1. Luật sư có thể cho em biết chi phí để có chứng nhận sản xuất hoặc đăng ký chất lượng của hộ kinh doanh có khác gì so với doanh nghiệp không ạ?

2. Hiện tại em cũng không có nhiều vốn nên em muốn lựa chọn đăng ký hình thức nào tiết kiệm chi phí nhất nên em rất mong được luật sư trả lời và giúp đỡ.

Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: P.T.A

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật doanh nghiệp của Công ty luật Minh Khuê,

Tư vấn thủ tục thành lập

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Trả lời:

Thưa quý khách hàng!

Công ty Luật TNHH MINH KHUÊ xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

I. Căn cứ pháp lý

Nghị định 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp

- Thông tư 176/2012 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp

II. Nội dung phân tích

Về vấn đề 1:

BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Thông tư số 176/2012/TT-BTC ngày 23/10/2012 của Bộ Tài chính)

Số TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

I

Lệ phí đăng ký doanh nghiệp

1

Cấp mới, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Đồng/lần

200.000

2

Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do bị mất, cháy, rách, nát hoặc tiêu hủy

Đồng/lần

100.000

3

Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

Đồng/lần

100.000

II

Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh

Đồng/lần

100.000

Như vậy, lệ phí đăng ký hộ kinh doanh ít hơn lệ phí đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng. Còn về đăng ký chất lượng sản phẩm thì có cách thức đăng ký riêng, không phụ thuộc vào loại hình kinh doanh của bạn là doanh nghiệp hay hộ kinh doanh nên phí đăng ký giống nhau giữa hai loại hình doanh nghiệp.

Về vấn đề thứ 2: Do bạn không có nhiều vốn nên chúng tôi khuyên bạn lựa chọn hình thức kinh doanh hộ gia đình, thủ tục đăng ký đơn giản và mức phí cũng thấp hơn như phân tích ở trên. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý mỗi loại hình kinh doanh có những điều kiện nhất định. Với hộ kinh doanh thì:

Điều 49 Nghị định 43/2010: Hộ kinh doanh

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

3. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp.

Như vậy, nếu hộ kinh doanh của bạn sử dụng thường xuyên hơn mười người lao động thì bạn phải đăng ký hoạt động theo hình thức doanh nghiệp.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư  vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng  cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email:Tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng!

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP