1. Giới thiệu trung về Trung Quốc
Đất nước Trung Hoa với diện tích rộng lớn vào bậc nhất thế giới, dân số đông nhất thế giới, nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên và nhân tạo, văn hóa rất phong phú đa dạng và tương đồng với Việt Nam.
Tên nước: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa
Ngày quốc khánh: 1/10/1949
Vị trí địa lý: Trung Quốc nằm ở phần nửa phía Bắc của Đông bán cầu, phía Đông Nam đại lúc Á-Âu, phía Đông và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương.
Diện tích: 9,6 triệu km2
Khí hậu: Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm đến khô. Nhiệt độ trung bình toàn quốc tháng 1 là -4,7 độ C, tháng 7 là 26 độ C. Ba khu vực được coi là nóng nhất là Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh.
Dân số: 1,44 tỷ người (Qúy 1/2021)
Dân tộc: Trung Quốc có 56 dân tộc. Dân tộc Hán là chủ yếu, các dân tộc thiểu số (chiếm 6% dân số cả nước và phân bố trên 50%-60% diện tích toàn quốc)
Hành chính: gồm 31 tỉnh, thành phố, trong đó có 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc Trung ương. Ngoài cấp hành chính Trung ương, Trung Quốc còn có 4 cấp hành chính gồm tỉnh, địa khu, huyện, xã.
Đơn vị tiền tệ: Đồng Nhân dân tệ có đơn vị là Yuan (Nguyên), 1 Y = 10 jiao (hào) = 100 fen (xu)
Tôn giáo: Có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo Hồi, Thiên chúa giáo.
Ngôn ngữ: Tiếng Hán phổ thông lấy âm Bắc Kinh làm tiêu chuẩn.
Về giáo dục: Trung Quốc là một nước đông dân trên thế giới, có nhiều người tiếp thu giáo dục. Trung Quốc đang phát triển giáo dục quy mô lớn nhất trên thế giới, hiện nay có hơn 200 triệu người theo học tại các loại trường các cấp chế độ học cả ngày.
Giáo dục của Trung Quốc chia làm 4 giai đoạn gồm giáo dục mẫu giáo, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, giáo dục đại học. Nhà nước thi hành giáo dục nghĩa vụ 9 năm từ tiểu học đến sơ trung (tương đương với trung học cơ sở). Học sinh ở vào giai đoạn giáo dục nghĩa vụ, không cần nộp học phí, mỗi năm chỉ cần nộp mấy trăm nhân dân tệ tiền sách vở và tiền tạp phí.
Nhà nước Trung Quốc rất coi trọng phát triển giáo dục nghĩa vụ, thông qua cố gắng, tỷ lệ phổ cập giáo dục nghĩa vụ của Trung Quốc đã từ chưa đến 80% mười mấy năm trước phát triển đến hơn 90%. Mấy năm tới, nhà nước Trung Quốc đặt trọng điểm giáo dục vào việc phát triển giáo dục nghĩa vụ vùng nông thôn và giáo dục đại học, mong tất cả trẻ em đều được đi học, đồng thời mau chóng thành lập Trường đại học hàng đầu thế giới.
Giáo dục Trung Quốc chủ yếu là giáo dục công lập của nhà nước. Những năm gần đây, giáo dục dân lập cũng có sự phát triển, nhưng nói chung, quy mô và trình độ giáo dục còn chưa thể so sánh với trường công lập.
Về chữ viết: Người Trung Quốc đã cho ra đời chữ viết của riêng mình từ rất sớm, ngay từ đời nhà Thương, người Trung Hoa đã có chữ Giáp cốt được viết trên mai rùa, xương thú, được gọi là Giáp cốt văn. Qua quá trình biến đổi, từ Giáp cốt văn hình thành trên Thạch cổ văn, Kim văn. Tới thời Tần, sau khi thống nhất Trung Quốc, chữ biết cũng được thống nhất trong khuôn hình vuông được gọi là chữ Tiểu triên.
Về văn học Trung Quốc: Có bề dày lịch sử hàng ngàn năm, từ các tài liệu lưu trữ của các triều đại cho đến các tiểu thuyết hư cấu từ thời trung cổ để phục vụ cho các độc giả người Trung Quốc biết chữ. Trung Quốc có một kho tàng văn học cổ điển phong phú, bao gồm cả thơ và văn xuôi, có niên đại từ thời nhà Đông Chu (770-256 trước Công nguyên) và bao gồm các tác phẩm kinh điển được cho là của Khổng Tử.
Các tác phẩm văn học nổi tiếng: Kinh Thi, Thơ Đường, Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân, Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần...
Văn học Trung Quốc hiện nay đang trong quá trình hiện đại hóa mạnh mẽ. Các tác phẩm văn học hướng tới đời sống quần chúng lao động, cải cách văn tự và cách hành văn. Trong làng văn học xuất hiện ngày càng nhiều các cây bút trẻ tuổi và bước đầu đã khẳng định được chỗ đứng của mình.
Sử học: Người Trung Hoa thời cổ rất có ý thức về biên soạn sử. Nhiều nước thời Xuân - Thu đã đặt các quan chép sử. Trên cơ sở quyển sử nước Lỗ, Khổng Tử dã biên soạn ra sách Xuân Thu.
