1. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi bị phạt thế nào?

Trẻ em bị dâm ô có thể đồng tình, tự nguyện hoặc bị cưỡng ép thực hiện hành vi dâm ô với người phạm tội. Về khách thể, những hành vi nêu trên đã xâm phạm đến quyền được bảo vệ về thân thể, nhân phẩm, danh dự và sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của trẻ em. Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý, nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo Điều 146 BLHS 2015. Luật sư phân tích cụ thể về hành vi này:

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

1.1 Thế nào là tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi?

Theo quy định tại Điều 146 – Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi như sau:

“1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

>> Xem thêm: Dâm ô trẻ em là gì ? Hình phạt tội dâm ô trẻ em theo Luật hình sự

 

1.2 Việc nạn nhân đồng tình hay phản đối có phụ thuộc?

Theo đó, người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; Phạm tội 2 lần trở lên; Đối với 2 người trở lên; Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh… thì bị phạt tù từ 3-7 năm.

Phạm tội gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát thì bị phạt tù từ 7-12 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.

Mặt khách quan của tội này thể hiện qua các dấu hiệu: Có hành vi kích dục đối với trẻ em như sờ, bóp, hoặc dùng các bộ phận nhạy cảm về tình dục (như dương vật) cọ xát vào cơ thể hoặc bộ phận sinh dục của trẻ em; Có hành vi buộc trẻ em sờ, bóp, cọ xát… vào những bộ phận kích thích tình dục hoặc bộ phận sinh dục của người phạm tội hoặc của người khác. Tuy vậy, các hành vi này đều chưa và không có mục đích giao cấu với trẻ em.

Trẻ em bị dâm ô có thể đồng tình, tự nguyện hoặc bị cưỡng ép thực hiện hành vi dâm ô với người phạm tội. Về khách thể, những hành vi nêu trên đã xâm phạm đến quyền được bảo vệ về thân thể, nhân phẩm, danh dự và sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của trẻ em. Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.

 

1.3 Tình tiết và mức phạt cần làm rõ

Về hình phạt, mức hình phạt của tội phạm này được chia làm 3 khung, trong đó khung 2 (khoản 2) có mức phạt tù từ 3-7 năm, được áp dụng đối với một trong các trường hợp: Phạm tội nhiều lần (phải có từ 2 lần trở lên dâm ô trẻ em, mỗi lần có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội dâm ô nhưng chưa lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và còn trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự).

Ngoài ra, cũng được coi là phạm tội nhiều lần nếu một người dâm ô từ 2 lần trở lên đối với 1 trẻ em; Đối với nhiều trẻ em: Trong một lần phạm tội, người phạm tội đã có hành vi dâm ô với 2 trẻ em trở lên; Với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh (như giáo viên đối với học sinh, bác sĩ đối với bệnh nhân là trẻ em…)

Để có căn cứ xác định đối tượng có hành vi dâm ô hay không, ngoài lời khai của các em học sinh bị xâm hại, cơ quan chức năng cần giám định cơ chế hình thành các tổn thương bộ phận sinh dục, các mẫu vật ADN, thu giữ các vật chứng như quần, áo, xác định mức độ bị ảnh hưởng về tâm lý đối với những trẻ bị xâm hại…

Không chỉ vi phạm pháp luật hình sự, hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi còn vi phạm “Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín” theo Bộ luật dân sự 2015 và Điều 6 Luật Trẻ em 2016 về các hành vi bị nghiêm cấm:

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em.

2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.

4. Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.

5. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

6. Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.

7. Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

8. Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc Điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.

9. Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.

10. Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.

11. Công bố, Tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.

12. Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi.

13. Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.

14. Lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai Mục đích hoặc trái quy định của pháp luật.

15. Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, Điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại thân thể, danh dự, nhân phẩm.

Có thể nói, dâm ô đối với trẻ em là hành vi của người đã thành niên dùng mọi thủ đoạn có tính chất dâm dục đối với người dưới 16 tuổi nhằm thỏa mãn dục vọng của mình nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân

Đối với người phạm tội. Chủ thể của tội phạm này có thể là nam hoặc nữ, nhưng chủ yếu là nam và nhất thiết phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên.

Hành vi dâm ô được thể hiện đa dạng như: sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục của nạn nhân; dùng bộ phận sinh dục của mình chà xát với bộ phận sinh dục của nạn nhân hoặc bắt nạn nhân sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục của mình nhằm thỏa mãn dục vọng, nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân. Nếu có ý định giao cấu với nạn nhân nhưng không giao cấu được thì không phải là hành vi dâm ô mà tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em, tội cưỡng dâm trẻ em hoặc tội giao cấu với trẻ em.

Đối với người bị hại. Người bị hại phải là người dưới 16 tuổi, có thể là nữ hoặc là nam, nhưng chủ yếu là trẻ em nữ. Nạn nhân có thể bị người phạm tội cưỡng ép buộc phải thực hiện hành vi dâm ô, nhưng cũng có thể đồng tình với người phạm tội để người phạm tội thực hiện hành vi dâm ô hoặc tự nguyện thực hiện hành vi dâm ô với người phạm tội...

 

2. Phải làm sao khi bị bạn gái khởi kiện về hành vi dâm ô?

Thưa luật sư, tôi sinh năm 1992 có quen với một cô gái sinh ngày 24/10/1999, thời gian quen chúng tôi có hẹn gặp 2 lần ở quán cafe võng, tôi và cô ấy có ôm nhau, hôn nhau và dùng tay sờ vào người của nhau, tôi sờ vào ngực và vào âm hộ của cô ấy, nhưng sờ ở ngoài, cách đây đã 2 tháng, hôm nay gia đình cô ấy kiện tôi vì tội dâm ô.
Xin luật sư cho tôi biết như vậy tôi có vi phạm pháp luật không, tôi và cô ấy yêu nhau tự nguyện, nếu gia đình cô ấy rút đơn kiện tôi có chịu trách nhiệm gì trước pháp luật không ?
Xin luật sư cho tôi được biết! Cảm ơn luật sư Minh Khuê.

Luật sư tư vấn:

Khoản 1 Điều 146 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 và Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2016 quy định:

Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 146 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017.

 

3. Tư vấn hành vi dâm ô của chú hàng xóm?

Xin chào Luật Minh Khuê, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Cháu tôi năm nay 8 tuổi, vừa qua khi về đến nhà thì gặp ông Nội, cháu đã ôm ông và khóc rất dữ dội, qua gạn hỏi cháu nói là bị chú tạp hoá đưa vào nhà và thọt tay vào vùng kín. Qua khám vùng kín của y, bác sĩ cho biết cháu bị xâm hại vùng kín. Đến nay đã qua 2 tuần, cơ quan đã thả bị cáo và trả lời bên bị hại là chờ điều tra rõ. Tôi muốn hỏi tại sao bị cáo không bị thi hành pháp luật mà còn nhỡn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Điều tôi lo là cháu tôi khi gặp lại bị cáo sẽ bị ám ảnh vì hiện tại cháu tôi luôn miệng nói rất sợ bị cáo nhìn giống ma, nếu bị cáo không bị trừng trị trước pháp luật thì tôi sợ cháu Tôi sẽ bị ảnh hưởng đến tâm lý sao này. Vì gần nhà có thể sẽ gặp bị cáo thường xuyên ?
Xin chân thành cảm ơn và được hồi đáp.
Người gửi: N.H

Phải làm sao khi bị bạn gái khởi kiện về hành vi dâm ô ?

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự gọi: 1900.6162

Trả lời:

Khoản 3 Điều 3, Khoản 2 Điều 4, Khoản 1 Điều 5, Điều 6, Điều 7 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP
Điều 3. Về một số tình tiết định tội
...
3. Dâm ô quy định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục, gồm một trong các hành vi sau đây:
a) Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi;
b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi...) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
c) Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
d) Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác;
đ) Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy... của người dưới 16 tuổi).

