Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê nhận giải đáp thắc mắc. Nội dung câu hỏi đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật Lao động năm 2019
2. Khái niệm về tranh chấp lao động
Tranh chấp lao động xảy ra thường xuyên và đi cùng với phát triển của xã hội thì quan hệ lao động ngày càng trở nên phức tạp đó cũng chính là lí do khiến cơ hội cho tranh chấp lao động phổ biến hơn. Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi nhắc đến "tranh chấp lao động" nó có thể được hiểu là sự hiểu lầm, hiềm khích về quan hệ giữa công nhân và chủ sử dụng lao động hay cũng có thể hiểu là sự bất đồng quan điểm giữa các chủ thể quan hệ lao động. Để cụ thể hơn về khái niệm "tranh chấp lao động", Bộ luật Lao động 2019 đã quy định vấn đề này tại khoản 1 Điều 179 như sau:
"1. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động."
3. Khái niệm về tranh chấp lao động tập thể
Đối với tranh chấp lao động tập thể cũng được quy định cụ thể tại khoản 2 của Điều 179 Bộ luật Lao động năm 2019 với nội dung sau:
2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh trong trường hợp sau đây:a) Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác;b) Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động;c) Khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí.3. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:a) Tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể;b) Khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
4. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp tập thể
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến làm phát sinh tranh chấp lao động tập thể nhưng chủ yếu vẫn là nguyên nhân về kinh tế và nguyên nhân về xã hội:
Về nguyên nhân kinh tế: Có thể sung đột về quyền và lợi ích mà những quyền và lợi ích đó liên quan đến vật chất cũng là điều dễ thấy ở tranh chấp lao động. Sự trao đổi sức lao động lấy thu nhập để phục vụ nhu cầu của đời sống là của người lao động, còn người sử dụng lao động thì cần sức lao động để thực hiện các quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc để giái quyết công việc. Vì mục đích lợi nhuận riêng mà người sử dụng lao động có thể tìm mọi cách để tận dụng sức lao động của người lao động, làm vậy sẽ khiến giới hạn lao động bị vượt quá quy định, từ đó ảnh hưởng trực tiếp quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động. Sự phối hợp luôn có những mâu thuẫn do cách nhìn nhận không đồng nhất hoặc do phương thức trao đổi gây ra sự bất đồng. Sự xung đột xuất hiện cũng rất bình thường nhưng gần như chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các tranh chấp lao động nói chung.
Về nguyên nhân xã hội: Sự khác biệt bề địa vị, cách cư xử,...của các bên trong quan hệ lao động cũng là nguyên nhân gây ra tranh chấp lao động. Cũng có thể do trình độ văn hóa của người lao động còn rất hạn chế, đến quyền lợi của mình mà họ cũng chưa biết. Người sử dụng lao động và người lao động cũng có những điều kiện và mục đích khác nhau nên tranh chấp trong lao động là điều khó tránh khỏi.
5. Quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 về tranh chấp lao động tập thể
Chương XIV của Bộ luật Lao động 2019 (Từ Điều 179 đến Điều 211) đã có những quy định về giải quyết tranh chấp lao động. Tại Điều 179 Luật này có quy định về tranh chấp lao động như sau:
“1. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Các loại tranh chấp lao động bao gồm:
a) Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
b) Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.
2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh trong trường hợp sau đây:
a) Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác;
b) Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động;
c) Khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí.
3. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
a) Tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể;
b) Khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn theo quy định của pháp luật.”
Cụ thể hơn ở Mục 3 chương này đã quy định về thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền (từ Điều 191 đến Điều 194) và Mục 4 đã quy định về thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích (từ Điều 195 đến Điều 197). Ở hai mục này, quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể; trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể; thời hiệu yêu cầu giải quyết về quyền và giải quyết tranh chấp về lợi ích.
6. Đánh giá quy định của Bộ luật Lao động 2019 về vấn đề tranh chấp lao động tập thể
So với quy định về khái niệm tranh chấp lao động trong Luật cũ thì Bộ luật Lao động 2019 có khác biệt lớn hơn. Khái niệm về tranh chấp lao động trong Bộ luật Lao động 2019 đã đưa ra giải thích tranh chấp lao động cụ thể hơn về các loại tranh chấp được xem là tranh chấp lao động. Việc quy định rõ hơn về các loại tranh chấp lao động góp phần giúp cho người lao động có thể xác định được quan hệ tranh chấp từ đó có thể bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình khi có tranh chấp xảy ra.
Ngoài ra Hội đồng trọng tài lao động còn được bổ sung thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền thay thế cho thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định trước đây. Điều 193 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền của Hội đồng trọng tài lao động như sau:
Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập, căn cứ vào quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác, Ban trọng tài phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp. Đối với tranh chấp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 179 của Bộ luật này mà xác định có hành vi vi phạm pháp luật thì Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết mà lập biên bản và chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động theo quy định tại Điều này thì trong thời gian Hội đồng trọng tài lao động đang tiến hành giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm (khoản 2, Điều 194 Bộ luật Lao động 2019).
Bên cạnh đó, tương tự như quy định của Bộ luật Lao động trước đây thì Bộ luật Lao động 2019 đã quy định các tranh chấp lao động tập thể đều phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động. Tuy nhiên, trong tranh chấp lao động về quyền thì một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải hoặc hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải, hoặc trường hợp hòa giải không thành thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án để giải quyết.
* * * * *
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900 6162 hoặc gửi qua email: luatsu@luatminhkhue.vn để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Pháp luật.