Vấn đề của tôi là vì tin tưởng nên lúc giao tiền không làm giấy tờ gì cả. Trường hợp của tôi như vậy thì có cách nào để lấy lại được tiền không, có được pháp luật bảo vệ không?

Xin cảm ơn !

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

1. Giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định trước kia

Căn cứ khoản 1 Điều 689 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội:

"Điều 689. Hình thức chuyển quyền sử dụng đất

1. Việc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện thông qua hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này."

Căn cứ Điều 358 Bộ luật dân sự năm 2005:

"Điều 358. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản."

Như vậy nếu không lập văn bản thì việc đặt cọc bị vô hiệu về mặt hình thức. Vì vậy bạn làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu về mặt hình thức khi bạn có căn cứ xác minh về việc chuyển tiền cho cá nhân kia.

Căn cứ Điều 134 Bộ luật dân sự năm 2005:

"Điều 134. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu."

Căn cứ Điều 136 Bộ luật dân sự năm 2005:

"Điều 136. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

1. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại các điều từ Điều 130 đến Điều 134 của Bộ luật này là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập.

2. Đối với các giao dịch dân sự được quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế."

2. Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định hiện nay

Bộ luật Dân sự hiện hành quy định cụ thể các trường họp giao dịch dân sự vô hiệu sau:

Giao dịch dẫn sự vô hiệu do vi phạm điều cẩm của luật, trái đạo đức xã hội.

Giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội là giao dịch vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 117 của Bộ luật Dân sự năm 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu. Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Còn đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Các giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thường mang tính chất nghiêm trọng và trong khoa học pháp lý được xếp vào nhóm giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối. Thời hiệu yêu cầu tuyên bố vô hiệu đối với các giao dịch này không bị hạn chế. Các giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội phổ biến trên thực tế như giao dịch mua bán ma túy, vũ khí, buôn bán phụ nữ, trẻ em...

Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo. Một trong những điều kiện quan trọng để giao dịch có hiệu lực là chủ thể tham gia giao dịch phải tự nguyện. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hậu quả chủ thể trong giao dịch không có sự tự nguyện. Những nguyên nhân này có thể xuất phát từ sự tác động của khách quan, của bên đối tác hoặc của chính chủ thể xác lập giao dịch. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo là giao dịch mà nguyên nhân vô hiệu do chủ thể xác lập không có sự tự nguyện và sự không tự nguyện của các chủ thể trong giao dịch xuất phát từ chính ý chí của các chủ thể này. Theo Điều 124 Bộ luật Dân sự năm 2015, giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo gồm các trường hợp sau đây:

Một là, giao dịch giả tạo được xác lập nhằm che giấu một giao dịch khác. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan. Theo đó, trường hợp này các bên chủ thể trong giao dịch xác lập 2 giao dịch gồm: giao dịch dân sự đích thực và một giao dịch dân sự giả tạo. Giao dịch đích thực là giao dịch phản ánh đúng ý chí của các bên trong giao dịch; còn giao dịch giả tạo là giao dịch được lập ra với mục đích che giấu giao dịch đích thực. Nguyên nhân thúc đây các bên lập giao dịch giả tạo để che giấu cho giao dịch đích thực thường xuất phát từ mong muốn không muốn người khác biết giao dịch thật sự giữa họ hoặc nhằm mục đích trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Ví dụ: A và B lập hợp đồng mua bán căn nhà với giá 15 tỷ đồng bằng giấy viết tay với nhau. Sau đó, hai bên ra lập hợp đồng mua bán căn nhà này tại phòng công chứng với giá 3 tỷ đồng. Việc các bên lập một hợp đồng mua bán khác với giá thấp hom giá trị so với hợp đồng đích thực nhằm mục đích giảm tiền thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Hai là, giao dịch dân sự xác lập một cách giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Khác với trường hợp trên cần sự tồn tại của hai giao dịch trong đó một giao dịch là giao dịch đích thực, còn giao dịch kia là giao dịch giả tạo thì với trường hợp này chỉ cần một giao dịch được lập với tính chất giả tạo nhằm mục đích trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của chủ thể trong giao dịch thì giao dịch được xác định là vô hiệu. Như trường hợp nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc trốn tránh thi hành án dân sự, bên có nghĩa vụ định đoạt tài sản cho người khác để không còn tài sản trả nợ hoặc thi hành án. Trường hợp này, người định đoạt tài sản không có nhu cầu nhưng vẫn định đoạt tài sản của minh để trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba, cho nên giao dịch đó bị vô hiệu. Ví dụ: Đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ, bố mẹ lập hợp đồng tặng cho toàn bộ tài sản cho con nhưng thực chất không có việc tặng cho tài sản. Mà hợp đồng tặng cho được xác lập một cách giả tạo giữa bố mẹ và người con với mục đích bố mẹ trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ với bên chủ nợ.

Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, ...

Các cá nhân có năng lực chủ thể khác nhau thì phạm vi các giao dịch dân sự mà các cá nhân được xác lập không giống nhau. Đối với các cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì được xác lập mọi giao dịch. Còn trường hợp cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì có thể được xác lập một số giao dịch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc không được tự mình xác lập bất cứ giao dịch nào. Do đó, nếu những chủ thể này xác lập giao dịch dân sự vượt quá phạm vi luật ghi nhận cho họ thì những giao dịch này có thể bị vô hiệu. Điều 125 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do nhóm người này xác lập như sau: Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý. Theo quy định này, giao dịch do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện không mặc nhiên bị vô hiệu mà chỉ bị vô hiệu khi Tòa án tuyên bố dựa trên yêu cầu của người đại diện của những người này.

Cũng cần lưu ý, không phải tất cả các giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì đều theo yêu cầu của người đại diện, Tòa án sẽ tuyên bố vô hiệu. Bởi tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:

Một là, giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó. Đây là những giao dịch có giá trị nhỏ nhằm phục vụ cho các nhu cầu ăn, mặc...của người chưa đủ 6 tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự nên việc tuyên bố những giao dịch dân sự này bị vô hiệu là không cần thiết và cứng nhắc. Ví dụ: đứa trẻ 5 tuổi được bố mẹ cho 5.000 đồng để mua đồ ăn sáng.

Hai là, giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ. Đây là quy định cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho nhóm người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Những giao dịch như tặng cho tài sản, cho mượn tài sản hoặc những giao dịch miễn việc thực hiện một nghĩa vụ nào đó (nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ giao tài sản, nghĩa vụ thực hiện một công việc...) cho những nhóm chủ thể này chỉ mang lại lợi ích cho họ nên việc tòa án tuyên bố những giao dịch này vô hiệu là không cần thiết và gây ảnh hưởng tới quyền lợi của họ. Hơn thế nữa, quy định này cũng bảo vệ tốt hơn quyền lợi cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và tránh sự lạm quyền của người đại diện khi không đứng trên cơ sở vì lợi ích của người được đại diện.

Ba là, giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự. Đây là trường hợp tại thời điểm xác lập giao dịch, người xác lập giao dịch thuộc một trong các trường hợp chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nhưng sau đó họ thoát khỏi các tình trạng trên. Sau khi năng lực hành vi dân sự của họ được khôi phục thì họ có quyền thừa nhận hiệu lực những giao dịch mà họ đã xác lập trước đó. Quy định này hoàn toàn phù hợp và cần thiết bởi chính chủ thể xác lập giao dịch là người có quyết định quan trọng nhất đến hiệu lực của giao dịch mà họ đã xác lập. Ví dụ: A 17 tuổi 10 tháng bị B ép bán chiếc điện thoại điện thuộc quyền sở hữu của A cho bạn giá 2.000.000. Đến khi A đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự, cha mẹ biết việc A bị ép bán điện thoại đã yêu cầu lấy lại tài sản nhưng A lại công nhận giao dịch đó, vậy giao dịch mua bán này có hiệu lực.

Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn.

Nhầm lẫn là sự hiểu không đúng bản chất của vấn đề do tác động khách quan hoặc do nguyên nhân chủ quan. Nhầm lẫn là một trong những nguyên nhân khiến chủ thể không có sự tự nguyện khi xác lập giao dịch dân sự. Sự nhầm lẫn trong giao dịch dân sự có thể là một bên hoặc các bên đều bị nhầm lẫn.

Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật Dân sự năm 2015, trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Như vậy, giao dịch dân sự có yếu tố nhầm lẫn chỉ bị vô hiệu khi tòa án ra tuyên bố trên cơ sở yêu cầu của chủ thể bị nhầm lẫn. Do đó, nếu bên bị nhầm lẫn không yêu cầu thì giao dịch có yếu tố nhầm lẫn vẫn có hiệu lực pháp luật. Ví dụ: A bán cho B chiếc bình cổ với giá 200 triệu đồng. Sau khi mua về trưng bày được một thời gian, B phát hiện chiếc bình đó là bình giả cổ mà không phải bình cổ. Đây là trường hợp B bị nhàm lẫn khi xác lập giao dịch vì khi bán A cũng nghĩ đây là chiếc bình cổ. Giao dịch mua bán chiếc bình cổ này chỉ bị vô hiệu khi B yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Ngược lại, nếu B không yêu cầu và chấp nhận giao dịch đã xác lập thì giao dịch giữa A và B vẫn có hiệu lực pháp luật.

Khi chủ thể trong giao dịch bị nhầm lẫn thì nguyên nhân nhầm lẫn có thể xuất phát từ sự nhận thức sai của chính họ hoặc cũng do phía chủ thể bên kia khiến họ nhầm lẫn. Lỗi của chù thể khiến một bên bị nhầm lẫn phải là lỗi vô ý. Trường hợp có ý đưa ra thông tin sai lệch khiến một bên hiểu sai và giao dịch được giao kết thì được coi là sự lừa dối, không phải là nhầm lẫn. Sự nhầm lẫn là một trong những căn cứ để bên bị nhầm lẫn yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Tuy nhiên, giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong các trường hợp sau đây: Một là, mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được. Đây là trường hợp chủ thể trong giao dịch có sự nhầm lẫn nhưng sự nhầm lẫn này không làm ảnh hưởng tới mục đích xác lập giao dịch của các bên. Do đó, giao dịch có sự nhầm lẫn không bị tuyên bố vô hiệu; Hai là, các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được.

Đây là quy định mới của Bộ luật Dân sự hiện hành so với Bộ luật Dân sự năm 2005. Quy định này mang tính chất linh hoạt, mềm dẻo nhằm hạn chế các trường hợp giao dịch dân sự bị tuyên bố vô hiệu nói chung và giao dịch dân sự bị tuyên bố vô hiệu do nhầm lẫn nói riêng.

Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa doi, đe dọa, cưỡng ép.

Lừa dối, đe dọa, cưỡng ép là những hành vi làm cho chủ thể không có sự tự nguyện trong việc xác lập giao dịch, trong đó:

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó. Khác với sự nhầm lẫn là do lỗi vô ý của một bên chủ thể thì lừa dối là hành vi cố ý của chủ thể trong giao dịch hoặc của một chủ thể thứ ba khác. Điều này được hiểu là chủ thể thực hiện hành vi lừa dối biết rõ về các yếu tố của giao dịch nhưng lại đưa ra thông tin hoặc làm cho bên kia hiểu sai lệch. Hành vi lừa dối của chủ thể trong giao dịch dân sự thường xuất phát từ động cơ kiếm lời bất chính từ phía chủ thể bên kia. Hành vi lừa dối có thể do chính chủ thể trong giao dịch thực hiện hoặc được thực hiện thông qua một chủ thể thứ ba khác.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình. Giống như trường hợp lừa dối, đe dọa, cưỡng ép cũng là hành vi được thực hiện với lỗi cố ý. Hành vi đe dọa, cưỡng ép có thể được thực hiện bởi chính chủ thể trong giao dịch hoặc chủ thể thứ ba khác. Người bị đe dọa, cưỡng ép có thể chính là chủ thể trong giao dịch hoặc người thân thích của họ. Người thân thích của chủ thể xác lập giao dịch là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vĩ ba đời với họ. Ví dụ: A bắt cóc con của B và đe dọa nếu B không chuyển nhượng nhà đất cho A thì A sẽ làm tổn hại đến sức khỏe, tính mạng con của B. Nhằm bảo đảm an toàn cho con, B đã xác lập và thực hiện giao dịch chuyển nhượng nhà đất với A. Đây là trường hợp B không có sự tự nguyện khi xác lập giao dịch do bị đe dọa.

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Dựa trên các minh chứng mà bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép đưa ra thì tòa án tuyên bố giao dịch bị vô hiệu. Ngược lại, nếu bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép xác lập giao dịch không yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự vân có hiệu lực pháp luật.

Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Đây là trường hợp người có năng lực hành vi dân sự nhưng tại thời điểm xác lập giao dịch dân sự do những lý do khác nhau, không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Việc không nhận thức và làm chủ hành vi đó được biểu hiện ra bên ngoài thành những điều bất hợp lý mà trong điều kiện bình thường, một người nhận thức trung bình sẽ không làm như vậy. Ví dụ, trong lúc say rượu, A bán cho B chiếc xe ô tô bằng 1/10 giá thị trường. Tuy nhiên, giao dịch do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình không đương nhiên bị coi là vô hiệu. Khi người xác lập giao dịch dân sự thoát khỏi trạng thái không nhận thức và làm chủ được hành vi cùa mình có quyền yêu cầu hoặc không yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch mà mình xác lập trước đó là vô hiệu.

Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.

Hình thức của giao dịch là một trong những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự đối với những giao dịch dân sự mà luật quy định hình thức bắt buộc. Như trường hợp các bên xác lập giao dịch chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất thì cần lập bằng hình thức văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký. Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

Thứ nhất, giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Ví dụ: Giao dịch chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai theo Luật Nhà ở thì hình thức giao dịch theo mẫu quy định của Nhà nước nhưng các bên tự lập văn bản của giao dịch và giao dịch đã thực hiện được 2/3 thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó

Thứ hai, giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực. Ví dụ: A bán nhà cho B giá 3 tỷ đồng, các bên đã giao kết hợp đồng bằng văn bản nhưng không có công chứng, chứng thực. B đã trả cho A 2 tỷ đồng thì trường họp này Tòa án công nhận hiệu lực của giao dịch theo yêu cầu của một hoặc các bên và B phải trả A số tiền mua nhà còn lại. Khi bản án có hiệu lực thì B có quyền làm thủ tục sang tên tại cơ quan nhà nước cóthẩm quyền.

Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định về hình thức của giao dịch theo hướng linh hoạt hơn, tránh cứng nhắc trong hướng xử lý liên quan đến vi phạm quy định bắt buộc về hình thức của giao dịch. Việc tuyên bố một cách máy móc giao dịch vô hiệu chỉ vì không bảo đảm hình thức luật định có thể gây mất ổn định trong giao dịch dân sự, không bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của những người liên quan.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn Pháp luật Dân sự - Công ty luật Minh KHuê