1. Khái quát chung về trú quán, nguyên quán và quê quán 

1.1. Trú quán là gì?

Trú quán là nơi sinh sống thường xuyên của một người, được xác định theo cấp hành chính từ cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh, theo pháp luật cư trú Việt Nam hiện tại không có định nghĩa về trú quán mà chỉ có định nghĩa về nơi cư trú.

Theo đó tại Điều 11 Luật Cư trú 2020 quy định nơi cư trú của cá nhân là chỗ ở hợp pháp của người đó, nơi họ thường xuyên sinh sống, được xác định là nơi thường trú hoặc tạm trú

Đăng ký cư trú là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú và khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú.

Như vậy, về bản chất thì trú quán là nơi cư trú của một công dân và được xác định là nơi người đó đăng ký thường trú hoặc nơi người đó đăng ký tạm trú.

>> Xem thêm: Trình tự, thủ tục đăng ký tạm trú theo quy định mới 

 

1.2. Nguyên quán là gì?

Nguyên quán là quê gốc, cụm từ xuất hiện trên thẻ giấy Chứng minh nhân dân hoặc trong sổ hộ khẩu giấy,... dùng để xác định gốc gác của một cá nhân.

Nguyên quán là thường được xác định dựa trên căn cứ như: Nơi sinh sống của ông, bà nội sinh (nếu khai sinh theo họ cha) hoặc ông, bà ngoại sinh (nếu khai sinh theo họ mẹ).

Cách ghi nguyên quán trong các giấy tờ

Trước đây, Thông tư cũ số 36/2014/TT-BCA  (hiện đã hết hiệu lực) có quy định rất rõ về cách ghi nguyên quán trong các loại giấy tờ về đăng ký cư trú. Cụ thể, tại điểm e khoản 2 Điều 7 của Thông tư này có quy định như sau:

"e) Mục "Nguyên quán": Ghi nguyên quán theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo gốc gác của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại thì ghi theo gốc gác của cha hoặc mẹ. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại"

Như vậy, thông tin về nguyên quán sẽ được xác định: 

  • Ghi nguyên quán theo giấy khai sinh
  • Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo gốc gác của ông hoặc bà
  • Trường hợp không xác định được ông hoặc bà thì ghi theo gốc gác của cha hoặc mẹ. Lưu ý, cần ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh (nếu địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại).

 

1.3. Quê quán là gì?

Quê quán là địa danh được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

Hiện nay, quê quán được xác định theo khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014, cụ thể như sau:"8. Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh."

Có thể hiểu một cách đơn giản nhất thì quê quán chính là nơi sinh trưởng của một người, nơi anh em, họ hàng của người đó sinh sống và làm ăn lâu đời.

Cách ghi quê quán trong giấy khai sinh:

Để ghi quê quán trong giấy khai sinh thì cần căn cứ vào giấy khai sinh của cha, mẹ để ghi đúng thông tin về quê quán của con khi thực hiện tờ khai đăng ký khai sinh và giấy khai sinh.

Ngoài cách ghi quê quán trong giấy khai sinh thì cách ghi nơi sinh cũng là quan tâm của nhiều người. Do đó, chúng tôi xin chia sẻ thêm về cách ghi nơi sinh, cụ thể như sau:

Thông tư số 04/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn về cách ghi nơi sinh trong hai trường hợp cụ thể sau đây:

- Trường hợp sinh tại cơ sở y tế thì ghi rõ tên cơ sở y tế và địa chỉ trụ sở cơ sở y tế.

Ví dụ:

  • Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, đường La Thành, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Trạm y tế xã Song Vân, huyện Tân Yên, TP Bắc Giang

- Trường hợp sinh ra ngoài cơ sở y tế thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính(xã, huyện, tỉnh), nơi sinh ra.

Ví dụ: xã Xuân Phú, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

>> Xem thêm: Xin giấy xác nhận tạm trú ở đâu? Làm online mất bao lâu?

 

2. Phân biệt trú quán, nguyên quán và quê quán:

  Về mặt bản chất thì những thuật ngữ trú quán, nguyên quán và quê quán đều mang nghĩa chỉ nơi ở, nơi sinh sống, đều chỉ gốc gác của một người. Song về bản chất pháp lý thì những thuật ngữ này lại mang nghĩa không giống nhau. Đặc biệt đối với hai thuật ngữ là nguyên quán và quê quán, theo đại từ điển Tiếng Việt (NXB Văn hóa thông tin năm 1998), quê quán: quê, nơi sinh trưởng; nơi anh em, họ hàng sinh sống lâu đời. Còn nguyên quán: quê gốc, phân biệt với trú quán. Tuy cùng mang nghĩa là gốc gác nhưng thực chất 2 thuật ngữ nguyên quán và quê quán sẽ rất dễ bị nhầm lẫn vì chúng mang những nét tương đồng nhất định nhưng bản chất là khác nhau.

Tiêu chí Trú quán Nguyên quán Quê quán
Căn cứ pháp lý Luật Cư trú 2020 Thông tư 36/2014/TT-BCA

 Luật Hộ tịch 2014

Thông tư 56/2021/TT-BCA

Khái niệm Là nơi cư trú của một công dân và được xác định là nơi người đó đăng ký thường trú hoặc nơi người đó đăng ký tạm trú Là cụm từ xuất hiện trên thẻ giấy CMND/CCCD hoặc trong sổ hộ khẩu giấy...dùng để xác định nguồn gốc của một người Là địa danh được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ đăng ký khai sinh 
Bản chất nơi sinh sống thường xuyên (có thể không phải nơi sinh) cụm từ xuất hiện trên Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc trong sổ hộ khẩu. Nguyên quán mang bản chất là nơi sinh ra của cha người đó (không phụ thuộc có lớn lên ở đó hay không). Đối với trường hợp một người không xác định được cha thì quê quán xác định theo mẹ. địa danh được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ. Quê quán mang bản chất là nơi sinh ra và lớn lên của cha người đó. Đối với trường hợp một người không xác định được cha thì quê quán xác định theo mẹ.
Nguồn gốc Sử dụng trong đời sống hàng ngày cũng như trong thủ tục hành chính Thuật ngữ "nguyên quán" do Bộ Công An đưa ra để yêu cầu người dân khai trong các giấy tờ bộ này có thẩm quyền như :Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu Thuật ngữ "quê quán" do Bộ Tư pháp sử dụng để yêu cầu người dân khai khi đi làm giấy khai sinh, lý lịch
Căn cứ xác định  Được xác định theo đăng ký thường trú hoặc tạm trú, tạm vắng tại địa phương Nguyên quán của một người được xác định căn cứ theo gốc gác của ông bà nội hoặc ông bà ngoại Quê quán của một người được xác định theo gốc gác của cha mẹ hoặc xác định theo tập quán.
Loại văn bản hành chính & cách ghi trên loại giấy tờ đó Thường được ghi trong Giấy đăng ký thường trú, tạm trú, tạm vắng Được ghi trong Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu và được ghi theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo gốc gác của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại.  Được ghi trong Giấy khai sinh, lý lịch cá nhân 

Bài viết trên đã làm rõ những định nghĩa và những điểm cơ bản về các thuật ngữ trú quán, nguyên quán, quê quán cũng như phân biệt những thuật ngữ trên dựa trên những tiêu chí nổi bật và đầy đủ nhất. Nếu bạn đọc có bất cứ vướng mắc liên quan đến lĩnh vực pháp luật, có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp lý trực tuyến thông qua hotline: 19006162 để nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ Luật Minh Khuê. Trân trọng cảm ơn!