Mục lục bài viết
1. Trường hợp tự ý chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự?
Tình huống: Chào Luật sư Minh Khuê, tôi có một giải đáp như sau: Chú tôi và bác hàng xóm thù với nhau rất lâu về vấn đề đất đai rồi, mấy hôm trước chú tôi và bác hàng xóm lại cãi nhau về vấn đề đất đai, không ai nhường nhịn ai. Sau đó chú tôi về nhà và nói với vợ chú sẽ cầm con dao chạy sang giết chết bác hàng xóm nhưng đã được vợ chú chửi và ngăn cản chú lại, sau đó chú cũng thấy hành vi đó là vi phạm pháp luật. Nhưng bác hàng xóm biết chuyện và đã tố cáo chú tôi về hành vi phạm tội chưa đạt?
Vậy, kính thưa Luật sư phạm tội chưa đạt là như thế nào? Đây là chú tôi được vợ chú ngăn lại và chú đã ngộ nhận ra và không cầm dao đi giết ông hàng xóm nữa. Vậy chú có vi phạm pháp luật không?
Cảm ơn Luật sư!
Trả lời:
Chào bạn, Công ty Luật Minh Khuê xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Về hành vi phạm tội chưa đạt và tự ý chấm dứt việc phạm tội là hai hành vi được quy định khác nhau trong bộ luật hình sự.
Thứ nhất, về phạm tội chưa đạt như sau:
Điều 15. Phạm tội chưa đạt
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
Vậy để phân biệt phạm tội chưa đạt với tự ý chấm dứt việc phạm tội. Trong phạm tội chưa đạt người phạm tội đã hoặc đang thực hiện tội phạm của mình nhưng không thực hiện tội phạm được “đến cùng” là do nguyên nhân ngoài ý muốn của họ. Bản thân người phạm tội vẫn muốn tội phạm hoàn thành nhưng tội phạm không hoàn thành được.
Thứ hai, về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Điều 16. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
2. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Tình huống: Thưa Luật sư, việc tự ý chấm dứt phạm tội được quy định và được hiểu như thế nào ạ?
Trả lời:
- Cơ sở pháp lý về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được quy định tại Điều 16 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Điều 16. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
3. Trách nhiệm hình sự của người tự ý chấm dứt việc phạm tội?
- Cơ sở pháp lý: Điều 16 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Điều 16. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
4. Phạm tội chưa đạt được quy định như thế nào?
- Cơ sở pháp lý: Điều 15 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Điều 15. Phạm tội chưa đạt
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
Điều 57. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.
3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
5. Những điều kiện để thỏa mãn tội tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Tình huống: Thưa Luật sư, cho em hỏi một người được coi là tự ý chấm dứt việc phạm tội cần những điều kiện nào ạ?
Trả lời:
Chào bạn, đại diện cho Luật Minh Khuê xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
- Cơ sở pháp lý: Điều 16 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Điều 16. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Theo quy định trên, ta có thể thấy những điều kiện để một người được coi là tự ý chấm dứt việc phạm tội, đó là những điều kiện sau:
– Thứ nhất, mặt khách quan của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội:
Việc chấm dứt phạm tội có thể chỉ xảy ra khi tội phạm đang ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành.
Ví dụ: Người phạm tội hiếp dâm mới thực hiện hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực mà chưa thực hiện hành vi giao cấu được đối với nạn nhân.
Khi phạm tội đã hoàn thành thì điều đó sẽ không còn điều kiện (cơ sở) để tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội của mình nữa, bởi vì khi đó hành vi đã thực hiện đã có đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện. Việc dừng lại lúc này hoàn toàn không làm thay đổi tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi đã thực hiện.
– Thứ hai, về mặt chủ quan của tự ý chấm dứt thực hiện hành vi phạm tội:
Việc chấm dứt tội phạm phải là sự chấm dứt tự nguyện và dứt khoát, không được chấm dứt nửa vời.
Nếu dừng lại không thực hiện tội phạm là do nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội, thì việc dừng lại này không được coi là tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội, mà có thể là chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt.
Trân trọng!