Mục lục bài viết
1. Thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà chung cư?
Trả lời:
Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 của Quốc hội; Luật thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung của Quốc hội quy dịnh một số trường hợp được miễn thuế:
"Điều 4. Thu nhập được miễn thuế
1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.
4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau."
Điều 29 quy định thuế suất:
"Điều 29. Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam của cá nhân không cư trú được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản nhân với thuế suất 2%."
2. Thủ tục bán nhà khi chưa có sổ đỏ?
>> Luật sư tư vấn luật Đất đai trực tuyến qua điện thoại gọi số: 1900.6162
Trả lời:
Trong trường hợp nêu trên, cần xác định lô tái định cư đó là thuộc quyền sở hữu của ai.
- Nếu là thuộc quyền sở hữu của nội thì nội có quyền chuyển nhượng mảnh đất đó sau khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo quy định tại Điều 167 Luật đất đai năm 2013 thì:
Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:
a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;
b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên hộ gia đình thì nội không được phép tự mình thực hiện giao dịch chuyển nhượng đất thuộc sở hữu chung theo quy định tại Khoản 2, Điều 212 BLDS 2015:
....2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác....
Lưu ý: Mọi giao dịch về thực hiện các chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đều vô hiệu vì đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Chủ đầu tư bán nhà thuộc diện bị thế chấp tại ngân hàng phải xử lý sao?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, gọi: 1900 6162
Luật sư tư vấn:
Hiện nay việc mua bán căn hộ chung cư, dự án án bất động sản đang ngày trở nên phổ biến. Chính vì thế khi mua bán cần nên tìm hiểu việc ngân hàng có tham gia bảo lãnh cho dự án đó không hay dự án có bị thế chấp cho ngân hàng không.
Theo quy định của Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 thì chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng. Bên cạnh đó theo Khoản 2 Điều 56 Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm gửi bản sao hợp đồng bảo lãnh cho bên mua, bên thuê mua khi ký kết hợp đồng mua, thuê mua. Bời vì, những hợp đồng khi chưa đủ điều kiện tiến hành giao dịch (chưa được ngân hàng bảo lãnh, vi phạm nghĩa vụ bảo lãnh) khi phát sinh tranh chấp sẽ bị tòa án tuyên là hợp đồng vô hiệu.
Điều 56. Bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai
1. Chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố danh sách ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh trong kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai.
2. Phạm vi, điều kiện, nội dung và phí bảo lãnh do các bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm thực hiện trách nhiệm của bên bảo lãnh quy định tại khoản 3 Điều này và phải được lập thành hợp đồng. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi bản sao hợp đồng bảo lãnh cho bên mua, bên thuê mua khi ký kết hợp đồng mua, thuê mua.
Hợp đồng bảo lãnh có thời hạn cho đến khi nhà ở được bàn giao cho bên mua, bên thuê mua.
3. Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện bàn giao nhà ở theo tiến độ đã cam kết và bên mua, bên thuê mua có yêu cầu thì bên bảo lãnh có trách nhiệm hoàn lại số tiền ứng trước và các khoản tiền khác cho khách hàng theo hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở và hợp đồng bảo lãnh đã ký kết.
4. Việc bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai thực hiện theo quy định tại Điều này và quy định của pháp luật về bảo lãnh.
Thông tin về việc thế chấp giúp cho người tiêu dùng biết rằng nếu muốn mua sản phẩm của những dự án này thì phải có một số điều kiện cơ bản như chủ đầu tư phải giải chấp ngân hàng, nếu chủ đầu tư chưa giải chấp thì phải có ý kiến của Ngân hàng bằng văn bản đồng ý cho chủ đầu tư huy động vốn. Như vậy thì người mua mới tránh được rủi ro.
Một trong những nguyên nhân khiến chủ đầu tư chậm bàn giao giấy chứng nhận cho cư dân là do chủ đầu tư mang dự án đi thế chấp ngân hàng. Một khi dự án đã đem đi thế chấp thì chủ đầu tư sẽ không thể tiếp tục những hoạt động liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho người dân trong chung cư. Hiện có không ít trường hợp chủ đầu tư thế chấp dự án tại ngân hàng nhưng lại sử dụng vốn sai mục đích.
Để xử lý trường hợp trên của bạn thì bạn cần kiểm tra xem dự án bất động sản, căn hộ chung cư…đang bị thế chấp hoặc ngân hàng có tham gia bảo lãnh cho dự án đó không thông qua kênh công bố thông tin từ website của Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,...; tìm hiểu thông tin tại các ngân hàng, các Sở Xây dựng nơi nhà, đất được bán; yêu cầu chủ đầu tư gửi bản sao hợp đồng bảo lãnh khi ký kết hợp đồng mua, thuê mua và yêu cầu chủ đầu tư thông báo về việc bảo lãnh được thực hiện như thế nào, các vấn đề pháp lý về dự án hiện tại ra sao.
Khi ký hợp đồng mua bán với những dự án đã thế chấp ngân hàng thì khách hàng phải yêu cầu chủ đầu tư cung cấp văn bản đã giải chấp căn hộ mình muốn mua. Đồng thời cũng cần phải kiểm tra xem dự án đó đã có giấy xác nhận đủ điều kiện huy động vốn đối với việc bán nhà hình thành trong tương lai và chứng thư bảo lãnh. Nếu có đủ những giấy tờ này thì khách hàng có thể yên tâm ký hợp đồng.
4. Bán nhà bằng hình thức viết giấy không công chứng có hiệu lực không?
>> Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến , gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày thì bà của bạn khi còn sống đã cho mẹ của bạn một căn nhà nhưng không nêu rõ là đã thực hiện thủ tục sang tên hay chưa. Hơn nữa thời điểm bán nhà là cách đây 8 năm nên chúng tôi sẽ áp dụng Bộ luật dân sự 2015. Đối với trường hợp này chúng tôi chia ra làm hai trường hợp:
Thứ nhất: Nếu căn nhà này đã được Bà Ngoại của bạn sang tên theo đúng quy định của pháp luật cho mẹ bạn rồi thì việc thực hiện các giao dịch liên quan đến căn nhà này là do mẹ bạn quyết định. Căn cứ Điều 197 Bộ Luật dân sự 2005
"Điều 197. Quyền định đoạt của chủ sở hữu
Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản."
Thứ hai: Nếu căn nhà này chưa được sang tên cho mẹ bạn thì việc mẹ bạn bán nhà cho bà N là trái với quy định của pháp Luật. Nếu bà Ngoại không để lại di chúc thì việc chia di sản sẽ được mẹ bạn và các Dì thỏa thuận với nhau. Theo đó, pháp luật cũng quy định những người thừa kế theo pháp luật:
Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy, theo quy định của Pháp luật thì các Dì của bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất, khi chia di sản sẽ được chia theo đúng thứ tự.
Bên cạnh đó, nếu không thỏa thuận được thì sẽ nhờ Tòa án giải quyết. Căn cứ Điều 623 Bộ Luật dân sự 2015 quy định thời hiệu thừa kế:
Điều 623. Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, thời hiệu để chia di sản là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, tức là lúc bà ngoại bạn mất. Đối với trường hợp mẹ bạn bán Nhà cho bà N bằng giấy viết tay và không công chứng:
Căn cứ Điều 117, 119 BLDS 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, hình thức giao dịch dân sự như sau:
Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng mua-bán nhà phải được công chứng chứng thực. Tuy nhiên giao dịch giữa mẹ bạn và Bà N lại không tuân thủ theo quy định của pháp luật vì thế giao dịch này sẽ vi phạm điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Do đó, tại các Điều 122. 129, 131 có quy định chi tiết như sau:
Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó;
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn thì giao dịch của mẹ bạn và bà N sẽ bị vô hiệu do không tuân thủ điều kiện về hiệu lực của hợp đồng (hình thức của hợp đồng). Khi giao dịch bị vô hiệu thì mẹ bạn và bà N sẽ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo quy định tại Điều 131 Bộ Luật dân sư 2015.
5. Mức đóng thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà?
Thưa luật sư, Tôi có bán căn nhà cấp 4 tại Ấp Tân, thôn 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh với giá 700.000.000 thì tôi phải đóng thuế thu nhập cá nhân là bao nhiêu?
Xin cảm ơn luật sư!
Người gửi: H.L
Trả lời:
Do bạn không nói rõ việc chuyển nhượng đất cho đối tượng nào nên tôi sẽ phân tích cho bạn như sau:
+ Đối với trường hợp được miễn thuế.
Căn cứ vào Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 các trường hợp được miễn thuế như: thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
Nếu bạn bán căn nhà đó cho các đối tượng này thì bạn không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
+ Đối với trường hợp không được miễn thuế.
Căn cứ vào Điều 14 Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế quy định về thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là 2%. Như vậy thuế thu nhập cá nhân mà bạn phải đóng là 14.000.000 đồng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!