong những nội dung của báo cáo môi trường là đánh giá tình trạng đa dạng sinh học. Báo cáo này cung cấp các thông tin về diễn biến tình trạng môi trường nói chung, đa dạng sinh học nói riêng cho Quốc hội và các cấp lãnh đạo để qua đó Chính phủ có các quyết định và biện pháp cần thiết cho việc bảo vệ môi trường và tài nguyên đa dạng sinh học.
Ngoài ra, Sách đỏ Việt Nam đã được xuất bản và ngày càng hoàn thiện. Đây là các tài liệu quan trọng để nâng cao nhận thức và định hướng bảo vệ các loài động vật, thực vật có nguy cơ bị đe doạ của Việt Nam.
* Tăng cường tiềm lực, đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học: Xây dựng mạng lưới cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học nhằm thống nhất hệ thống thông tin dữ liệu đa dạng sinh học toàn quôc. Các trường đại học, viện nghiên cứu đã mở chương trình đào tạo đại học và sau đại học về bảo tồn và quàn lí bền vững đa dạng sinh học. 3 trung tâm đào tạo về đa dạng sinh học đã được thành lập và hoạt động tại 3 vườn quốc gia lớn trên 3 vùng của cả nước là Cúc Phương, Bạch Mã và Cát Tiên góp phần đào tạo về bảo tồn và quản lí đa dạng sinh học cho hàng nghìn lượt cán bộ thuộc các ngành có liên quan, đặc biệt là lực lượng cán bộ kiểm lâm.
Vói sự đầu tư tích cực của Nhà nước trong 10 năm qua, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đã đay mạnh công tác điều tra, nghiên cứu các hệ sinh thái và các hệ động vật, thực vật của Việt Nam và thu được những kết quả lớn. Đặc biệt đã phát hiện 5 loài thú lớn mới và mô tả, công bố 13 chi, 222 loài và 30 taxon thực vật dưới loài.
* Phát triển hợp tác quốc tế: Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng vì quyền lợi chung của mỗi quốc gia về bảo tồn và phát triển lâu bền đa dạng sinh học.
Trong 10 năm qua, công tác hợp tác quốc tế trong bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Nhiều tổ chức quốc tế về bảo tồn đã đặt văn phòng tại Việt Nam; nhiều chương trình điều tra phối hợp giữa các nhà khoa học trong và ngoài nước đã được thực hiện; nhiều dự án lớn với nguồn vốn của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ quốc tế đã được xây dựng và thực thi tốt ở Việt Nam. Việt Nam cũng đã phối hợp với các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Trung Quốc trong công tác bảo tồn ở các khu bảo tồn liên quốc gia hay kiểm soát việc buôn bán thực vật qua biên giới. Sự hợp tác quốc tể tốt trong giai đoạn vừa qua là động lực tốt để thúc đẩy công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)