Mục lục bài viết
1. Thuế vãng lai là gì?
Thuế vãng lai (hay thuế vãng lai ngoại tỉnh) là loại thuế phải nộp khi người nộp thuế phát sinh hoạt động kinh doanh, lắp đặt trong ngành xây dựng mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh không thuộc tỉnh đặt trụ sở chính. Những bạn kế toán làm cho các công trình xây dựng sẽ thường xuyên gặp thuế vãng lai ngoại tỉnh.
Với những người nộp thuế phát sinh hoạt động kinh doanh xây dựng và lắp đặt tại các địa phương cấp tỉnh khác với nơi đặt trụ sở chính của mình nhưng không thành lập đơn vị trực thuộc sẽ phải khai thuế theo một tỉ lệ (%) trên doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng và nộp cho cơ quan thuế địa phương nơi thực hiện các hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai đó.
Tuy nhiên không phải bất kỳ trường hợp nào ở trên đều phải nộp thuế vãng lai mà chỉ có những trường hợp theo quy định mới cần thực hiện nghĩa vụ này.
Như vậy, thuế vãng lai là một khoản tiền với mức giá trị gia tăng thường vào khoản 2% trên tổng doanh thu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và theo quy định của cơ quan chức năng thì đây là một loại thuế bình thường trong các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Kể cả đó là các lĩnh vực về xây dựng, bất động sản.
Thuế GTGT vãng lai thường được dùng trong hoạt động kinh doanh, buôn bán giữa các tỉnh với nhau. Và doanh nghiệp sẽ phải nộp khoản thuế này khi họ liên kết, hợp tác với những công ty ở các địa bàn thuộc tỉnh khác quản lý.
Thuế vãng lai về cơ bản giống như một hình thức giá trị gia tăng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thuế vãng lai khác với thuế ở điểm đó là các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi không diễn ra tại đúng nơi doanh nghiệp lập giấy đăng ký kinh doanh thì sẽ phải đóng loại thuế này vào ngân sách nhà nước.
Ví dụ: Ông A có hoạt động xây dựng lắp đặt tại Thuận Thành, Bắc Ninh và không thành lập đơn vi trực thuộc, trong khi đó Cơ quan quản lý thuế của ông A lại ở Hà Nội. Lúc này ông A sẽ phải thực hiện khai thuế trên doanh thu chưa có thuế GTGT và nộp cho Chi cục thuế huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.
>> Xem thêm: Nơi nộp thuế vãng lai bất động sản ở đâu?
2. Khi nào phải nộp thuế vãng lai
Những đối tượng phải kê khai và nộp thuế vãng lai:
Căn cứ theo quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 11 (đã được bổ sung, sửa đổi theo Thông tư 119/2014/TT-BTC), cụ thể như sau:
Người nộp thuế phát sinh hoạt động kinh doanh, lắp đặt, bán hàng xây dựng vãng lai ngoại tỉnh với giá trị đã bao gồm cả thuế GTGT từ 1 tỷ đồng trở lên và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC nếu không thành lập đơn vị thực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác với nơi người nộp thuế đặt trụ sở chính thì sẽ phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý tại địa phương có hoạt động xây dựng, lắp đặt bán hàng xây dựng vãng lai và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh.
Căn cứ theo tình hình thực tế trên địa bàn quản lý và giao cho Cục trưởng Cục thuế địa phương quyết định về nơi kê khai thuế đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh.
Như vậy, những trường hợp phải đóng thuế vãng lai bao gồm:
- Có cơ sở sản xuất trực thuộc khác tỉnh, nhưng không thực hiện hạch toán kế toán , không kê khai thuế.
- Có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh, mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác nơi trụ sở chính.
Ví dụ:
Công ty TinLaw có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh ký hợp đồng với Công ty X chỉ để thực hiện tư vấn, khảo sát, thiết kế công trình được xây dựng tại Bình Dương mà Công ty X là chủ đầu tư thì hoạt động này không phải hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt ngoại tỉnh. Công ty TinLaw thực hiện khai thuế GTGT đối với hợp đồng này tại trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, không phải thực hiện kê khai thuế GTGT tại Bình Dương.