Tới thời Hán, Tư Mã Thiên là một nhà viết sử lớn đã để lại Phẩm Sử Kí, chép lại lịch sử Trung Quốc gần 3.000 năm, từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế.
Tới thời Đông Hán, có các tá cphaarm Hán thư của Ban Cố, Tam Quốc Chí của Trần Thọ, Hậu Hán thư của Phạm Diệp.
Tời thời Minh - Thanh, các bộ sử như Minh sử, Tứ khố toàn thư là những di sản văn hóa đồ sộ của Trung Quốc.
2. Những thành tựu mà Trung Quốc đã đạt được về kinh tế
Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng từ 54.000 tỉ nhân dân tệ (khoảng 7.390 tỉ USD) vào năm 2012 lên 114.000 tỉ nhân dân tệ (khoảng 15.600 tỉ USD) vào năm 2021, với tỉ trọng trong nền kinh tế thế giới tăng từ 11,3% lên 18,5%
Cũng trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2021, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc tăng từ 6.300 USD lên hơn 12.000 USD, vượt qua GDP bình quân đầu người của thế giới.
Là cường quốc sản xuất hàng đầu thế giới, giá trị gia tăng của lĩnh vực sản xuất Trung Quốc tăng từ 17.000 tỉ nhân dân tệ (khoảng 2.300 tỉ USD) lên 31.400 tỉ nhân dân tệ (khoảng 4.300 tỉ USD) - tăng từ 22,5% lên gần 30% tổng giá trị sản xuất của thế giới.
Từ năm 2017 đến năm 2021, Trung Quốc duy trì vị trí là quốc gia thương mại hàng hóa hàng đầu thế giới trong 5 năm liên tiếp.
Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã giành chiến thắng trong cuộc chiến chống đói nghèo lớn nhất trong lịch sử nhân loại với tất cả 832 huyện nghèo đói ở Trung Quốc đã thoát nghèo. Gần 100 triệu người nghèo nông thôn theo tiêu chuẩn hiện tại dã thaost nghèo và hơn 9,6 triệu người nghèo đã được di dời đến các khu vực dễ tiếp cận
Trung Quốc đã đạt được những thành tựu lịch sử trong việc giải quyết vấn đề nghèo đói tuyệt đối, đóng góp đáng kể vào công cuộc xóa đói giảm nghèo toàn cầu.
Trong một thế giới ngày càng linh hoạt và thay đổi, kinh tế Trung Quốc trong thời kỳ mới thường xuyên gặp phải những cú sốc từ bên ngoài. Hậu quả của cuộc khủng hoàng tài chính toàn cầu năm 2008; căng thẳng thương mại Mỹ - Trung từ năm 2018; đại dịch COVID-19 bùng phát năm 2020 vẫn tiếp tục cho đến ngày nay và xung đột Nga - Ukraina đã gây ra những cú sốc mới và kéo dài cho nền kinh tế Trung Quốc.
Tuy nhiên, trước những bất ổn gia tăng do các cú sốc bên ngoài thường xuyên gây ra, nền kinh tế Trung Quốc đã chứng tỏ khả năng phục hồi mạnh mẽ nhờ hệ thống công nghiệp hoàn chỉnh, nguồn nhân lực dồi dào, cơ sở hạ tầng thuận tiện, thị trường trong nước mạnh mẽ và sự năng động của thị trường rộng lớn, do đó tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế thế giới.
Từ năm 2013 đến năm 2021, đóng góp trung bình của Trung Quốc vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu vượt đạt trên 30%, đứng đầu trên thế giới. Bất chấp tác động của đại dịch, nền kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp tục thể hiện khả năng phục hồi và năng động mạnh mẽ.
Năm 2020, GDP của Trung Quốc tăng 2,3% trở thành nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới đạt được mức tăng trưởng dương sau đại dịch. GDP của Trung Quốc tăng 8,1% vào năm 2021, tiếp tục nằm trong số các nền kinh tế lớn hoạt động tốt nhất.
Ngay cả trong bối cảnh kinh tế toàn cấu suy thoái và phục hồi nhẹ trong năm nay, kinh tế Trung Quốc vẫn là một điểm sáng. Tỏng 8 tháng đầu năm nay, tổng giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc là 4,190 tỉ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây chỉ là dấu tốt cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục lạc quan trên thị trường Trung Quốc. Với sự hỗ trợ của một hệ thống kinh tế linh hoạt, các nguyên tắc cơ bản duy trì sự phát triển lâu dài của Trung Quốc sẽ không thay đổi.
3. Trọng tâm của đường lối đổi mới của Trung Quốc (1978 - 2000)
A. Phát triển văn hóa, giáo dục.
B. Cải tổ chính trị
C. Phát triển kinh tế.
D. Phát triển kinh tế, chính trị
→ C
Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của "Đường lối chung" trong công cuộc cải cách là lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn.
Vừa rồi Luật Minh Khuê đã trình bày nội dung về Trọng tâm của đường lối đổi mới của Trung Quốc (1978 - 2000)? Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích đối với quý bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn!