Mục lục bài viết
1. Người mất tích là gì ?
Có thể định nghĩa mất tích là tình trạng pháp lý của một cá nhân vắng mặt liên tục trong một thời gian dài mà không rõ còn sống hay đã chết do không còn tin tức liên quan đến cá nhân đó.
2. Điều kiện pháp lý về người mất tích ?
2.1 Điều kiện cần:
Theo BLDS Điều việc tuyên bố mất tích có thể được thực hiện trong trường hợp một người đã biệt tích từ hai năm trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, nhưng vẫn không có tin tức xác nhận người đó là còn sống. Có thể nhận thấy ngay một trong những điều kiện cần cơ bản là: người được yêu cầu tuyên bố mất tích phải là người vắng mặt đã từng được Toà án thông báo tìm kiếm mà không có kết quả. Nói cách khác, người bị tuyên bố mất tích phải là người vắng mặt trong thời gian ít nhất hai năm liên tục. Theo BLTTDS Điều 330 khoản 3, người yêu cầu phải gửi kèm theo đơn yêu cầu các chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích hai năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm. Trong trường hợp trước đó đã có quyết định của Toà án thông báo tìm kiếm người vắng mặt, thì phải có bản sao quyết định đó.
Từ câu chữ của điều luật vừa dẫn, có vẻ như việc tuyên bố mất tích có thể được yêu cầu cả trong trường hợp người bị yêu cầu tuyên bố mất tích chưa từng được chính thức tìm kiếm theo một thông báo của Toà án. Tuy nhiên, có thể tin rằng thủ tục thông báo tìm kiếm chỉ được bỏ qua đối với các trường hợp vắng mặt xảy ra trước khi BLDS 1995: không thể đòi hỏi việc bảo đảm các thủ tục nào đó trong điều kiện các thủ tục ấy chưa có.
2.2 Điều kiện đủ:
Cũng như tình trạng vắng mặt, tình trạng mất tích không được xác lập một cách đương nhiên. Một khi có đủ các yếu tố của trường hợp được dự kiến tại BLDS Điều , người có quyền và lợi ích liên quan có thể nộp đơn yêu cầu Toà án tuyên bố mất tích đối với nhân vật chính trong trường hợp đó (cùng điều luật). Theo BLTTDS các Điều 33 khoản và 35 khoản 2 điểm b, Toà án có thẩm quyền thụ lý yêu cầu là Toà án nơi cư trú cuối cùng của nhân vật chính đã nói. Và cũng theo BLTTDS Điều 36 khoản 2 điểm a, người yêu cầu có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm viêc hoặc có trụ sở (nếu là pháp nhân). Cũng như trong trường hợp vắng mặt, việc quyết định tuyên bố hay từ chối tuyên bố một người là mất tích là việc của thẩm phán dựa trên kết quả đánh giá các chứng cứ, thông tin do người yêu cầu cung cấp (BLTTDS Điều 332 khoản 2). Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu.
3. Hiệu lực về nhân thân, tài sản đối với người mất tích
Về quan hệ nhân thân: Người bị tuyên bố mất tích vẫn được suy đoán là còn sống. Bởi vậy, người này vẫn có thể được gọi để nhận di sản được thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tuy nhiên, sự suy đoán đã yếu đi rất nhiều so với tình trang vắng mặt, do thời gian biệt tích của đương sự kéo dài. Bởi vậy, người làm luật quy định rằng nếu vợ (chồng) của người bị tuyên bố vắng mặt yêu cầu được ly hôn, thì Toà án giải quyết cho ly hôn. Sự ly hôn trong trường hợp này là đương nhiên; thẩm phán phải tuyên bố cho ly hôn chỉ trên cơ sở đương sự xuất trình quyết định tuyên bố mất tích đối với chồng (vợ) của mình mà không xem xét các yếu tố khác như trong trường hợp ly hôn thông thường. Mặt khác, trong trường hợp người bị tuyên bố mất tích là một bên trong hợp đồng uỷ quyền, thì việc tuyên bố mất tích có tác dụng đương nhiên làm chấm dứt hợp đồng uỷ quyền (BLDS Điều 589 khoản 4).
Về quan hệ tài sản: Do người bị tuyên bố mất tích vẫn được suy đoán là còn sống, các tài sản của người này không được chuyển giao bằng con đường thừa kế mà vẫn tiếp tục thuộc về người này. Theo BLDS Điều 79, tài sản của người bị tuyên bố mất tích được quản lý giống như trong trường hợp vắng mặt. Vậy nghĩa là các tài sản được giao cho người được uỷ quyền quản lý tiếp tục được đặt dưới sự quản lý của người này; các tài sản chung được chủ sở hữu chung quản lý; tài sản chung của vợ chồng do vợ (chồng) của người mất tích quản lý;… Đặc biệt, nếu vợ (chồng) của người bị tuyên bố mất tích được phép ly hôn, thì tài sản của người mất tích (mà được đặt dưới sự quản lý của vợ (chồng) người này) sẽ được giao cho con đã thành niên hoặc cha mẹ của người mất tích quản lý (cùng điều luật); nếu không có những người này, thì người thân thích quản lý và nếu không có người thân thích, thì Toà án chỉ định người quản lý.
Có hai điều đáng chú ý:
1. Trong trường hợp tài sản của người mất tích được quản lý theo hợp đồng uỷ quyền, thì do việc uỷ quyền chấm dứt, việc tiếp tục quản lý tài sản sau khi có quyết định tuyên bố mất tích sẽ được thực hiện theo đúng các quy định tại các Điều 76 và 77 BLDS; người quản lý, về phần mình, sẽ mang tư cách người quản lý tài sản của người mất tích chứ không còn giữ tư cách người được uỷ quyền quản lý tài sản như trước;
2. Trong trường hợp vợ (chồng) của người mất tích được phép ly hôn, thì chế độ tài sản của vợ chồng cũng chấm dứt và khối tài sản chung của vợ chồng được chuyển thành sở hữu chung theo phần . Thông thường, người ly hôn sẽ không muốn duy trì chế độ tài sản chung mà sẽ yêu cầu phân chia. Bởi vậy, các tài sản được chuyển giao cho những người quản lý được ghi nhận tại Điều 79 BLDS là tài sản riêng của người mất tích và phần tài sản chung của vợ chồng được chia cho người này. Ngoài ra, cũng như người vắng mặt, người mất tích có thể được gọi để nhận một di sản không có khả năng thanh toán và cũng sẽ không được bảo vệ trong trường hợp di sản không có người quản lý chính thức và các tài sản thuộc di sản bị lẫn lộn với các tài sản của người mất tích.
4. Trường hợp người mất tích trở về
Huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích. Theo BLDS Điều 80 khoản 1, khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, thì thep yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền và lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích. Toá án có thẩm quyền là Toà án nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích (và cũng là Toà án đã ra thông báo tìm kiếm đối với người này), áp dụng BLTTDS Điều 35 khoản 2 điểm c
Tuy nhiên, theo BLTTDS Điều 36 khoản 2 điểm a, đối với các yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 26 của Bộ luật này, thì người yêu cầu có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc hoặc có trụ sở (nếu là pháp nhân) giải quyết. Khoản 3 Điều 26 ghi nhận yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích. Vậy có nghĩa rằng người yêu cầu có quyền yêu cầu Toà án nới cứ trú của mình huỷ quyết dịnh tuyên bố mất tích đối với một người cư trú ở một nơi khác.
Dường như Điều 35 khoản 2 điểm c chỉ xác định một trong những giải pháp có thể được lựa chọn chứ không khẳng định giải pháp đó là duy nhất. Bởi vậy, nếu áp dụng kết hợp các Điều 35 khoản 2 điểm b và 36 khoản 2 điểm a, thì :
- Người yêu cầu trước đây đã yêu cầu Toà án nơi cư trú của người bi mất tích tuyên bố người sau này mất tích có quyền yêu cầu Toà án
- Một người có quyền và lợi ích liên quan có thể yêu cầu Toà án nơi cư trú của mình huỷ quyết định tuyên bố mất tích đối với một người khác sau khi người bị tuyên bố mất tích trở về, ngay cả trong trường hợp
Các dấu hiệu của sự trở về của người mất tích cũng được xác định theo các tiêu chí giống như các tiêu chí được áp dụng cho trường hợp xác định người vắng mặt trở về.
Hiệu lực về nhân thân. Người mất tích không bị coi là đã chết, do đó, không có vấn đề khôi phục nhân thân pháp lý của người này khi người này trở về. Tuy nhiên, có trường hợp sau khi có quyết định tuyên bố mất tích đối với một người, vợ (chồng) của người này đã xin ly hôn và được phép ly hôn. Theo BLDS Điều 80 khoản 3, việc ly hôn trong trường hợp này vẫn có hiệu lực pháp luật. Bởi vậy, nếu người bị tuyên bố mất tích mà trở về và vợ (chồng) trước đây của người này muốn nối lại cuộc sống vợ chồng thì họ phải tiến hành đăng ký lại việc kết hôn. Nếu sau khi ly hôn, vợ (chồng) của người bị tuyên bố mất tích đã kết hôn vối người khác, thì cuộc hôn nhân sau vẫn có giá trị sau khi người mất tích trở về.
Hiệu lực về tài sản. Theo BLDS Điều 80 khoản 2, người bị tuyên bố mất tích mà trở về được nhận lại tài sản do người quản lý chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý. Cần nhấn mạnh rằng, cũng như trong trường hợp người vắng mặt trở về, việc người mất tích trở về chỉ có tác dụng chấm dứt chế độ quản lý thiết lập theo các điều 76 và 77 BLDS: chủ sở hữu chung, vợ (chồng) quản lý tài sản chung và không ly hôn vẫn tiếp tục quản lý các tài sản liên quan theo chế độ áp dụng đối với các tài sản đó ngay cả trong trường hợp người mất tích trở về.
Có trường hợp người mất tích, dù vẫn còn sống, ở trong tình trạng không có khả năng giao dịch, ví dụ, do hôn mê hoặc rối loạn tâm thần và không cò khả năng nhận thức được hành vi của mình. Khi đó, chế độ quản lý tài sản của người mất tích vẫn phải chấm dứt, nhưng người có quyền và lợi ích liên quan có thể yêu cầu đặt người này trong tình trạng mất năng lực hành vi để người này có thể xác lập các giao dịch và thực hiện các nghĩa vụ của mình thông qua vai trò của người giám hộ.
5. Tuyên bố là đã chết khi nào ?
Khái niệm. Tuyên bố một người là đã chết là một quyết định tư pháp có tác dụng chấm dứt của sống pháp lý của một người thực ra không rõ là còn sống hay đã chết nhưng việc thừa nhận người này còn sống không đem lại lợi ích gì cho người này và những người có liên quan, nếu không muốn nói rằng còn gây trở ngại cho việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của những người có quyền và lợi ích liên quan.
Điều kiện và hiệu lực
Điều kiện: Theo BLDS Điều 81, việc tuyên bố một người là đã chết có thể được thực hiện trong các trường hợp sau đây: - Sau ba năm kế từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; - Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; - Bị tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai mà sau một năm kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai chấm dứt mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; - Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính từ ngày đương sự vắng mặt tại nơi cư trú mà không để lại tin tức . Tuy nhiên, các trường hợp được ghi nhận trên đây cũng chỉ là điều kiện cần. Việc tuyên bố một người là đã chết chỉ được tiến hành một khi có một người nào đó có quyền và lợi ích liên quan yêu cầu Toà án làm việc đó. Toà án có thẩm quyền tuyên bố một người là đã chết là Toà án quận, huyện nơi cư trú cuối cùng của đương sự (BLTTDS Điều 33 khoản và Điều 35 khoản 2 điểm c). Tất nhiên, người yêu cầu phải xuất trình các bằng chứng cho thấy có đủ cơ sở để tuyên bố một người là đã chết. Toà án quyết định tuyên bố hay không tuyên bố một người là đã chết dựa trên kết quả đánh giá các chứng cứ được cung cấp; cũng như quyết định tuyên bố mất tích, quyết định liên quan đến việc tuyên bố một người là đã chết có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm. Trong trường hợp Toà án quyết định tuyên bố một người là đã chết, thì việc xác định ngày chết được thực hiện tuỳ theo trường hợp. Trong luật của một số nước, nếu Toà án không thể xác định ngày chết dựa trên các thông tin được cung cấp, thì ngày này được xác định là ngày biệt tích hoặc ngày bản án liên quan được đăng ký vào sổ hộ tịch . BLDS Việt Nam năm 1995, về phần mình, quy định rằng nếu không xác định được ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết, thì ngày mà bản án tuyên bố người đó là đã chết có hiệu lực pháp luật được coi là ngày người đó chết (Điều 91). Tuy nhiên, quy định này đã không được lấy lại trong BLDS năm 2005. Luật không ghi nhận thủ tục đăng ký quyết định tuyên bố một người là đã chết vào sổ khai tử; tuy nhiên, thủ tục này được ghi nhận trong Nghị định số 83-CP Điều 32 khoản 1: người yêu cầu tuyên bố một người là đã chết phải tiến hành đăng ký khai tử cho người chết. Quyết định tuyên bố một người là đã chết được coi như giấy báo tử (Điều 33 khoản 1, điểm g). Nghị định không xác định thời hạn đăng ký khai tử trong trường hợp này. Có lẽ thời hạn áp dụng đối với trường hợp chết thông thường cũng được áp dụng trong trường hợp này, nghĩa là việc khai tử phải thực hiện trong vòng 48 giờ kể từ ngày quyết định tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật (Điều 28).