Công ty TinLaw có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh ký hợp đồng với Công ty Y để thực hiện công trình được xây dựng (trong đó có bao gồm cả hoạt động khảo sát, thiết kế) tại Đồng Nai mà Công ty Y là chủ đầu tư, giá trị công trình bao gồm cả thuế GTGT trên 1 tỷ đồng thì Công ty TinLaw thực hiện khai thuế GTGT xây dựng ngoại tỉnh đối với hợp đồng này tại Đồng Nai.
Công ty TinLaw có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh ký hợp đồng với Công ty Z để thực hiện công trình được xây dựng (trong đó có bao gồm cả hoạt động khảo sát, thiết kế) tại Long An mà Công ty C là chủ đầu tư, giá trị công trình bao gồm cả thuế GTGT là 800 triệu đồng thì Công ty TinLaw không phải thực hiện khai thuế GTGT xây dựng ngoại tỉnh đối với hợp đồng này tại Long An.
3. Cách tính thuế vãng lai
Căn cứ theo quy định tạiThông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 11 (đã được bổ sung, sửa đổi theo Thông tư 119/2014/TT-BTC), cách tính thuế vãng lai cụ thể như sau:
Người nộp thuế kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh thì khai thuế giá trị gia tăng tạm tính theo tỷ lệ 2% đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% hoặc theo tỷ lệ 1% đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% trên doanh thu hàng hoá chưa có thuế giá trị gia tăng"
Như vậy:
- Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 10% sẽ chịu thuế suất thuế GTGT vãng lai là 2%.
- Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5% sẽ chịu thuế suất thuế GTGT vãng lai là 1%.
Hồ sơ khai thuế GTGT vãng lai nộp theo từng lần phát sinh doanh thu. Nếu phát sinh nhiều lần trong tháng thì có thể đăng ký với Chi cục thuế nơi nộp hồ sơ để chuyển sang hình thức nộp hồ sơ khai thuế GTGT vãng lai theo tháng.
4. Các trường hợp được miễn thuế vãng lai
Các trường hợp được miến thuế vẵng lai bao gồm:
- Bán hàng giao đến công trình ngoại tỉnh
Công việc bán hàng đến công trình ngoại tỉnh không được tính là bán hàng hoạt động vãng lai và chỉ cần nộp thuế tại cơ quan thuế. Ngoài ra sẽ được miễn khai nộp thuế giá trị gia tăng vãng lai tại nơi giao hàng.
- Công việc sửa chữa máy móc ngoại tỉnh
Đối với sửa chữa máy móc ngoại tỉnh thuộc dự án ngoài tỉnh, đây không phải hoạt động xây dưng, lắp đắt ngoại tỉnh. Chính vì thế sẽ được miễn kê khai thuế giá trị gia tăng vãng lai và chỉ cần nộp thuế tại trụ sở chính.
- Bán hàng tại các kho ngoại tỉnh
Tiến hành hoạt động cho thuê máy sang địa phương khác không phải hoạt động xây dựng, lắp đặt, kinh doanh hoặc bán hàng vãng lai ngoại tỉnh nên được miễn nộp thuế giá trị gia tăng vãng lai.
- Hoạt động xây dựng công trình dưới 1 tỷ đồng
Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC thì công trình có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên doanh nghiệp mới phải nộp thuế giá trị gia tăng vãng lai.
Vì thế, công trình xây dựng có giá trị dưới 1 tỷ đồng thì chỉ cần kê khai và nộp thuế tại trụ sở chính.
- Doanh thu vãng lai dưới 1 tỷ đồng thì đươc miễn thuế vãng lai (không áp dụng với trường hợp chuyển nhượng bất động sản).
- Hoạt động kinh doanh, buôn bán tại chỗ
Trong trường hợp mua hoặc bán nguyên vật liêu tại địa phương (mua cát để xây dựng một công trình trong địa bàn tỉnh) thì sẽ được miễn thuế vãng lai.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật Minh Khuê về vấn đề này, nếu có bất kỳ vướng mắc nào xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật thuế trực tuyến qua số điện thoại 1900.6162 để được hỗ trợ. Xin trân trọng cảm ơn!