Mục lục bài viết
Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật Minh Khuê
>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900 6162
Cơ sở pháp lý:
- Luật giao thông đường bộ năm 2008
1. Tuần kiểm đường bộ là gì?
Tuần kiểm đường bộ là hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động tuần đường và kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đơn vị, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ.
2. Quy định về tuần kiểm đường bộ
Thông tư 04/2019/TT-BGTVT quy định về hoạt động tuần đường và tuần kiểm đường. Nội dung dưới đây chia sẻ quy định về hoạt động tuần kiểm đường.
2.1. Nhiệm vụ tuần kiểm đường bộ
Người quản lý sử dụng công trình đường bộ có trách nhiệm cử người thực hiện nhiệm vụ tuần kiểm đường bộ. Đối với công trình đường bộ cao tốc mà người quản lý sử dụng công trình đường bộ không phải là cơ quan trực tiếp quản lý công trình đường bộ thì cơ quan trực tiếp quản lý công trình đường bộ có trách nhiệm cử người thực hiện nhiệm vụ tuần kiểm đường bộ.
Nhiệm vụ tuần kiểm đường bộ:
a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đơn vị bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ và việc thực hiện nhiệm vụ tuần đường quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Thông tư này;
b) Tiếp nhận, xử lý hoặc báo cáo, đề xuất người quản lý sử dụng công trình đường bộ xử lý các kiến nghị của đơn vị bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ và nhân viên tuần đường về công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
c) Tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; lập biên bản vi phạm việc quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; yêu cầu tổ chức, cá nhân dừng hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả và khôi phục vị trí ban đầu;
d) Theo dõi, tổng hợp tình hình và kết quả xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, báo cáo người quản lý sử dụng công trình đường bộ về nội dung trên. Kiến nghị các biện pháp phòng, chống, xử lý vi phạm việc quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
đ) Theo dõi việc tổ chức giao thông, kiến nghị người quản lý sử dụng công trình đường bộ điều chỉnh, bổ sung biển báo, hệ thống an toàn giao thông, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức giao thông, phòng, chống ùn tắc, tai nạn giao thông. Kiểm tra các vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, báo cáo người quản lý sử dụng công trình đường bộ và kiến nghị xử lý nếu thấy cần thiết;
e) Khi nhận được thông tin tai nạn giao thông, phải thông báo lực lượng công an, chính quyền địa phương nơi gần nhất và người tham gia giao thông; báo cáo cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý sử dụng công trình đường bộ về tai nạn giao thông; tham gia xử lý khi có ùn tắc giao thông, cứu hộ, cứu nạn tai nạn giao thông; hướng dẫn tạm thời giao thông trong trường hợp cần thiết khi chưa có cảnh sát giao thông, cơ quan quản lý đường bộ; tham gia bảo vệ hiện trường tai nạn khi chưa có lực lượng chức năng.
2.2. Thực hiện công tác tuần kiểm đường bộ
Công tác tuần kiểm đường bộ được thực hiện như sau:
a) Kiểm tra trên tuyến đường được giao quản lý ít nhất 01 lần trong 01 tuần;
b) Tăng số lần tuần kiểm trong các trường hợp đoạn đường đang khai thác hư hỏng ảnh hưởng đến an toàn giao thông, các điểm sạt lở, lũ lụt gây ngập hoặc có nguy cơ sạt lở, cầu yếu, các đoạn đường tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông;
c) Sau khi thực hiện công tác tuần kiểm trên tuyến hoặc xử lý các kiến nghị của đơn vị bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ và nhân viên tuần đường, cá nhân thực hiện công tác tuần kiểm đường bộ có trách nhiệm ghi nhật ký tuần kiểm. Nhật ký tuần kiểm phải phản ánh đầy đủ quá trình xử lý, thực hiện công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đơn vị bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ.
3. Mẫu nhật ký tuần kiểm đường
>>> Phụ lục 02 Ban hành kèm theo Thông tư số 04 /2019/TT-BGTVT ngày 23 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
I. Mẫu bìa nhật ký
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
NHẬT KÝ TUẦN KIỂM Quyển số: ...............
Cơ quan, Đơn vị (Người quản lý, sử dụng công trình đường bộ) .............................................................................................. Người thực hiện tuần kiểm: ..................................................... Từ Km …....................... đến Km .......................... QL............. Bắt đầu ngày: ......................./.................../................................ Hết quyển ngày: ..................../..................../..............................
..........., năm 20 .......
|
HƯỚNG DẪN
PHẦN I.
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tuần kiểm đường bộ nhằm kiểm tra, giám sát hoạt động tuần đường và kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đơn vị bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ nhằm mục đích xử lý kịp thời những hư hỏng, vi phạm hoặc sự cố xảy ra để nhanh chóng khắc phục, tránh những hậu quả xấu làm thiệt hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân cũng như xã hội. Nhật ký tuần kiểm là tài liệu quan trọng trong công tác quản lý vì vậy phải được ghi chép và lưu trữ đầy đủ.
2. Người làm nhiệm vụ tuần kiểm đường bộ phải ghi chép kết quả kiểm tra hiện trường, xử lý ý kiến đề xuất của đơn vị bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ trong công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường trên tuyến được giao nhiệm vụ; kết quả thực hiện của đơn vị bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ.
3. Lãnh đạo người quản lý, sử dụng công trình đường bộ đọc nội dung ghi chép trong sổ vào ngày làm việc cuối tuần và ghi ý kiến xử lý, đồng thời ký tên dưới ý kiến đó.
4. Hàng tháng, hàng quý, khi nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên nhật ký tuần kiểm là cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện của đơn vị bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ.
5. Nội dung ghi chép trong nhật ký là căn cứ để đánh giá chất lượng công tác của người thực hiện hoạt động tuần kiểm đường bộ.
PHẦN II.
NỘI DUNG KIỂM TRA, GHI CHÉP
1. Nội dung ghi trong nhật ký gồm:
a) Người thực hiện tuần kiểm đường bộ, thời gian tuần kiểm;
b) Ghi nhận các vấn đề phát sinh trong công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; các hư hỏng, sự cố công trình đường bộ cũng như các bất cập, tồn tại trong công tác tổ chức giao thông trên tuyến đường được giao quản lý theo ý kiến của đơn vị bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ hoặc qua kết quả kiểm tra hiện trường, cụ thể:
- Vị trí vi phạm quy định về quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; các hư hỏng, sự cố công trình đường bộ; các tồn tại trong việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ, lý trình từ Km … đến Km…, vị trí bên trái, hai bên phải hay tim đường, hành lang, v,v,…;
- Mô tả chi tiết các vi phạm, các hư hỏng, sự cố công trình đường bộ, các tồn tại trong việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ; ước tính khối lượng.
c) Ý kiến xử lý:
- Đối với các công việc thuộc trách nhiệm của đơn vị bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ, người thực hiện nhiệm vụ tuần kiểm ghi yêu cầu đơn vị thực hiện, khắc phục trong thời gian theo quy định; ví dụ vá ổ gà trong 7 ngày theo tiêu chuẩn bảo dưỡng thường xuyên;
- Đối với các vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, người thực hiện nhiệm vụ tuần kiểm ghi nhận quá trình xử lý như: lập biên bản, vận động tuyên truyền đối tượng vi phạm chấp hành các quy định của pháp luật hoặc phối hợp chính quyền địa phương hoặc lực lượng thanh tra giao thông, công an xử lý theo quy định; chỉ đạo đơn vị bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ thực hiện các biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả ban đầu để đảm bảo giao thông theo quy định (nếu cần thiết);
- Đối với các nội dung tồn tại trong công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nằm ngoài phạm vi xử lý của đơn vị bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ, người thực hiện nhiệm tuần kiểm báo cáo người quản lý, sử dụng công trình đường bộ xử lý theo quy định;
- Ngoài việc kiểm tra định kỳ, khi nhận được thông tin về các vấn đề vi phạm quy định quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, các hư hỏng, tai nạn, sự cố cầu đường hoặc phương tiện gây ùn tắc, mất an toàn giao thông trên tuyến đường được giao quản lý (qua thông tin từ tuần đường, người dân hoặc đơn vị bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ), người thực hiện nhiệm vụ tuần kiểm phải kiểm tra, xử lý hoặc báo cáo người quản lý, sử dụng công trình đường bộ hoặc đề nghị chính quyền địa phương, lực lượng công an xử lý theo quy định;
d) Đánh giá kết quả xử lý các vi phạm, hư hỏng, sự cố và tồn tại nêu tại điểm c khoản này, bao gồm các nội dung: khối lượng, chất lượng, thời gian hoàn thành; quay phim hoặc chụp ảnh lưu trữ để minh họa và làm cơ sở để đánh giá kết quả khi thực hiện nghiệm thu tháng, quý cho đơn vị bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ.
2. Việc ghi chép phải thực hiện trong ngày tiến hành kiểm tra hoặc sau khi xử lý các vi phạm, hư hỏng, sự cố và tồn tại.
3. Nội dung ghi chép phải mạch lạc, rõ ràng, tỉ mỉ, chính xác, người thực hiện tuần kiểm đường bộ phải ký tên ở phía dưới nội dung ghi chép sau khi kiểm tra.
Sổ nhật ký tuần kiểm gồm 100 trang được đánh dấu từ 1 đến 100 và đóng dấu giáp lai.
Trang đầu (bên trái):
Ngày tháng | Hạng mục công việc, ý kiến đề xuất của đơn vị BDTX, VHKTCTĐB | Lý trình | Mô tả chi tiết thực trạng công tác QL, BDTX | Ước tính khối lượng | ||
Từ Km | Đến Km | Vị trí | ||||
|
|
|
|
|
|
|
Trang liền kề (bên phải):
Ý kiến người thực hiện tuần kiểm | Người nhận báo cáo ghi nhận xét, việc cần lưu ý. Ký tên | Kết quả thực hiện của đơn vị BDTX, VHKTCTĐB | ||||
Yêu cầu sửa chữa hoặc xử lý vi phạm; hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền | Thời gian hoàn thành | Khối lượng | Chất lượng | Thời gian hoàn thành thực tế | Ảnh/Video sau khi sửa chữa | |
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Đơn vị BDTX, VHKTCTĐB là đơn vị bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ;
- Công tác QL, BDTX là công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên;
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Minh Khuê