Mục lục bài viết
1. Tư vấn tội làm giả giấy tờ, tài liệu ?
Bạn ấy chỉ làm theo sự chỉ đạo của sếp bạn ấy thôi, không phải làm vì cá nhân bạn ấy, cũng không được hưởng lợi gì từ việc làm đó cả, nội dung của giấy xác nhận là do sếp bạn ấy làm và bạn ấy chỉ có scan dấu chèn vào thôi. Việc giả mạo này chỉ có tác dụng để đòi tiền bảo hiểm hàng hoá ở nước ngoài khi xuất hàng đi bị hư hỏng thôi, ko ảnh hưởng gì tới người ký chứng từ đó cả. Vậy theo luật sư theo quy định của pháp luật việt nam thì bạn của tôi có bị đi tù không? Hay chỉ bị phạt hành chính thôi, xin quý cơ quan có thể cho tôi một vài điều luật liên quan để t cho bạn tôi tham khảo được không ạ? Mong nhận được sự tư vấn giải đáp thắc mắc của quý cơ quan.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Luật sư!
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Trả lời:
Thứ nhất, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 tại Điều 17 về Đồng phạm như sau:
"Điều 17. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành."
Trong trường hợp bạn nói thì mặc dù người bạn của bạn làm không vì mục đích cá nhân, đơn thuần là nhận lệnh từ sếp nhưng xét theo phương diện pháp luật, bạn của bạn là người trực tiếp scan dấu; đồng thời bạn của bạn biết rõ hành vi của mình làm là phạm pháp nên nếu bị truy tố thì bạn của bạn của sẽ là đồng phạm.
Thứ hai, đối với hành vi làm giả con dấu thì theo Điều 341 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 bạn của bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự như sau:
“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Như vậy, dựa vào hậu quả (thiệt hại) mà hành vi làm giả dấu gây ra và số lần làm giả dấu của người đó mà Cơ quan điều tra sẽ truy tố theo khoản 1 hoặc khoản 2, 3 theo quy định nêu trên.
>> Tham khảo dịch vụ pháp lý: Luật sư tư vấn, tranh tụng trong lĩnh vực hình sự;
2. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác
Điều 208 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác. Theo đó khung hình phạt cao nhất đối với tội này là hình phạt tù 20 năm.
Thứ nhất: Cấu thành tội phạm:
Mặt khách quan:
– Đối với tội làm công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác. Được thể hiện qua hành vi in, vẽ, phôtô… để tạo ra các đối tượng này giống như thật (nhằm làm cho người khác bị nhầm lẫn tưởng lầm là séc thật, giấy tờ có giá trị thật).
– Đối với tội tàng trữ công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác. Được thể hiện qua hành vi cất giữ các đối tượng nêu trên một cách trái pháp luật (như giấu trong nhà, chôn dưới đất…).
– Đối với tội vận chuyển công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác. Được thể hiện qua hành vi đưa các đối tượng nêu trên từ nơi này đến nơi khác bằng bất kỳ phương thức nào (đường sông, đường bộ…) với bất kỳ phương tiện gì.
– Đối với tội lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác. Được thể hiện qua hành vi sử dụng các đối tượng nêu trên để thanh toán như là séc thật, các giấy tờ có giá trị thật.
Khách thể:
Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến các quy định về quản lý tài chính (các phương tiện thanh toán) của Nhà nước.
Mặt chủ quan:
Người phạm tội thực hiện tội phạm nêu trên với lỗi cố ý.
Chủ thể:
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Thứ hai: về hình phạt đối với tội này:
Mức hình phạt của tội này được chia thành ba khung, cụ thể như sau:
"Điều 208. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác
1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
3. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
4. Phạm tội trong trường hợp công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá tương ứng từ 300.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."
>> Tham khảo dịch vụ pháp lý: Dịch vụ luật sư bào chữa tại tòa án;
3. Giải đáp quy định của pháp luật về hành vi làm giả giấy tờ ?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Điều 342 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017có quy định như sau:
“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Như vậy hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức cấu thành tội phạm khi hành vi đó được thực hiện nhằm mục đích che dấu cơ quan, tổ chức hoặc công dân. Với quy định đó của pháp luật thì chỉ dừng lại ở mục đích của hành vi là che dấu cơ quan, tổ chức hoặc công dân mà chưa thể hiện là việc che dấu đó để nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật hay thực hiện hành vi mà pháp luật không cấm hoặc có lợi cho xã hội. Nghĩa là có hành vi làm giả hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức và mục đích là để che dấu cơ quan, tổ chức hoặc công dân là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vậy trong trường hợp bạn của bạn làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức nhằm mục đích lừa dối đơn vị xin việc thì người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh nêu trên.
