1. Toàn cầu hóa là gì?
Toàn cầu hóa là quá trình tăng cường sự tương tác và liên kết giữa các quốc gia và khu vực trên toàn thế giới trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và công nghệ. Nó bao gồm sự mở cửa của biên giới, tự do giao thương, tổ chức đa quốc gia, di cư, truyền thông quốc tế và tương tác văn hóa.
Toàn cầu hóa tạo ra kết nối tương tác mạnh mẽ giữa các quốc gia và khu vực và có thể có tác động sâu rộng đến nền kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của mỗi quốc gia. Đây là quá trình không chỉ liên quan đến việc di chuyển hàng hóa và vốn mà còn bao gồm cả luồng thông tin ý tưởng, công nghệ và giá trị văn hóa. Các yếu tố chính của toàn cầu hóa bao gồm:
- Kinh tế: toàn cầu hóa kinh tế mở ra cơ hội thị trường rộng lớn và tăng cường sự kết nối giữa các nền kinh tế trên toàn thế giới
- Công nghệ: công nghệ thông tin và viễn thông tạo ra sự kết nối và giao tiếp toàn cầu cho phép truyền tải thông tin và dữ liệu nhanh chóng hiệu quả
- Văn hóa: toàn cầu hóa văn hóa đưa ra các yếu tố văn hóa từ một quốc gia sang một quốc gia khác tự sự tương tác văn hóa trong lĩnh vực như nghệ thuật âm nhạc phim ảnh ẩm thực và thời trang tạo ra một môi trường đa dạng và tam sinh các yếu tố văn hóa từ nhiều quốc gia
- Di cư và lao động: toàn cầu hóa đưa người lao động từ một quốc gia sang quốc gia khác để làm việc hoặc định cư
- Chính trị: toàn cầu hóa chính trị đề cập đến sự tương tác và hợp tác chính trị giữa các quốc gia trên thế giới
2. Các nguyên nhân và biểu hiện của toàn cầu hoá
Nguyên nhân chính của toàn cầu hoá:
- Sự bão hòa của thị trường đồng tiền châu âu từ những năm 1960;
- Những thay đổi đáng kể về công nghệ giao dịch thương mại trong vài năm gần đây, giúp cho những người hoạt động thị trường nhanh chóng tiếp cận được các thông tin thị trường về hàng hóa và công cụ tài chính;
- Các tổ chức tài chính mong muốn mở rộng hoạt động cho vay và nhiều hoạt động khác vượt ra khỏi ranh giới địa lý;
- Mong muốn kiểm soát rủi ro bảng cân đối tài sản thông qua hợp đồng hoán đổi lãi suất cùng nhiều thỏa thuận hoán đổi tài chính khác.
- Sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông đã làm cho toàn cầu hóa trở thành hiện thực internet điện thoại di động và các công nghệ khác đã tạo ra một mạng lưới kết nối toàn cầu cho phép truyền tải thông tin dữ liệu và ý tưởng và cách nhanh chóng và rộng rãi
- Tăng cường giao thương và vận chuyển: sự phát triển của hệ thống giao thông và vận chuyển đã làm giảm thời gian và chi phí trong việc di chuyển hàng hóa dịch vụ và người qua biên giới. Hàng hóa có thể được sản xuất ở một nơi và xuất khẩu đến nhiều quốc gia khác tạo ra chuỗi cung ứng toàn cầu
- Tăng cường quan hệ kinh tế: các quốc gia đã thúc đẩy sự mở cửa thị trường và giảm giới hạn thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và đầu tư đa quốc gia hiệp định thương mại tự do và hiệp định thương mại khu vực như hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương , Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Asean và liên minh châu Âu cũng đã tạo ra cơ hội mở rộng thị trường và tăng cường liên kết kinh tế
- Cải cách chính sách và pháp lý: nhiều quốc gia đã thực hiện cải cách chính sách và pháp lý để thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh quốc tế. Việc giảm quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh đã tạo ra môi trường thuận lợi cho toàn cầu hóa
- Thay đổi xã hội và văn hóa: thay đổi xã hội và văn hóa cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa. Sự phát triển của phương tiện truyền thông quốc tế du lịch và trao đổi văn hóa đã tạo ra một môi trường cho sự giao lưu, hòa nhập và truyền bá các giá trị và ý tưởng văn hóa
* Biểu hiện của toàn cầu hoá
- Việc sử dụng ngày càng nhiều các công cụ nợ trên thị trường tài chính quốc tế, chủ yếu trên thị trường trái phiếu Châu Âu, trái với hoạt động cho vay truyền thống của ngân hàng, như một phương tiện tài trợ cho những công ty và chính quyền muốn vay nợ. Thương phiếu châu Âu đã bắt đầu sử dụng vào đầu thập niên 1980, và đã phát triển nhiều nhờ thị trường thứ cấp mạnh trong hoạt động tài trợ bằng trái phiếu châu Âu. cả ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư đều tham gia vào thị trường này. Bên ngoài nước Mỹ, các ngân hàng thương mại của Mỹ không bị giới hạn bởi luật Glass- Steagall về bảo lãnh chứng khoán, là những thành viên tham gia chủ động trên thị trường trái phiếu châu Âu.