Trong trường hợp của bạn, nếu cháu gái bạn chỉ bị chủ cửa hàng tạp hóa xâm hại vùng kín mà không có ý định giao cấu thì bạn có quyền kiến nghị khởi tố hoặc tố giác tội phạm về hành vi dâm ô với trẻ em theo Điều 146 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017.

Điều 147. Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:
a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.
Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.
3. Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động:
a) Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin;
b) Khám nghiệm hiện trường;
c) Khám nghiệm tử thi;
d) Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.
4. Trình tự, thủ tục, thời hạn Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều này.

Như vậy, sau khi nhận được tố giác hoặc kiến nghị giải quyết vụ án hình sự, đối với vụ việc phức tạp thì trong thời hạn tối đa hai tháng Cơ quan điều tra phải thông báo đến bạn kết quả việc có khởi tố vụ án hình sự này hay không.

4. Tội dâm ô trẻ em bị xử phạt như thế nào ?

Thưa Luật sư! Ngày 10/2/2016 người bạn em tên Thủy từ Lâm Đồng đi đến thăm em, khi đi không nói với gia đình. Gia đình tìm không thấy đã báo công an. Trên công an em bị gán tội dâm ô với trẻ chưa đủ 16 tuổi (trong đó em mới chỉ ôm hôn) em chưa xảy ra quan hệ. Sau khi gia đình bên họ tìm được Thuỷ, họ đã làm hồ sơ xin bãi nại, không kiện cáo gì hết.
Vậy em có phải chịu trách nhiệm gì nữa không? Bên công an họ có thể làm hồ sơ khởi tố em không? Và em có thể bị phạt tù hay phạt hành chính. Nếu mức hành chính là bao nhiêu vậy ạ?
Mong luật sư trả lời thắc mắc của em. Em xin chân thành cảm ơn!

Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi bị xử lý như thế nào ? Hình phạt hành vi dâm ô

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài 24/7: 1900.6162

Trả lời:

Theo đó, dâm ô đới với người dưới 16 tuổi là hành vi của người đã thành niên dùng mọi thủ đoạn có tính chất loạn dâm dục đối với người dưới 16 tuổi nhằm thỏa mãn dục vọng của mình nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân. Do bạn chưa cung cấp chi tiết, cụ thể cho chúng tôi về vấn đề của bạn và Thủy, tuy nhiên dù phía gia đình Thủy đã rút hồ sơ khởi kiện nhưng phái công an sau khi xem xét, điều tra mà nhận thấy vấn đề của bạn đầy đủ các yếu tố cấu thành về tội dâm ô trẻ em (Dấu hiệu pháp lý: 1.Khách thể: là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền được bảo vệ về nhân phẩm, danh dự của trẻ em. Đối tượng tác động là trẻ em. 2.Khách quan: là hành vi dâm ô với trẻ em đây là hành vi kích thích tình dục nhưng không có mục đích giao cấu với trẻ em. 3.Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. 4.Chủ thể: là người đã thành niên) thì bạn vẫn có thể bị khởi tố dựa trên căn cứ Điều 18 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội.

Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định.

Mức phạt của tội danh này là phạt tù theo qui định tại Điều 146 Bộ luật hình sự nêu trên.

 

5. "Hiệu trưởng bị tố dâm ô học sinh" sẽ phải chịu mức án nào?

Thời gian gần đây, ngành Giáo dục cũng như dự luận xã hội lại một lần nữa rúng động về sự việc Hiệu trưởng một trường ở tỉnh A có hành vi gạ gẫm, dâm ô hàng chục học sinh cấp hai. Mới đây Cơ quan chức năng đã tiến hành khởi tố và bắt giam đối tượng này, vậy vị hiệu trưởng này phải chịu trách nhiệm về tội gì, mức án ra sao là một câu hỏi mà chắc hẳn ai cũng quan tâm. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ phân tích về góc độ pháp lý và trách nhiệm của thầy giáo trong vụ án này:

Trả lời:

Dựa trên quy định pháp luật: Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

1. Như thế nào là dâm ô, dâm ô khác gì với các hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm khác:

Hiện tại chưa có một văn bản pháp luật nào giải thích định nghĩa “dâm ô”, tuy nhiên qua thực tiễn điều tra, xét xử có thể thấy dâm ô là hành vi của người đã thành niên dùng mọi thủ đoạn có tính chất dâm dục với trẻ em dưới 16 tuổi nhằm thỏa mãn dục vọng của mình nhưng không có ý định giao cấu với trẻ em.

