Mục lục bài viết
1. Người phạm tội từ 16 tuổi trở lên có phải chịu trách nhiệm hình sự ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Chào luật sư, cháu năm nay 17 tuổi cháu có hiếp dâm một em 9 tuổi , cháu có phải chịu trách nhiệm hình sự không và nếu có thì cháu đi tù bào nhiêu năm ?
Luật sư trả lời :
Cảm ơn bạn dã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Minh Khuê, câu hỏi của bạn đuộc chúng tôi biên tập và trả lời bạn như sau
Căn cứ theo điểm c khoản 3 điều 142 Bộ luật hình sự2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định :
Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Có tính chất loạn luân;
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
đ) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Đối với 02 người trở lên;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Có tổ chức;
b) Nhiều người hiếp một người;
c) Phạm tội đối với người dưới 10 tuổi;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
e) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
g) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Vì bạn chưa đủ 18 tuổi nên căn cứ để quyết định hình phạt theo điều 101 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định :
Điều 101. Tù có thời hạn
Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;
2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
2.Người 15 tuổi đua xe trái phép là chết người phải chịu TNHS
>> Xem thêm: Đặc điểm của nhân thân người phạm tội là gì ? Cách phân loại người phạm tội ?
Thưa luật sư, Cháu năm nay 15 tuổi , cháu có đua xe và gây tại nạn chết 2 người, cháu xin hỏi luật sư là cháu có phải chịu trách nhiệm hình sự không ? Nếu cháu phải chịu cháu sẽ đi tù mấy năm
Luật sư trả lời:
Căn cứ theo điểm a khoản 3 điều 266 bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định :
Điều 266. Tội đua xe trái phép
1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%;
c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
e) Tham gia cá cược;
g) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
h) Đua xe nơi tập trung đông dân cư;
i) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Mức phạt tù của bạn được quy đinh như sau:
Điều 101. Tù có thời hạn
Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;
2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
3.Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
>> Xem thêm: Truy cứu trách nhiệm hình sự là gì ? Quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự?
Trước hết, cần phải hiểu rõ thế nào là trách nhiệm hình sự: hiểu đơn giản trách nhiệm hình sự của một cá nhân, tổ chức là việc cá nhân, tổ chức phạm tội phải tự mình chịu trách nhiệm và chịu những hậu quả pháp lí bất lợi đối với hành vi vi phạm, hành vi phạm tội của chính mình. Đây là một loại trách nhiệm mang tính pháp lí, phạm vi của nó bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự qua tất cả các giai đoạn từ khởi tố vụ án, khởi tố bị can đến khâu điều tra, truy tố và xét xử, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự bao gồm cả biện pháp tư pháp và hình phạt và phải chịu mang án tích đối với hành vi mình đã gây ra.
Độ tuổi đủ khả năng chịu trách nhiệm hình sự là một vấn đề đáng được quan tâm, điều này thể hiện rõ vai trò của Nhà nước trong việc quản lí những cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, và nhằm mục đích răn đe, hạn chế các hành vi này. Cụ thể, tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về độ tuổi đủ để một cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm hình sự như sau:
Bất cứ cá nhân nào có độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên căn cứ theo tuổi thực tế được ghi nhận theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do chính bản thân mình gây ra, trừ những trường hợp có quy định khác.
Riêng đối với tội giết người, hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định của pháp luật tại Điều 134 của Bộ luật này, tội hiếp dâm hoặc tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm mà đối tượng người bị hại là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội bắt cóc nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, tội cướp tài sản; tội phạm mang tính chất rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định cụ thể tại một trong Điều sau đây thì chỉ cần người đó từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi thì đều phải chịu trách nhiệm hình sự:
Đối với tội liên quan đến quyền con người bao gồm tội cưỡng dâm quy định tại Điều 143 của Bộ luật này; tội mua bán người trái pháp luật (Điều 150); tội mua bán người mà đối tượng là trẻ em dưới 16 tuổi (Điều 151);
>> Xem thêm: Tình huống phạm tội là gì ? Vai trò của tình huống trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội
Tội liên quan đến tài sản của người khác bao gồm tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 của Bộ luật này; tội trộm cắp tài sản (Điều 173); tội cướp giật tài sản (Điều 171) hoặc tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178);
Tội vi phạm các quy định của pháp luật đối với các chất ma túy và các tiền chất tại Điều 248 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; tội tàng trữ trái phép chất ma túy quy định tại Điều 249; tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250); tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251); tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252);
Các tội các theo quy định của pháp luật mang tính chất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các Điều 265, 266, 285, 286, 287, 289, 290, 299, 303, 304 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Trong đó, có thể hiểu tội rất nghiêm trọng là tội mà áp dụng mức xử phạt cao nhất của khung hình phạt theo quy định của Bộ luật này có thời gian từ 07 năm tù đến 15 năm tù, gây nguy hại lớn cho xã hội, tội đặc biệt nghiêm trọng là tội có mức cao nhất của khung hình phạt có thời gian trên 15 năm tù hoặc áp dụng hình thức xử phạt tù chung thân hoặc tử hình, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, mà mức độ gây hại được cho là đặc biệt lớn đối với xã hội.
