Mục lục bài viết
1. Xác định quê quán cho con trong giấy khai sinh như thế nào?
Thưa Luật sư! Luật sư cho em hỏi em đi khai sinh cho con nhưng em chưa biết xác định nguyên quán, quê quán của con như thế nào? Mong Luật sư giúp đỡ em ạ, xin cảm ơn Luật sư!
Trả lời:
Khái niệm nguyên quán và quê quán chưa được định nghĩa chính thức trong văn bản quy phạm pháp luật nào nên dễ gây nhầm lẫn cho nhiều người và áp dụng không đúng. Gây nhiều phiền phức cho người dân khi làm thủ tục liên quan đến xác định nguyên quán, quê quán. Hiện nay, trong các giấy tờ theo mẫu mới đã đổi hết thành “quê quán” thay cho “nguyên quán “. Có nghĩa là trong tất cả các giấy tờ liên quan đến cá nhân sẽ không ghi là "nguyên quán" mà sẽ ghi tất cả là "quê quán" tạo sự thông nhất.
Quê quán của con khi khai sinh sẽ được xác định căn cứ theo khoản 8, điều 4, Luật hộ tịch năm 2014 như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
8. Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
Và trong điểm đ, khoản 1, điều 4, Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch cũng hướng dẫn rất cụ thể như sau:
Điều 4. Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử
1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;
b) Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh được cấp khi đăng ký khai sinh. Thủ tục cấp số định danh cá nhân được thực hiện theo quy định của Luật Căn cước công dân và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân, trên cơ sở bảo đảm đồng bộ với Luật Hộ tịch và Nghị định này;
d) Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra.
đ) Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 của Luật Hộ tịch.
>> Như vậy quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ (hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh). Trong trường hợp ghi quê quán của con trong giấy khai sinh thì có thể để theo cha hoặc theo mẹ và cha, mẹ phải thỏa thuậ với nhau (có văn bản thỏa thuận).
Vậy nếu khai sinh cho con thì bố mẹ có thể lựa chọn quê quán của con theo cha hoặc mẹ. Khi cha mẹ thấy để quê quán của con ở đâu thuận lợi nhất cho con về sau này.
2. Xây dựng lớp mầm non có phải xin phép xây dựng ?
Hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép xây dựng, gọi ngay: 1900.6162
Luật sư trả lời:
Căn cứ vào Luật xây dựng 2014 , có quy định về việc miễn giấy phép xây dựng cho các công trình xây dựng taị điều 89 như sau :
Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng:
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:
a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;
Vậy trong trường hợp của bạn , bạn cần tìm hiểu xem tại miếng đất bạn định xây dựng đã có quy hoạch gì chưa . Nếu trường mầm non bạn xây dựng nằm trong phần đất chưa có quy hoạch phát triển đô thị cũng như quy hoạch chi tiết thì bạn không có nghĩa vụ phải xin giấy phép xây dựng theo quy định tại điểm k khoản 2 , điều 89 nêu trên . Ngược lại , bạn cần phải xin giấy phép trước khi xây dựng .
>> Xem thêm: Tư vấn về đòi đền bù mất xe ? Yêu cầu khởi kiện đòi bồi thường tài sản bị mất
3. Xây dựng, cơi nới thêm diện tích khu tập thể có trái pháp luật ?
Trả lời:
1. Xem xét vụ việc còn trong thời hiệu khởi kiện hay không?
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 429 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì
Điều 429. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồngThời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Trong trường hợp vụ việc đã quá thời hạn thì đương sự cần lưu ý đến trường thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện theo quy định
2. Thẩm quyền khởi kiện tào án?
Căn cứ theo Bộ luật tô tụng dân sự 2015 thì đương sự có quyền yêu cầu Tòa án cấp Huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết nếu đương sự không ở nước ngoài, tài sản tranh chấp không ở nước ngoài và không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài. Nếu đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản tranh chấp ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài thì đương sự phải yêu cầu Tòa án cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện.
3. Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
- Đơn khởi kiện ( Bạn có thể lên trang web: Luatminhkhue.vn để tải mẫu đơn khởi kiện )
- Giấy tờ vay nợ và các tài liệu khác.
- Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn
- Chứng minh nhân dân và Hộ khẩu của người khởi kiện
- Giấy tờ chứng minh vụ việc vẫn còn thời hiệu khởi kiện (nếu có).
3. Thủ tục giải quyết đòi nợ tại tòa án
3.1.Thủ tục thụ lý vụ án
Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện nếu vụ việc thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện. Nếu vụ việc không thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện nhưng Đơn khởi kiện chưa đúng mẫu quy định hoặc không đủ các nội dung quy định thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo thời hạn ấn định.
4. Xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng ?
Luật sư tư vấn:
Chào bạn, căn cứ theo Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau :
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.
5. Bồi thường thiệt hại do xây dựng gây ra ?
>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
Điều 605. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.
Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.
Như vậy, trong quá trình xây dựng nhà của bạn gây thiệt hại đến tài sản của nhà bên cạnh thì bạn phải bồi thường thiệt hại cho nhà bên cạnh. Về mức độ bồi thường thiệt hại: Mức độ bồi thường thiệt hại do hai bên thỏa thuận, căn cứ theo quy định của pháp luật và thiệt hại thực tế xảy ra, cụ thể gồm: mức thiệt hại thực tế đối với công trình lân cận bị hư hỏng và các chi phí khác có liên quan.
Hai bên có thể tự xác định mức thiệt hại của công trình liền kề nếu không tự xác định được mức độ thiệt hại thì một trong hai bên có thể thuê cơ quan định giá để xác định mức thiệt hại cụ thể để làm căn cứ bồi thường.
Nếu không thể thỏa thuận được về mức độ bồi thường bạn nên yêu cầu cơ quan nhà nước xem xét, giải quyết.
Công ty luật Minh Khuê (tổng hợp)