Mục lục bài viết
Khách hàng: Kính thưa Quý công ty, Tôi muốn được hỗ trợ về cách đăng ký người phụ thuộc cho người nước ngoài. Giám đốc công ty tôi là người Hàn Quốc, hiện đang có thu nhập khá cao nên đang phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Tôi không nắm được về thủ tục và các giấy tờ cần thiết để đăng ký. Quý công ty có thể hướng dẫn giúp tôi các bước làm cụ thể như thế nào được không ạ?
Trân trọng cám ơn!
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật thuế của công ty luật minh khuê
>> Luật sư tư vấn doanh nghiệp trực tuyến, Gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Cơ sở pháp lý được sử dụng trong bài viết:
Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân
Quyết định 1378/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài chính
1. Người nộp thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ theo quy định của thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân về người nộp thuế như sau:
"Điều 1. Người nộp thuế
Người nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 2 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 65/2013/NĐ-CP) có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP
Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:
Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
b.1) Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:
b.1.1) Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
b.1.2) Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
b.2) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:
b.2.1) Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo hướng dẫn tại điểm b.1, khoản 1, Điều này nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.
b.2.2) Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,... không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.
2. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 1, Điều này.
3. Người nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể được xác định như sau:
a) Đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh.
a.1) Trường hợp chỉ có một người đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì người nộp thuế là cá nhân đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
a.2) Trường hợp nhiều người cùng đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nhóm cá nhân kinh doanh), cùng tham gia kinh doanh thì người nộp thuế là từng thành viên có tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
a.3) Trường hợp trong một hộ gia đình có nhiều người cùng tham gia kinh doanh nhưng chỉ có một người đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì người nộp thuế là cá nhân đứng tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
a.4) Trường hợp cá nhân, hộ gia đình thực tế có kinh doanh nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Chứng chỉ, Giấy phép hành nghề) thì người nộp thuế là cá nhân đang thực hiện hoạt động kinh doanh.
a.5) Đối với hoạt động cho thuê nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác không có đăng ký kinh doanh, người nộp thuế là cá nhân sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác. Trường hợp nhiều cá nhân cùng sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác thì người nộp thuế là từng cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng.
b) Đối với cá nhân có thu nhập chịu thuế khác.
b.1) Trường hợp chuyển nhượng bất động sản là đồng sở hữu, người nộp thuế là từng cá nhân đồng sở hữu bất động sản.
b.2) Trường hợp ủy quyền quản lý bất động sản mà cá nhân được ủy quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản hoặc có các quyền như đối với cá nhân sở hữu bất động sản theo quy định của pháp luật thì người nộp thuế là cá nhân ủy quyền bất động sản.
b.3) Trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ mà đối tượng chuyển giao, chuyển quyền là đồng sở hữu, đồng tác giả của nhiều cá nhân (nhiều tác giả) thì người nộp thuế là từng cá nhân có quyền sở hữu, quyền tác giả và hưởng thu nhập từ việc chuyển giao, chuyển quyền nêu trên.
b.4) Trường hợp cá nhân nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật Thương mại mà đối tượng nhượng quyền thương mại là nhiều cá nhân tham gia nhượng quyền thì người nộp thuế là từng cá nhân được hưởng thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
4. Người nộp thuế theo hướng dẫn tại các khoản 1 và 2, Điều này bao gồm:
a) Cá nhân có quốc tịch Việt Nam kể cả cá nhân được cử đi công tác, lao động, học tập ở nước ngoài có thu nhập chịu thuế.
b) Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế, bao gồm: người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam."
=> Vậy giám đốc công ty bạn là người nước ngoài nếu là người theo quy định trên thì sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Việc đăng ký người phụ thuộc theo Quyết định 1378/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài chính.
2. Hồ sơ
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và cá nhân, nhóm cá nhân có thu nhập từ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai lập mẫu Đăng ký NPT theo Mẫu 02/ĐK-NPT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh để tính giảm trừ gia cảnh trong suốt thời gian tính giảm trừ gia cảnh.
Cá nhân, nhóm cá nhân có thu nhập từ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán khai thông tin chi tiết về NPT tại Tờ khai thuế khoán.
3. Địa điểm
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công nộp thuế qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập nộp mẫu Đăng ký NPT cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập.
Cá nhân, nhóm cá nhân có thu nhập từ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai nộp mẫu Đăng ký NPT và cá nhân, nhóm cá nhân có thu nhập từ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán nộp Tờ khai thuế khoán cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý.
4. Thời hạn
+ Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công nộp thuế qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập thì nộp mẫu Đăng ký NPT chậm nhất là trước thời hạn khai thuế của tổ chức, cá nhân trả thu nhập theo quy định của Luật Quản lý Thuế. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập lưu giữ một (01) bản đăng ký và nộp một (01) bản đăng ký cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý cùng thời điểm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân của kỳ khai thuế đó theo quy định của Luật quản lý thuế.
+ Đối với cá nhân, nhóm cá nhân có thu nhập từ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai thì nộp mẫu Đăng ký NPT cùng với tờ khai tạm nộp thuế quý theo quy định tại Luật Quản lý thuế
+ Đối với cá nhân, nhóm cá nhân có thu nhập từ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoánthì thời hạn nộp Tờ khai thuế khoán theo quy định tại Luật Quản lý thuế.
5. Thủ tục nộp thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà, bán đất
Cá nhân có thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản, không phân biệt là thuộc đối tượng chịu thuế hay miễn thuế, đều phải lập hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân. Thủ tục nộp thuế nhà đất được tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Cá nhân khai thuế cần chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ khai thuế sau đây:
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu 03/BĐS-TNCN;
Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Nếu trường hợp chuyển nhượng nhà đất, công trình xây dựng hình thành trong tương lai thì nộp bản sao hợp đồng chuyển nhượng nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai ký với chủ dự án cấp I, cấp II hoặc sàn giao dịch của chủ dự án.
Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất có công chứng. Nếu trường hợp chuyển nhượng nhà đất, công trình xây dựng hình thành trong tương lai thì cần có hợp đồng chuyển nhượng nhà đất, công trình xây dựng hình thành trong tương lai đã được công chứng. Nếu chuyển nhượng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất, công trình xây dựng hình thành trong tương lai lần thứ 2 trở đi thì phải xuất trình thêm hợp đồng chuyển nhượng lần trước liền kề.
Đối với cá nhân được miễn thuế thu nhập cá nhân thì phải có các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế tương ứng với từng trường hợp.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cá nhân khai thuế nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa liên thông hoặc Chi cục thuế nơi có nhà đất chuyển nhượng.
Nếu tại nơi nhà đất chuyển nhượng chưa có quy chế một cửa liên thông thì hồ sơ sẽ được nộp cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất - nơi có nhà, đất chuyển nhượng.
Nếu trường hợp chuyển nhượng nhà đất, công trình xây dựng hình thành trong tương lai thì nơi khai thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân sẽ là Chi cục Thuế địa phương - nơi có nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế ủy nhiệm thu.
Lưu ý về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:
Nếu hợp đồng chuyển nhượng không có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 10 (tính từ ngày hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực).
Nếu hợp đồng chuyển nhượng thỏa thuận bên mua sẽ là người nộp thuế thay cho bên bán thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. Đối với trường hợp chuyển nhượng là nhà hoặc công trình hình thành trong tương lai thì thời hạn khai thuế là thời điểm cá nhân nộp hồ sơ khai thuế với cơ quan thuế.
Bước 3: Kiểm tra và xác nhận hồ sơ
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan tài nguyên môi trường sẽ kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ, xác nhận và ghi đầy đủ chỉ tiêu vào “Phiếu chuyển thông tin địa chính để xác nhận nghĩa vụ tài chính”, sau đó chuyển đến Chi cục Thuế nơi có nhà đất chuyển nhượng.
Bước 4: Cơ quan thuế gửi Thông báo nộp thuế
Cơ quan thuế sẽ gửi Thông báo nộp thuế cho cá nhân phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà đất.
Cơ quan thuế sẽ tính và đưa thông báo về số thuế phải nộp. Người nộp thuế sẽ chuẩn bị tiền từ trước theo đúng số tiền đã ghi trên thông báo.
Bước 5: Nộp thuế cho cơ quan thuế
Người nộp thuế tiến hành nộp thuế cho Chi cục Thuế nơi có nhà đất chuyển nhượng.
Thời hạn nộp thuế là thời gian cụ thể được ghi trong Thông báo nộp thuế của cơ quan thuế. Thường thì thời hạn nộp không được quá 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
Sau khi nộp đúng số tiền đã ghi trong Thông báo, cá nhân nộp thuế đã hoàn thành xong nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân khi mua bán nhà, đất.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Pháp luật thuế - Công ty luật Minh Khuê