1. Trích đo địa chính là gì?

Trích đo địa chính là quá trình ghi lại các thông tin về địa hình, địa chất, địa danh và các đối tượng vật lý khác trên một khu vực cụ thể, nhằm tạo ra một bản đồ chi tiết và chính xác của khu vực đó. Các thông tin này có thể bao gồm địa hình, vị trí đường đi, cơ sở hạ tầng, địa danh và các chi tiết khác. Quá trình trích đo địa chính được thực hiện bởi các chuyên gia địa lý, các kỹ sư đo đạc, và các nhà khoa học địa chất, sử dụng các công cụ và phương pháp đo đạc hiện đại để tạo ra bản đồ địa chính chính xác và chi tiết.. Nội dung này được nêu rõ tại khoản 5 và khoản 6 Điều 3 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT như sau: Trích đo địa chính thửa đất là việc đo đạc địa chính riêng đối với thửa đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai.Mảnh trích đo địa chính là bản vẽ thể hiện kết quả trích đo địa chính thửa đất.

 

2. Quy định của pháp luật về sổ đỏ

2.1. Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là thuật ngữ được sử dụng để gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” dựa vào màu sắc bên ngoài của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp trước ngày 10/12/009, sau đó nhà nước đã thống nhất hai loại giấy này thành một loại giấy chung có tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất. Theo khoản 3 Luật đất đai 2013, Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Và tại Điều 99 Luật Đất đai năm 2013 (thay thế bởi: Luật đất đai năm 2024 mới nhất) quy định Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

STT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
1 Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các Điều 100, 101 và 102 của Luật Đất đai 2013;
2 Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
3 Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
4 Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành công đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
5 Người trúng đấu giá quyền sử dụng;
6 Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
7 Người thu mua nhà ở. tài sản khác gắn liền với đất;
8 Người được nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
9 Người sử dụng đất tách thửa. hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc cái thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
10 Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất

 

2.2. Điều kiện để được cấp sổ đỏ

Do trước đây, việc mua bán đất diễn ra sơ sài, tính pháp lý không cao nên nhiều trường hợp hồ sơ chuyển nhương, đăng ký quyền sử dụng đất gặp nhiều khó khăn. Theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013, để xác định điều kiện cấp sổ đỏ chia ra làm 02 trường hợp là: có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không có giấy tờ về quyền sử dụng đất.

* Cá nhân, hộ gia đình có giấy tờ về quyền sử dụng đất: 

Đối với những cá nhân, hộ gia đình có giấy tờ về quyền sử dụng đất chia ra làm 02 trường hợp là giấy tờ đứng tên mình và giấy tờ đứng tên người khác.

- Trường hợp giấy tờ về quyền sử dụng đứng tên mình sẽ cần những tài liệu sau đây theo quy định của Điều 100 luật Đất đai 2013:

  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất trước 15/03/1993 do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, số địa chính trước ngày 15/10/1993.
  • Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, giấy tờ bàn giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất.
  • Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất trước 15/20/1993 và được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã được sử dụng trước 15/10/1993.
  • Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở, giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định.
  • Giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất về quyền sử dụng đất.
  • Một số giấy tờ khác được xác lập trước 15/10/1993 theo quy định của Chính phủ.

- Trường hợp cá nhân, tổ chức có các giấy tờ nêu tại trường hợp trên mà là tên người khác sẽ phải đáp ứng đồng thời các điều kiện cấp sổ đỏ:

Đang sử dụng đất có các giấy tờ nếu trên nhưng tên của người khác kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan. Chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất tính đến trước ngày 01/07/2014 và không có tranh chấp.

- Đối với những trường hợp cá nhân, hộ gia đình được sử dụng đất theo quyết định, bản án của Tòa án cần có tài liệu:

Cá nhân, hộ gia đình được sử dụng đất theo quyết định, bản án của Tòa án. Quyết định thi hành bản án của cơ quan thi hành án. Văn bản công nhận kết quả hòa giải thành. Quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực.

- Cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng được đất nước giao, cho thuê từ 15/10/1993 đến 01/07/2014 mà chưa được cấp sổ đỏ.

* Cá nhân, hộ gia đình không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

- Trường hợp không phải nộp tiền sử dụng đất:

Đang sử dụng đất trước ngày 01/07/2014 mà không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất. Có hộ khẩu tại địa phương và đang sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Được ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.

- Trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất:

Đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất sử dụng ổn định từ trước 01/07/2014 và không vi phạm pháp luật đất đai. Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch.  

>> Xem thêm: Được cấp trích lục địa chính rồi sao lại không được cấp sổ Đỏ?

 

3. Có bản trích đo địa chính được cấp Sổ đỏ không?

Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ, Sổ hồng) thì người đang sử dụng đất phải có đủ điều kiện theo quy định.

Trong đó, điều kiện được cấp sổ được chi thành 02 nhóm, có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không có giấy tờ về quyền sử dụng đất.

Điều 100 Luật Đất đai 2013 và khái niệm mảnh trích đo địa chính như trên có thể thấy bản trích đo địa chính không phải là một trong những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP nên việc có hay không có bản trích đo không phải là cơ sở, điều kiện để được cấp Sổ đỏ.

Theo những điều kiện đã trình bày ở trên, hộ gia đình, cá nhân muốn được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng thuộc diện có giấy tờ về quyền sử dụng đất phải có một trong các loại giấy tờ: Giấy tờ hợp pháp về tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;...

Vậy nên bản trích đo không phải là cơ sở, điều kiện để được cấp Sổ đỏ, sổ hồng. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ căn cứ vào điều kiện được cấp sổ để cấp sổ cho người sử dụng đất chứ không hoàn toàn do bản trích đo địa chính.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn điều kiện, thủ tục xin cấp sổ đỏ trực tuyến1900.6162 để được tư vấn trực tiếp. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng./.