- Những tiến bộ về công nghệ thông tin cho phép các thương nhân giao dịch trên thị trường ngoại hối và các công cụ thị trường tiền tệ khác, để quản lý vị thế trên cơ sở 24 giờ, thông qua việc di chuyển sổ sách giao dịch tới một trung tâm tài chính khác vào lúc khóa sổ giao dịch. Thực tiễn này gọi là chuyển sổ sách, cho phép các tổ chức tài chính giao dịch thị trường New York, Luân Đôn hay Tokyo, để duy trì một sổ sách giao dịch duy nhất liệt kê các vị thế, giới hạn và mức rủi ro cho toàn doanh nghiệp, thay vì duy trì các sổ sách riêng rẽ ở mỗi trung tâm giao dịch.
- Giao thương quốc tế: toàn cầu hóa được thực hiện qua việc tăng cường giao thông quốc tế, mua bán hàng hóa dịch vụ và vốn trên thị trường quốc tế
- Đầu tư đa quốc gia: sự mở cửa và tháo gỡ rào cản các công ty và nhà đầu tư có khả năng đầu tư và mở rộng hoạt động của họ trên phạm vi toàn thế giới
- Công nghệ thông tin và viễn thông đã tạo sự kết nối và truyền thông toàn cầu
3. Các tác động của toàn cầu hóa
* Tác động tích cực:
- Phát triển kinh tế: toàn cầu hóa đã mở ra cơ hội thị trường toàn cầu, giúp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và tạo ra lợi ích kinh tế cho nhiều quốc gia. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu và nhập khẩu thu hút đầu tư nước ngoài và truyền tải công nghệ đã tạo ra nhiều việc làm mới tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống
- Truyền tải kiến thức và công nghệ: toàn cầu hóa cho phép trao đổi chia sẻ kiến thức công nghệ và các tiến bộ khoa học trên quy mô toàn thế giới
- Nâng cao trình độ dân cư: toàn cầu hóa đã tạo điều kiện cho truyền thông giáo dục và trao đổi văn hóa trên phạm vi quốc tế
- Tăng cường hợp tác quốc tế: toàn cầu hóa đã khuyến khích sự hợp tác và liên kết giữa các quốc gia năm sự đa dạng về trao đổi văn hóa toàn cầu hóa đã tạo ra sự đa dạng giao thoa và trao đổi văn hóa giữa các quốc gia
* Tác động tiêu cực:
- Bất bình đẳng kinh tế: toàn cầu hóa có thể gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia và trong nội bộ các quốc gia với nhau
- Không có công việc: oàn cầu hóa có thể dẫn đến sự chuyển dịch việc làm khi các công việc được chuyển sang các quốc gia có chi phí lao động thấp hơn
- Toàn cầu hóa có thể dẫn đến sự mất đi của các nền văn hóa truyền thống địa phương
- Tiêu thụ Tài Nguyên và tác động của môi trường: toàn cầu hóa cùng với tăng trưởng kinh tế có thể dẫn đến tiêu thụ tài nguyên nhanh chóng và gây tác động tiêu cực đến môi trường
- Mất quyền tự chủ và ảnh hưởng chính trị: toàn cầu hóa có thể làm mất uy quyền tự chủ và ảnh hưởng chính trị của một số quốc gia
Để tìm hiểu thêm về vấn đề trên bạn đọc có thể tham khảo bài viết Tác động của toàn cầu hóa, khu vực hóa đối với các nước đang phát triển của luật Minh Khuê
Trên đây là bài viết toàn cầu hóa là gì luật Minh Khuê xin gửi tới bạn đọc. Mong rằng bài viết trên là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn. Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ tổng đài 19006162 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp. Quý khách hàng có yêu cầu báo giá dịch vụ vui lòng gửi yêu cầu về địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi.