Mục lục bài viết
1.Quy định chung về trái quyền
Người có quyền yêu cầu còn được gọi là chủ thể có hoặc trái chủ; người được yêu cầu còn được gọi là người có nghĩa vụ hoặc chủ thể nợ hoặc thụ trái. Trái quyền còn được gọi là trái vụ, nếu việc tiếp cận quan hệ được thực hiện từ góc độ người có nghĩa vụ. Trái quyền, trái vụ, nghĩa vụ là những cách gọi khác nhau để chỉ cùng một quan hệ pháp luật.
Trong pháp luật tài sản, trái quyển được hình dung như một thực thể kép tồn tại cùng một lúc ở hai sản nghiệp thuộc về hai người khác nhau: trong sản nghiệp của người có quyền, trái quyền được ghi nhận trong khối tài sản có, trong sản nghiệp của người có nghĩa vụ, trái quyển được ghi nhận ở khối tài sản nợ.
Trong ngôn ngữ thông dụng, trái quyền còn đượ gọi là quyền chủ nợ.
Lí thuyết về trái quyền bắt đầu được xây dựng trong luật La Mã, được biết dưới tên gọi jus ad rem (quyền được chuyển giao một vật) và đã được hoàn thiện ở trình độ cao. Jus ad rem là một quyền phát sinh từ một quan hệ pháp lí gọi là obligafio, tức là một mối liên hệ pháp lí theo đó một người buộc phải trả một vật nào đó, phù hợp với các quyền của một người khác. Các thành tựu trong luật La Mã liên quan đến trái quyền được tiếp thu, thừa kế và tiếp tục phát triển trong luật cận đại và đương đại của các nước theo văn hoá pháp lí romano-germanique.
Đối tượng của trái quyển là hành vi mà người có nghĩa vụ phải thực hiện nhằm đáp dứng yêu cầu của người có quyền. Hành vi đó được thể hiện dưới một trong ba hình thức: làm một việc (ví dự: giao hàng, sửa chữa một chiếc xe, xây dựng một căn nhà...), không làm một việc (ví dụ: cam kết của một thương nhân đã chuyển nhượng sản nghiệp thương mại của mình cho người khác về việc không lập một cơ sở kinh doanh mới trong vùng. để giành thị phần với người được chuyển nhượng) hoặc chuyển quyền sở hữu đối với một tài sản (ví dụ: chuyển quyền sở hữu đối với một số lượng hàng hoá củng loại).
Pháp luật hiện hành không sử dụng thuật ngữ “trái quyền" mà dùng thuật ngữ “quyền yêu cầu” để chỉ mối quan hệ giữa một người có quyển và một người có nghĩa vụ tương ứng. Người có trái quyền, tức là chủ thể có hoặc trái chủ, được gọi là “người có quyền". Luật chung về nghĩa vụ (đồng thời cũng là luật chung về quyển yêu cầu) được ghi nhận trong Bộ luật dân sự và mang đầy đủ các đặc điểm về cấu trúc pháp lý và về tính chất của trái quyền trong luật La tinh
Tóm lại, Trái quyền (hay còn được gọi là trái vụ) là quyền của một cá nhân, được pháp luật cho phép yêu cầu một chủ thể khác khác thực hiện một nghĩa vụ nhất định đối với mình. Nghĩa vụ đó có thể là việc thực hiện một công việc nhất định hoặc không làm một việc hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên có quyền.
2. Quan hệ trái quyền là gì ?
Quan hệ trái quyền là quan hệ mà bên có quyền chỉ được thoả mãn lợi ích của mình thông qua hành vi thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.
Ví dụ như quyền của bên bán (quyền nhận tiền bán tài sản) trong quan hệ họp đồng mua bán chỉ được thoả mãn thông qua hành vi thực hiện nghĩa vụ của bên mua (nghĩa vụ trả tiền mua tài sản) và tương ứng quyền bên mua (nhận tài sản mua, xác lập quyền sở hữu với tài sản mua, được hướng dẫn sử dụng tài sản mua, được bảo hành đối với tài sản mua trong một thời hạn nhất định...) thì cũng chỉ được thoả mãn thông qua hành vi thực hiện nghĩa vụ của bên bán tài sản
3. Quan hệ tuyệt đối và quan hệ tương đối
Dựa trên tính xác định chủ thể, quan hệ pháp luật dân sự được chia thành quan hệ tuyệt đối và quan hệ tương đối.
Quan hệ tuyệt đối là quan hệ mà chủ thể mang quyền được xác định, các chủ thể còn lại đều là chủ thể mang nghĩa vụ. Quan hệ sở hữu là một loại quan hệ điển hình thuộc quan hệ tuyệt đối. Khi thực hiện các quan hệ tuyệt đối, các chủ thể có nghĩa vụ, tức là mọi chủ thể còn lại trong xã hội mà không có sự phân biệt nào đều phải tôn trọng quyền của bên mang quyền.
Quan hệ tương đối là quan hệ mà chủ thể mang quyền và chủ thể mang nghĩa vụ đều xác định cụ thể. Bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của mình để mang lại lợi ích cho bên có quyền và ngược lại. Tuy nhiên, nhiều quan hệ tương đối mà chỉ có một bên có nghĩa vụ, bên kia chỉ có quyền. Quan hệ tương đối chiếm đa sô trong các quan hệ pháp luật dân sự như quan hệ hợp đồng...
4, Phân loại trái quyền:
- Trái quyền là nghĩa vụ, là hành vi của thể của người có nghĩa vụ Chẳng hạn như nghĩa vụ bồi thường trong chương về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Chương XX ( từ Điều 548 đến Điều 608 Bộ luật dân sự năm 2015), nghĩa vụ của bên cung cấp dịch vụ trong hợp đồng dịch vụ (Mục 9 Chương XVI từ Điều 513 đến Điều 521 Bộ luật dân sự năm 2015) cụ thể:
Bên có hành vi gây tổn hại đến danh dự nhân phẩm uy tín của người khác sẽ có trách nhiệm bồi thường tất cả các khoản trên nếu bên có quyền có đầy đủ cơ sở chứng cứ chứng minh cho sai phạm và môi quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra
- Trái quyền được đảm bảo bằng 1 nghĩa vụ tài sản của người có nghĩa vụ. Chẳng hạn như nghĩa vụ của bên bán trong việc giao tài sản bán cho bên mua, hoặc là bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền cho bên bán.
Trái quyền có đối tượng là tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự thể hiện trong các quy định về nghĩa vụ và hợp đồng dân sự, các quan hệ mua bán tài sản. Nếu trong trường hợp quan hệ đó là việc thực hiện nghĩa vụ giao vật thì bên có nghĩa vụ phải đảm bảo việc bảo quản giữ gìn vật cho đến khi giao, nếu đó là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật theo đúng tình trạng hai bên đã giao kết, nếu trong trường hợp là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng và chất lượng như đã thoả thuận và nếu không có thoả thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình; nếu là vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ.
Việc xác định mức bồi thường dựa trên sự thỏa thuận của các bên, có thể bằng tiền bằng hiện vật hoặc bằng một công việc cụ thể. Bên trái chủ là bên được hưởng các quyền lợi mà bên thụ trái đem lại dựa trên cơ sở những thiệt hại có thể tính được bằng giá trị cụ thể.
Có trường hợp thụ trái thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ nhưng trái chủ lại không chịu tiếp nhận; khi đó, luật phải đặt ra một chế định cho phép tiếp nhận thay, để giải phóng thụ trái khỏi quan hệ nghĩa vụ ấy. Cũng có trường hợp thụ trái không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ; khi đó, trái chủ phải tiến hành cưỡng chế theo các thủ tục rất phức tạp và tốn kém.
5, Chế độ pháp lý về trái quyền
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Pháp luật dân sự- Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)