4. Tư vấn về việc bồi thường khi người bán xe làm giả giấy tờ ?
Bất ngờ tôi nhận được tin qua Công an Hình sự nói là chiếc xe trên có liên quan tới những vụ thuê ô tô rồi cắm vào các cửa hàng cầm đồ, hiện tại đã bắt giữ đối tượng và đi thu hồi lại những chiếc xe là vật chứng "trong đó có chiếc xe của tôi" về để đưa ra Tòa do hành vi chủ tiệm Cầm đồ giả mạo chữ kí của chủ phương tiện để Công chứng và rút Hồ sơ bán cho bên của hàng mua bán xe cũ. Hai bên làm Hợp đồng mua bán xe và đứng tên chủ cửa hàng bán xe cũ, tôi không biết họ có biết chiếc xe đó là do phía bên Cầm đồ làm giả giấy tờ không, hay là cùng bàn bạc với nhau những giấy tờ trên? Sau đó tôi mua lại và họ viết giấy bán cho tôi và có UBND phường kí và đóng dấu và sang tên tôi. Xin hỏi: giờ bên Công an Hình sự thu xe, tôi có thể kiện bên bán xe cho tôi và đòi lại số tiền mua xe hay phải chờ Tòa xét xử và nếu như Tòa xét xử thì tôi có được bồi thường số tiền của tôi mua xe không?
Xin trân trọng cảm ơn.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến, gọi:1900.6162
Trả lời:
Theo quy định tại điều 124 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:
"Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu."
Theo quy định tại điều này thì giao dịch dân sự mua bán xe giữa chủ cầm đồ và chủ cửa hàng bạn mua ô tô là giao dịch dân sự vô hiệu do việc làm giả giấy tờ, việc bạn không rõ hai bên có bàn bạc với nhau về việc làm giả giấy tờ không thì giao dich đã có một bên giả tạo là bên cầm cố thì giao dịch đó vẫn vô hiệu và có thể chủ cửa hàng bạn mua không biết về việc làm giả giấy tờ này thì chủ cửa hàng không phải chịu trách nhiệm về việc mua bán này. Khi giao dịch dân sự này vô hiệu thì hai bên trả lại cho nhau những gì ban đầu hơn nữa trường hợp giao dịch này còn bị tịch thu tài sản giao dịch thì bên cầm cố là bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật quy định tại điều 131 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
"Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định."
Với việc bạn mua xe ô tô từ cửa hàng mua xe ô tô cũ đã đăng ký sang tên chuyển biến chỉnh chủ là bạn và có giấy biên nhận mua bán được UBND phường ký đóng dấu và sang tên bạn điều này cho thấy có thể ngay từ khi mua xe của chủ tiệm cầm đồ thì người chủ cửa hàng bán xe cho bạn đã không biết xe làm giấy tờ giả nên đã chuyển giao xe lại cho bạn theo đúng quy định của pháp luật. Theo quy định tại điều 133 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.
2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại."
Theo khoản 2 quy định tại điều luật trên thì hợp đồng mua bán giữa chủ cửa hàng bán xe ô tô và bạn vẫn vô hiệu và người bán xe cho bạn không có lỗi khi thực hiện hợp đồng mua bán này nên khi chiếc xe của bạn đã bị bên công an hình sự thu về để điều tra thì bạn không cần phải khởi kiện bên đã bán xe cho bạn. Khi điều tra thì tòa án sẽ nghiên cứu sự việc trả lại quyền và lợi ích của những người có liên quan tới vụ án này theo quy định tại Điều 133 trên thì khi tòa xét xử bạn sẽ được bồi thường lại số tiền xe mà bạn đã mua từ chủ cửa hàng.
5. T vấn tội Môi giới làm giả giấy tờ ?
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua điện thoại gọi:1900.6162
Trả lời:
Điều 341 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
Theo những thông tin bạn cung cấp, bố của bạn không trực tiếp làm giả con dấu, giấy tờ theo những quy định tại điều 341 nhưng lại có hành vi "Giới thiệu người khác" mua bằng thuyền trưởng, như vậy việc phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức, bố bạn đã tham gia với vai trò đồng phạm, cụ thể tại điều 17 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về đồng phạm như sau:
"Điều 17. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành."
Khi xem xét các hình phạt trong trường hợp đồng phạm thì tòa án sẽ xem xét tính chất của đồng phạm để quyết định hình phạt theo điều 58 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
"Điều 58. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó."
Như vậy, bố bạn không trực tiếp tham gia quá trình làm giả bằng cấp, con dấu, tài liệu nhưng lại tham gia môi giới, nên bị coi là đồng phạm với những người phạm tội trên.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua tổng đài 24/7: 1900.6162.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng ./.
Bộ phận Tư vấn Luật Hình sự - Công ty luật Minh KHuê