Hiệu lực: Khi một người bị tuyên bố là đã chết, thì người này bị coi như đã chết. Có nhiều hệ quả phát sinh từ đó, được ghi nhận tại BLDS Điều 82, đáng chú ý nhất là: - Nếu người bị tuyên bố là đã chết có vợ (chồng) thì cuộc hôn nhân của người này chấm dứt; người còn sống có thể tự do kết hôn với người khác; - Các.tài sản của người bị tuyên bố là đã chết được di chuyển cho những người thừa kế theo di chúc và theo pháp luật.
Trường hợp người bị tuyên bố đã chết trở về
Huỷ bỏ quyết định tuyên bố đã chết. Theo BLDS Điều 83 khoản 1, khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền và lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết. Theo BLTTDS Điều 35 khoản 2 điểm c và Điều 36 khoản 2 điểm a, Toà án Theo Nghị định số 83-CP đã dẫn, Điều 32 khoản 2, UBND nơi đã đăng ký khai tử phải gạch tên đương sự trong sổ khai tử. Điều luật không nói rõ việc gạch tên được thực hiện theo yêu cầu của ai. Tuy nhiên, trong logique của sự việc, có thể nói rằng UBND chỉ tiến hành gạch tên trên cơ sở có quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố là đã chết và quyết định này phải được đình kèm vào sổ hộ tịch, còn việc người nào yêu cầu xoá tên đương sự trong sổ khai tử có lẽ không quan trọng.
Hiệu lực về nhân thân. Theo BLDS Điều 83 khoản 2, quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ các trường hợp sau đây:
- Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Toà án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 78 của Bộ luật này, thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;
- Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết kết hôn với người khác, thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
Riêng trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết không kết hôn với người khác, thì theo Luật hôn nhân và gia đình nằm 2000 Điều 26, thì quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục. Giải pháp của Luật hôn nhân và gia đình có thể được xem như một phần thưởng đối với vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết mà vẫn tỏ ra chung thuỷ với người chết. Tuy nhiên, trên thực tế có trường hợp vợ hoặc chồng không kết hôn mà chỉ chung sống như vợ chồng với người khác sau khi có quyết định tuyên bố là đã chết đối với chồng(vợ) mình. Thừa nhận rằng quan hệ vợ chồng đương nhiên được khôi phục đối với người không kết hôn, mà không xem xét từng trường hợp cụ thể, có khi lại phản tác dụng trong trường hợp vừa nêu, thì người chung sống như vợ chồng với người khác sẽ ở trong tình trạng vi phạm chế độ một vợ một chồng sau khi người bị tuyên bố đã chết trở về.
Hiệu lực về phương diện tài sản. Theo BLDS Điều 83 khoản 3, người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản hoặc giá trị tài sản hiện còn. Điều này có nghĩa là:
- Người đã nhận tài sản thừa kế có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức gắn với tài sản đã nhận; họ không phải trả lại những thứ đó. Tuy nhiên, trong logique của sự việc, những người này chỉ có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thu được cho đến ngày biết được rằng người bị tuyên bố là đã chết còn sống.
- Trong trường hợp người nhận tài sản thừa kế đã chuyển nhượng có đền bù tài sản nhận được cho người khác, thì vụ chuyển nhượng có giá trị. Người nhận tài sản thừa kế chỉ phải trả lại cho người trở về những gì mình nhận được từ vụ chuyển nhượng đó và còn lại ở thời điểm biết được người bị tuyên bố đã chết còn sống .
- Trong trường hợp người nhận tài sản thừa kế đã chuyển dịch không có đền bù bằng cách tặng cho cho người khác tài sản nhận được, thì vụ tặng cho có giá trị: người nhận tài sản thừa kế không phải hoàn trả gì cả cho người trở về. Tuy nhiên, có vẻ như trong trường hợp người nhận tài sản thừa kế, đến lượt mình, để lại các tài sản nhận được cho người thừa kế của mình, thì người thừa kế của người này phải hoàn trả những tài sản bằng hiện vật nhận được, nếu còn, cho người trở về.
Trong trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế, thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức (Điều 83 khoản 3); nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường (cùng điều luật). Trong giả thiết của điều luật, người thừa kế biết người bị tuyên bố là đã chết còn sống, nhưng không yêu cầu Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố đã chết trước đây. Các giải pháp được ghi nhận trong điều luật có ý nghĩa như các biện pháp chế tài đối với người chiếm hữu không ngay tình tài sản của người khác. Thế nhưng, hẳn trách nhiệm chứng minh thuộc về người nào cho rằng người chiếm hữu tài sản đã không ngay tình.
Luật Minh Khuê ( sưu tầm và biên tập)