Mục lục bài viết
1. Tổng hợp 25 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực an toàn thực phẩm
- Luật An toàn thực phẩm 2010 (được sửa đổi tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)
- Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 05/9/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;
- Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 20/9/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
- Nghị định 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 sửa đổi Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm;
- Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử;
- Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Nghị định 17/2022/NĐ-CP ngày 30/01/2022 sửa đổi các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí;
- Nghị định 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo;
- Nghị định 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo;
- Nghị định 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi;
- Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y;
- Nghị định 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
- Nghị định 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 sửa đổi Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y;
- Nghị định 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 về kinh doanh rượu;
- Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
- Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
- Thông tư 18/2019/TT-BYT ngày 17/7/2019 hướng dẫn Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
- Thông tư 25/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế;
- Thông tư 23/2018/TT-BYT ngày 14/9/2018 quy định về thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế;
- Thông tư 10/2021/TT-BYT ngày 30/6/2021 quy định về Danh mục chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
- Thông tư 43/2018/TT-BCT ngày 15/11/2018 quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương;
- Thông tư 13/2020/TT-BCT ngày 18/6/2020 sửa đổi quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
- Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/12/2021 quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước về an toàn thực phẩm
- Quyết định 20/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm và tầm nhìn 2030
- Thông tư 54/2014/TT-BNNPTNT quy định về công nhận tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt khác cho áp dụng để được hưởng chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
- Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
- Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT hướng dẫn thực hiện Quyết định 01/2012/QĐ-TTg
- Thông tư 53/2012/TT-BNNPTNT về Danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được hỗ trợ theo Quyết định 01/2012/QĐ-TTg
- Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2008 về việc chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
- Quyết định 1442/QĐ-TTg năm 2011 sửa đổi Quyết định 719/QĐ-TTg
- Thông tư 80/2008/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
3. Các tiêu chuẩn đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm
Vấn đề sức khỏe và an toàn thực phẩm đang trở nên ngày càng phức tạp, điều này đồng nghĩa với việc xuất hiện nhiều tiêu chuẩn quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, bao gồm các chuẩn như GMP, HACCP, BRC, ISO 22000, Global Gap, ...
Các tiêu chuẩn như GMP, HACCP, BRC, IFS, Global Gap và ISO 22000 được xây dựng dựa trên nguyên tắc cơ bản về kiểm soát sản xuất liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Những tiêu chuẩn này cũng cung cấp quy định cho các hoạt động khác như kiểm soát lưu trữ, vận chuyển, kiểm tra và phương pháp bán lẻ sản phẩm một cách hiệu quả.
- GMP (Good Manufacturing Practice): Nguyên tắc thực hành sản xuất tốt GMP là tập hợp các nguyên tắc bắt buộc để tuân thủ theo các hướng dẫn được khuyến nghị bởi các cơ quan quản lý cấp phép và sản xuất trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng và thiết bị y tế.
- HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points): Phân tích rủi ro và điểm kiểm soát quan trọng HACCP là một phương pháp phòng ngừa có hệ thống đối với an toàn thực phẩm, tập trung vào việc phân tích rủi ro và xác định các điểm kiểm soát quan trọng để giảm thiểu nguy cơ từ các nguyên tác sinh học, hóa học và vật lý có thể gây ra sản phẩm không an toàn.
- ISO 22000: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được chứng nhận. Nó bao gồm giao tiếp tương tác, quản lý hệ thống và kiểm soát rủi ro, có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào, không phụ thuộc vào quy mô hoặc vị trí của nó trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
- BRCGS (British Retail Consortium Global Standards) cho an toàn thực phẩm: tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu BRCGS là tiêu chuẩn toàn cầu do Hiệp hội Bán lẻ Anh thiết kế cho ngành sản xuất, chế biến và đóng gói thành phần thực phẩm và thực phẩm.
- BRCGS cho vật liệu đóng gói thực phẩm: Tiêu chuẩn toàn cầu về vật liệu đóng gói được thiết kế để bảo vệ người tiêu dùng bằng cách cung cấp nền tảng chung cho việc chứng nhận các công ty cung cấp vật liệu đóng gói cho các nhà sản xuất thực phẩm.
Những tiêu chuẩn này đặt ra các nguyên tắc quan trọng để đảm bảo an toàn và vệ sinh trong sản xuất và cung ứng thực phẩm.
Xem thêm: Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Mô hình từ lý thuyết đến thực tiễn
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Tổng hợp 25 văn bản pháp luật lĩnh vực an toàn thực phẩm mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!