Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của chúng tôi, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 của Quốc hội​

Quyết định 959/QĐ-BHXH thu bảo hiểm xã hội y tế thất nghiệp quản lý sổ bảo hiểm thẻ bảo hiểm y tế 2015​

Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc​

2. Nội dung phân tích

Vấn đề 1: Uỷ quyền hưởng BHXH

Theo Khoản 6 Điều 18 Luật BHXH năm 2014 quy định quyền của người lao động như sau: " Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội " 

Như vậy, đối với hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bạn sẽ nộp tại Cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi bạn đăng ký tạm trú. Và bạn có thể ủy quyền cho một cá nhân khác đứng thay bạn nộp hồ sơ hưởng chế độ BH thông qua giấy ủy quyền.

Vấn đề 2: Mức hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội.

Điều 28 Mức hưởng chế độ ốm đau ( Luật BHXH năm 2014 )

1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

Vấn đề 3: Hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội

- Bảo hiểm:

+ Bảo hiểm xã hội: Bắt buộc tham gia BHXH với NLĐ người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.

* Sắp tới, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực thì NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng đều phải tham gia BHXH bắt buộc. ( Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014)

+ Bảo hiểm thất nghiệp: Bắt buộc tham gia BHTN đối với cả 03 loại hợp đồng theo Luật Việc làm 2013

Tuy nhiên, điều kiện hưởng có sự khác biệt:

Đối với NLĐ tham gia hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn và hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn thì phải đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

- Đối với NLĐ tham gia hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng thì phải đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động

+ Bảo hiểm y tế: NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.

Vấn đề 4: Mất sổ bảo hiểm thì giải quyết thế nào?

Điều 29 Cấp lại sổ BHXH đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT ( Quyết định 959/QĐ-BHXH)

1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ BHXH

1.1. Thành phần hồ sơ:

a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

b) Sổ BHXH đã cấp.

1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3. Đối tượng áp dụng luật bảo hiểm xã hội

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
 
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
 
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
 
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
 
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
 
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
 
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
 
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
 
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
 
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
 
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
 
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
 
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
 
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
 
Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.

4. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội

 
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
 
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
 
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
 
4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
 
5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
 
1. Ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách bảo hiểm xã hội.
 
2. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
 
3. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội.
 
4. Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội.
 
5. Quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.
 
6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
 
7. Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.

5. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội

 
1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển bảo hiểm xã hội.
 
2. Xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội.
 
3. Xây dựng và trình Chính phủ chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
 
4. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
 
5. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
 
6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội, trừ quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này.
 
7. Trình Chính phủ quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng về bảo hiểm xã hội của người lao động.
 
8. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội.
 
9. Tổ chức tập huấn, đào tạo về bảo hiểm xã hội.
 
10. Tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.
 
11. Hằng năm, báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội.
Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính về bảo hiểm xã hội
 
1. Xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội; chi phí quản lý bảo hiểm xã hội.
 
2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo việc thực hiện quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội.
 
3. Hằng năm, gửi báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội cho Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp và báo cáo Chính phủ.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp về bảo hiểm xã hội
 
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
 
2. Xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
 
3. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
 
4. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội.
 
5. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật lao động.