So với các hành vi khác thì có thể nhận thấy sự khác biệt về mục đích của người có hành vi dâm ô. Người thực hiện hành vi dâm ô chỉ mong muốn người khác thực hiện theo yêu cầu của mình như: cầm nắm hoặc bắt hôn bộ phận sinh dục… để thỏa mãn, kích thích nhu cầu tình dục.

Với hành vi hiếp dâm, cưỡng dâm thì mục đích của người này là giao cấu nên dùng mọi thủ đoạn: dùng vục lực, đe dọa dùng vũ lực… để giao cấu trái ý muốn nạn nhân hoặc nạn nhân phải miễn cưỡng giao cấu.

Đối với hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục với người dưới 16 tuổi thì việc giao cấu, thực hiện hành vi quan hệ tình dục được thực hiện bằng bộ phận sinh dục để tiếp xúc với bộ phận sinh dục hoặc bộ phận khác của nạn nhân.

2. Các yếu tố cấu thành tội dâm ô người dưới 16 tuổi:

Mặt khách thể: tội dâm ô với người dưới 16 tuổi xâm phạm đến quan hệ nhân thân là quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới 16 tuổi.

Chủ thể của tội dâm ô: người thực hiện hành vi dâm ô chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này khi họ là người đủ 18 tuổi trở lên và không phân biệt nam hay nữ. Bên cạnh đó, cần lưu ý đối tượng bị xâm phạm đối với tội này phải là trẻ em (dưới 16 tuổi) không phân biệt nam – nữ. Vì thế giả sử trên thực tế có trường hợp một người đã thành niên có hành vi dâm ô với người đã thành niên thì không cấu thành tội phạm dâm ô. Đối với vụ án này, Thầy giáo cũng đã là người trên 18 tuổi, và đối tượng bị xâm phạm là những em học sinh nam có độ tuổi từ 12 đến 14 tuổi- trong độ tuổi trẻ em.

Mặt khách quan của tội phạm: được thể hiện là hành vi dâm ô với người dưới 16 tuổi, như đã phân tích ở trên thì người phạm tội thực hiện hành vi dâm ô không nhằm mục đích là quan hệ tình dục hay giao cấu với nạn nhân, các hành vi thường thấy trên thực tế đó là: sờ mó, yêu cầu nạn nhân sờ mó bộ phận sinh dục của mình…để thỏa mãn cơn dục vọng của mình.

Mặt chủ quan: người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý, họ biết và nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật, nhưng vẫn làm và mong muốn hoặc có ý thức để mặc hậu quả xảy ra.

Từ những phân tích trên, đối chiếu theo tình tiết của vụ án thì hành vi của Thầy giáo có thể cấu thành tội phạm dâm ô người dưới 16 tuổi.

3. Trách nhiệm mà người dâm ô người dưới 16 tuổi phải chịu:

Phải chịu trách nhiệm hình sự, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 tội dâm ô người dưới 16 tuổi được quy định tại điều 146 như sau:

1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

e) Tái phạm nguy hiểm…

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối chiếu theo quy định trên và dựa vào thực tiễn vụ án thì hành vi dâm ô của Thầy giáo không chỉ dừng lại ở mức độ ít nghiêm trọng mà đã trở thành tội phạm nghiêm trọng, bởi tiết phạm tội đối với 02 người trở lên – thực tế là hơn 10 em học sinh bị xâm phạm.

Với tình tiết này thì thầy giáo có thể sẽ phải chịu mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm tù. Bên cạnh đó, người này cũng hoàn toàn có thể phải chịu hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề trong thời hạn từ 1 đến 5 năm.

>> Tham khảo: Cấu thành tội phạm của tội dâm ô với người dưới 16 tuổi là gì? Bất cập quy định về tội dâm ô với người dưới 16 tuổi