Tuy nhiên, vấn đề về độ tuổi chỉ là một yếu tố để làm căn cứ xác minh một con người có đủ điều kiện để truy cứu và chịu trách nhiệm hình sự không, ngoài yếu tố này còn cần phải cân nhắc đến khả năng nhận thức, cụ thể tại Điều 21 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định cụ thể như sau:
Trường hợp người nào thực hiện hành vi vi phạm pháp luật gây nguy hiểm cho xã hội, đặc biệt nguy hiểm cho xã hội nhưng người đó đang trong tình trạng mất khả năng nhận thức, khi đang mắc bệnh tâm thần có xác nhận, kiểm tra của cơ sở y tế có thẩm quyền hoặc bất cứ căn bệnh nào khác dẫn đến không còn khả năng nhận thức hoặc không còn khả năng điều chỉnh hành vi của mình thì được pháp luật xem xét không phải chịu trách nhiệm hình sự trước hành vi của mình đã gây ra. Việc xác định một người có đúng là đang trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là một vấn đề vô cùng quan trọng khi bảo vệ quyền lợi của các bên và đảm bảo việc xử lí đúng người, đúng tội đối với những hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
4.Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
>> Xem thêm: Bất hồi tố là gì ? Khái niệm về bất hồi tố ?
Căn cứ theo điiều 21 bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định :
Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Có thể thấy, luật hình sự Việt Nam mặc định thừa nhận những người đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nói chung và không thuộc các trường hợp tại Điều 21 Bộ Luật hình sự 2015 là có năng lực trách nhiệm hình sự.
>> Xem thêm: Trách nhiệm hình sự là gì ? Phân tích đặc điểm của trách nhiệm hình sự ?
Theo đó, các trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự đã được quy định khá cụ thể tại Điều 21 Bộ luật hình sự 2015. Có hai dấu hiệu chính để xác định tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự: Dấu hiệu y học và dấu hiệu tâm lý.
– Về dấu hiệu y học: Người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần.
– Về dấu hiệu tâm lý: Người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là người đã mất năng lực hiểu biết những đòi hỏi của xã hội liên quan đến hành v nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện, là người không có năng lực đánh giá hành vi đã thực hiện là đúng hay sai, nên làm hay không nên làm. Theo đó, họ không thể kiềm chế được việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội để thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
Ngoài ra, nếu người đó có năng lực nhận thức cũng như khả năng điều khiển hành vi của mình nhưng do các xung đột bệnh lý không thể kiềm chế được việc thực hiện hành vi đó thì vẫn được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, luật hình sự còn thừa nhận trường hợp hạn chế năng lực trách nhiệm hình sự. Đây là trường hợp do mắc bệnh nên năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi bị hạn chế. Người bị hạn chế năng lực trách nhiệm hình sự có ảnh hưởng nhất định đến mức độ lỗi. Lỗi của họ cũng là lỗi hạn chế. Do đó, luật hình sự Việt Nam coi tình trạng năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế là tình tiết giảm nhẹ.
5.Người bị thần kinh có phải chịu trách nhiệm hình sự
>> Liên hệ sử dụng dịch vụ luật sư:Dịch vụ luật sư tranh tụng các vụ án hình sự;
X bị Y đánh theo bác sĩ thì giám định tỷ lệ thương tật là 15%. Theo X được biết thì Y là người bị thần kinh nên mới có hành động hung hãng như thế. Hỏi Y có phải chịu TNHS ?
Căn cứ theo điều 21 bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định :
Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, người thực hiện hành vi phạm tội trong khi đang mắc bệnh tâm thần thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đó. Trong trường hợp của bạn, cần xem xét người hàng xóm có bị mắc bệnh tâm thần không; thời điểm người hàng xóm có hành vi gây thương tích họ có nhận thức và điều khiển được hành vi của mình hay không? Nếu khi đánh X, Y có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự; nếu không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, việc xác định một người có mặc bệnh tâm thần hay không; có bị mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi hay không cần căn cứ vào kết luận của cơ quan có thẩm quyền (quyết định của Tòa án, kết luận giám định tâm thần của cơ quan giám định). Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho X, bạn có thể tố cáo hành vi của người hàng xóm tới cơ quan công an và đề nghị cơ quan công an trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với người hàng xóm. Sau khi có kết luận giám định, tùy từng trường hợp sẽ xử lý như đã phân tích ở trên.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự - Công ty luật Minh Khuê