Căn cứ pháp lý:

- Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13;

- Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015.

1. Khái quát về Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao 

Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Cục 1) là đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có chức năng điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.

Tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định tại Điều 29 và Điều 30 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, cụ thể là:

2. Tổ chức bộ máy Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

- Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:

+ Các phòng điều tra.

+ Bộ máy giúp việc.

- Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm có:

+ Ban điều tra.

+ Bộ phận giúp việc.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao

- Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

- Tiến hành điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương xxin và Chương XXIV của Bộ luật Hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành ản, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân.

- Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm. 

- Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương

- Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận (quá trình tiếp nhận có thể ghi âm, ghi hình).

Sau khi tiếp nhận, Cơ quan điều tra tiến hành phân loại và xử lý:

+ Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. 

+ Trường hợp tố giác, tin báo thuộc thẩm quyền tiến hành các thủ tục giải quyết tố giác, tin báo theo quy định như: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định (Quyết định khởi tố vụ án hình sự; Quyết định không khởi tố vụ án hình sự; Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố). Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm ưa, xác minh tại nhiều địa điểm thi thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm ưa, xác minh trong thời hạn quy định thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

- Tiến hành điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (Chương XXIII và Chương xxrv của Bộ luật Hình sự xảy ra ưong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt

động tư pháp) khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự (đối với các tội phạm do người thuộc Quân đội nhân dân quản lý gây ra hoặc các tội phạm xảy ra trong địa bàn do Quân đội nhân dân quản lý hoặc các tội phạm gây thiệt hại cho Quân đội nhân dân).

- Kiến nghị với cơ quan, tổ chức áp dụng các biện pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

5. Quan điểm chỉ đạo đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Một là, việc đổi mới phải dựa trên quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta về cải cách tư pháp, với mục tiêu tăng cường sự phối hợp, phân công và kiểm soát quyền lực trong hoạt động tư pháp; đồng thời, đổi mới tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cần đặt trong tổng thể của quá trình cải cách tư pháp, bảo đảm các điều kiện để Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; đảm bảo mọi hành vi vi phạm, tội phạm phải được phát hiện xử lý kịp thời, nghiêm minh; hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án... tuân thủ đúng quy định của pháp luật, các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân được tôn trọng và bảo vệ.

Ba là, việc đổi mới trên cơ sở tổng kết lý luận, thực tiễn, xác định rõ địa vị pháp lý, thẩm quyền điều tra và mối quan hệ giữa hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC với chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; kế thừa những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập; đồng thời, tham khảo tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài để xây dựng mô hình, thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam, từng bước chuyên nghiệp, hiện đại đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Năm là, đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra VKSNDTC theo nguyên tắc bảo đảm tăng cường sự phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng các cấp, trong đó có hệ thống Cơ quan điều tra khác (trong Công an nhân dân và Quân đội nhân dân). Đồng thời, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống VKSND, trong đó, Cơ quan điều tra VKSNDTC giữ vai trò nòng cốt, Viện kiểm sát nhân dân các cấp phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực từ việc phát hiện, khởi tố, điều tra, xử lý tội phạm thuộc thẩm quyền.

6. Phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao

- Từ khi thành lập đến nay, mô hình tổ chức của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân có nhiều thay đổi, trước đây Cơ quan điều tra có ở hai cấp (Viện kiểm sát nhân dân tối cao và 36 Phòng điều tra trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh), với việc tổ chức Cơ quan điều tra Viện kiểm sát ở hai cấp có ưu điểm trong việc nắm, xử lý thông tin về tội phạm được kịp thời. Tuy nhiên, việc tổ chức Cơ quan điều tra ở Viện kiểm sát cấp tỉnh không đảm bảo tính chỉ huy thống nhất nên việc xử lý tội phạm gặp khó khăn. Hiện nay, chỉ có Cơ quan điều tra ở VKSNDTC, tuy có sự tập trung, thống nhất nhưng do không có đầu mối ở địa phương nên việc nắm, xử lý thông tin về tội phạm chưa đầy đủ, kịp thời.

- Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp có đặc thù phức tạp, đòi hỏi đội ngũ Điều tra viên cần được bổ sung đủ về số lượng, đồng thời phải có sự nhận thức đầy đủ, đúng đắn các quy định của pháp luật ở nhiều lĩnh vực, có bản lĩnh chính trị, nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm điều tra mới đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm này. Phải xác định hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC không chỉ là trách nhiệm của Cơ quan điều tra mà còn là trách nhiệm của các đơn vị, các cấp Kiểm sát trong việc phối hợp cung cấp thông tin và phân loại thông tin tội phạm, trong quan hệ phối hợp giữa hoạt động điều tra với công tố, hoạt động điều tra với kiểm sát hoạt động tư pháp, trong công tác phòng ngừa tội phạm...

Trọng tâm đổi mới hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời gian tới cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Thứ hai, nâng cao năng lực phát hiện, điều tra tội phạm, thực hiện cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động điều tra tội phạm với các công tác kiểm sát nhằm bảo đảm thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân. Thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động điều tra, bảo đảm việc khởi tố, điều tra, xử lý các tội phạm thuộc thẩm quyền có căn cứ, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Thông qua kết quả, chất lượng hoạt động của Cơ quan điều tra VKSNDTC để làm rõ hơn yêu cầu tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với điều tra, từng bước công tố chỉ đạo hoạt động điều tra.

Thứ tư, đổi mới phương pháp thu thập, quản lý thông tin về tội phạm: Tập trung xây dựng mạng lưới cơ sở, Cộng tác viên để chủ động theo dõi, nắm bắt thông tin về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp xảy ra trên toàn quốc; nâng cao trách nhiệm cung cấp thông tin về tội phạm trong nội bộ ngành Kiểm sát nhân dân và có cơ chế khuyến khích, động viên, mua thông tin về tội phạm từ các nguồn khác; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng để trao đổi nguồn thông tin. Bên cạnh việc duy trì hòm thư tố giác tội phạm ở các trụ sở Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát các cấp, cần xây dựng trang web, hộp thư điện tử, số điện thoại... để tiếp nhận các thông tin về tội phạm.

Thứ sáu, tăng cường phối hợp, chế ước giữa Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao với đơn vị nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thuộc VKSNDTC, bảo đảm việc phát hiện, khởi tố, điều tra các vụ án của Cơ quan điều tra có sự phối hợp tích cực; đồng thời có sự kiểm sát chặt chẽ theo quy định của pháp luật.

Thứ tám, phối hợp với các đơn vị nghiên cứu, nhà trường đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để Cơ quan điều tra VKSNDTC không những đấu tranh phòng, chống có hiệu quả các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà còn góp phần xây dựng hệ thống lý luận, đào tạo lý luận, thực tiễn về nghiệp vụ điều tra trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Nguồn: Tạp chí kiểm sát số 11/2012