1. Trợ cấp thôi việc là gì?

- Trợ cấp thôi việc là khoản tiền khi hợp đồng lao động chấm dứt dứt hợp đồng lao động, người lao động phải làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Các trường hợp chấm dứt dứt lao động được trợ cấp thôi việc như sau:
- Hết hạn hợp đồng lao động.

+  Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

+  Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do có thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án của Tòa án đã có hiểu lực pháp luật.

+  Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

+ Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, ,mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền  và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

+  Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật.

+  Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

- Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề theo hợp động lao động trước khi người lao động thôi việc.

 

2. Trợ cấp mất việc làm là gì?

Trợ cấp mất việc làm là khoản tiền do người sử dụng lao động chi trả người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng bị mất việc làm do:

- Thay đổi cơ cấu, công nghệ: 

+ Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động. 

+ Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

+ Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.

- Vì lý do kinh tế:

+ Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế.

+ Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

- Trong trường hợp chia,tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động .

Người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Thời gian làm việc để trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi viễ, trợ cấp mất việc làm.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

 

3. Trợ cấp thôi việc, mất việc làm có phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay không?

Căn cứ vào Điều 7 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 và Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:

- Thu nhập kinh doanh.

- Thu nhập từ tiền lương, tiền công.

- Thu nhập từ đầu vốn.

- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.

- Thu nhập từ trúng thưởng.

- Thu nhập từ bản quyền.

- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.

- Thu nhập từ nhận thừa kế.

- Thu nhập từ nhận quà tặng.

Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm thuộc thu nhập từ tiền công, tiền lương, đây là khoản thu nhập của người lao động nhận được từ người sử dụng lao động. Căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT- BTC có quy định về các khoản phụ cấp, trợ cấp không phải tính thuế như sau:

- Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

- Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo về tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.

- Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.

- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.

- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tại lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật lao động và Luật bảo hiểm xã hội.

- Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.

- Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.

- Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

- Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.

- Phụ cấp đặc thù ngành nghề.

Như vậy, căn cứ vào các trước hợp nêu trên trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là thu nhập từ tiền lương, tiền công thì không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

 

4. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế và phương pháp tính thuế thu thu nhập cá nhân

- Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.

- Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền công, tiền lương: 

+ Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên thì tính thuê thu nhập cá nhân theo biểu thuế lũy tiến từng phần.

+ Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao thì cá nhân, tổ chức chi trả thu nhập từ hai triệu ( 2.000.000 ) đồng/ lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trươc khi trả cho cá nhân.

+ Cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân với thuế suất 20%.

Trên đây là toàn bộ những thông tin tư vấn về trợ cấp thôi việc, mất việc làm có phải nộp thuế thu nhập cá nhân của Luật Minh Khuê.Quý khách hàng có nhiều vướng mắc vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật thuế qua số điện thoại 1900.6162 để được tư vấn pháp luật.