1. Thế là tội dâm ô trẻ em ?

Thưa luật sư, luật sư cho em hỏi nếu em trên 18 tuổi quen bạn gái dưới 16 tuổi mà ôm ấp, hôn, nắm tay, sờ ngực, có phạm tội dâm ô trẻ em không. Em xin cảm ơn!

Thế nào là tội dâm ô trẻ em ? Mức xử phạt tội dâm ô trẻ em mới nhất

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Trường hợp này, Bạn là người đã thành niên và Bạn có thể phạm tội dâm ô đối với trẻ em quy định tại điều 146 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 dưới đây.

Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%59;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên60;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Các yếu tố cấu thành tội dâm ô đối với trẻ em:
Mặt khách quan:
Mặt khách quan của tội này được thể hiện qua các dấu hiệu sau đây:
a) Có hành vi kích dục đối với trẻ em như sờ, bóp, hoặc dùng các bộ phận nhạy cảm về tình dục (như dương vật) cọ sát vào cơ thể hoặc bộ phận sinh dục của trẻ em.
b) Có hành vi buộc trẻ em sờ, bóp, cọ xát... vào những bộ phận kích thích tính dục hoặc bộ phận sinh dục của người phạm tội hoặc của người khác.
Cần lưu ý: Các hành vi nêu trên đều chưa và không có mục đích giao cấu với trẻ em.
Mặt khách thể:
Hành vi nêu trên đã xâm phạm đến quyền được bảo vệ về thân thể, nhân phẩm, danh dự và sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của trẻ em.
Mặt chủ quan:
Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.
Mặt chủ thể:
Chủ thể của tội dâm ô đối với trẻ em là bất kỳ người nào đã thành niên và có năng lực trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, các hành vi ôm ấp, hôn, nắm tay, sờ ngực mà Bạn nói sẽ không tội dâm ô đối với trẻ em nếu hành vi ôm, nắm tay chỉ thể hiện sự yêu quý, âu yếm hoặc thể hiện một tỉnh cảm tốt đẹp của xã hội. Còn các hành vi sờ ngực và các hành vi khác thể hiện ý đồ dâm dục đều thỏa mãn mặt hành vi của tội dâm ô đối với trẻ em.

>> Tham khảo bài viết liên quan:Hình phạt cho tội hiếp dâm trẻ em ?

Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email hoặc qua Tổng đài tư vấn: 1900.0159

2. Tư vấn về tội dâm ô với trẻ em 14 tuổi ?

Kính chào công ty Luật Minh Khuê, thưa luật sư hiện em đang có một vấn đề thắc mắc mong luật sư tư vấn giúp em. Em của em năm nay 14 tuổi, mẹ của em ấy đi làm đêm, bé ở nhà với ba dượng, con riêng của ba dượng và con chung của mẹ và ba dượng. Ba dượng thường có những hành vi dâm ô với Em của Em. Vậy, pháp luật quy định về mức xử lý, xử phạt như thế nào ?
Mong luật sư tư vấn và giải đáp! Em xin cảm ơn !

Tư vấn về tội dâm ô với trẻ em 14 tuổi ?

Luật sư tư vấn cách thức xử lý hành vi dâm ô trẻ em, gọi số: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Theo thông tin bạn cung cấp, căn cứ theo điều 146Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

"Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

Hành vi dâm ô là hành vi dùng mọi thủ đoạn có tính chất loạn dâm dục nhằm thỏa mãn dục vọng của mình nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân. Tùy theo tính chất hành vi của bố dượng trong trường hợp này, khung xử phạt đối với người này được quy định theo điều 146 nêu trên.

Để được bảo đảm quyền và lợi ích của em bạn, bạn hoặc gia đình em ấy cần phải làm đơn tố cáo hành vi này tới cơ quan điều tra, công an nhân dân cấp quận (huyện) để được giải quyết.

Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email hoặc qua Tổng đài tư vấn: 1900.0159

>> Bài viết tham khảo thêm: Quy định của luật hình sự về tội dâm ô đối với trẻ em

3. Tội dâm ô đối với trẻ em sẽ bị xử phạt như thế nào ?

Thưa Luật sư. Hiện nay tôi thấy có nhiều đối tượng thực hiện hành vi dâm ô, mà đối tượng là các cháu bé. Vậy tôi thắc mắc hành vi dâm ô này sẽ bị xử phạt như thế nào? Dấu hiệu của tội dâm ô này là gì? Tội dâm ô này người nhà của nạn nhân đã rút đơn thì còn xử lý tiếp không?
Rất mong Luật sư tư vấn.

Tội dâm ô đối với trẻ em sẽ bị xử phạt như thế nào ?

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900 6162

Luật sư tư vấn:

3.1. Khái niệm về Dâm ô

Dùng mọi thủ đoạn có tính chất loạn dâm dục nhằm thỏa mãn dục vọng của mình nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân.

3.2. Các dấu hiệu cấu thành tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

a. Mặt khách quan:

- Có hành vi kích dục đối với trẻ em như sờ, bóp, hoặc dùng các bộ phận nhạy cảm về tình dục (như dương vật) cọ sát vào cơ thể hoặc bộ phận sinh dục của trẻ em.

- Có hành vi buộc trẻ em sờ, bóp, cọ xát... vào những bộ phận kích thích tính dục hoặc bộ phận sinh dục của người phạm tội hoặc của người khác.

(Các hành vi nêu trên đều chưa và không có mục đích giao cấu với trẻ em).

b. Mặt khách thể:

Hành vi nêu trên đã xâm phạm đến quyền được bảo vệ về thân thể, nhân phẩm, danh dự và sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của trẻ em.

c. Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.

d. Mặt chủ thể:

Chủ thể của tội dâm ô đối với trẻ em là bất kỳ người nào đã thành niên và có năng lực trách nhiệm hình sự.

3.3. Xử phạt đối với người có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

Căn cứ theo quy định tại Điều 146, Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi như sau:

Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

3.4. Khởi tố vụ án hình sự

Theo Điều 155 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Như vậy, do tội danh này không thuộc trường hợp khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại là người dưới 18 tuổi. Do vậy, mặc dù nạn nhân hoặc người nhà nạn nhân (người đại diện hợp pháp của người bị hại là người dưới 18 tuổi) rút đơn hoặc viết đơn bãi nại thì cơ quan có thẩm quyền vẫn có quyền tiếp tục điều tra và nếu có căn cứ sẽ khởi tố vụ án hình sự.
Việc rút đơn hoặc yêu cầu bãi nạn của người nạn nhân chỉ có thể xem xét là tình tiết giảm nhẹ, người phạm tội này vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm của mình.

4, Trình tự, thủ tuc tố tụng của một vụ án hình sự

Cơ quan cảnh sát điều tra sẽ phải ra quyết định khởi tố khi có đủ cơ sở chứng cứ để khởi tố theo thời hạn luật định như sau

Điều 147. Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:
a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.
Thủ tục tố tụng tổng quát của một vụ án hình sự bao gồm các giai đoạn: giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố, giai đoạn xét xử.
Kết quả làm việc của các cơ quan trong các giai đoạn sẽ được tổng hợp trong các văn bản tương ứng: quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; Quyết định truy tố bị can bằng bản cáo trạng; Bản án, quyết định của tòa án.

5, Hiệu lực của bản án hình sự:

Bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bản án phúc thẩm của tòa án có hiệu lực pháp luật ngay tại thời điểm tuyên án.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài gọi ngay số: 1900 6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự - Công ty luật Minh Khuê