1. Khái niệm vận đơn nhận để bốc

1.1 Vận đơn đường biển là gì?

Vận đơn đường biển được dịch từ Tiếng Anh là Bill of Lading (B/L) có thể được hiểu nôm na như một “phiếu ghi nhận” (bill) của việc “xếp hàng” (loading). Vận đơn đường biển được dịch từ Tiếng Anh là Bill of Lading (B/L), có thể được hiểu nôm na như một “phiếu ghi nhận” (bill) của việc “xếp hàng” (lading). Theo âm Hán Việt, từ “vận đơn” gồm hai từ “vận” được hiểu là vận chuyển, và “đơn” có nghĩa là phiếu, hay chứng từ. Gộp lại có thể hiểu đó là một văn bản hay chứng từ về việc vận chuyển hàng. Cách giải thích theo tiếng Anh và tiếng Hán Việt tuy có khác nhau đôi chút, nhưng tựu chung lại thuật ngữ này cũng chỉ sự ghi nhận của người vận chuyển về việc xếp hàng lên tàu để vận chuyển. Nếu định nghĩa một cách chính tắc, thì có thể khái quát như sau: "Vận đơn là chứng từ do người vận chuyển hoặc đại diện được ủy quyền của người vận chuyển (thuyền trưởng, đại lý) ký phát cho người gửi hàng, trong đó xác nhận việc nhận hàng để vận chuyển từ cảng khởi hành đến cảng đích". Nói như vậy cũng ngầm định rằng vận đơn được dùng cho vận tải biển, để phân biệt với vận đơn hàng không (Airway Bill) dùng cho phương thức vận tải hàng hóa bằng máy bay.

Theo điều 148 Bộ luật hàng hải năm 2015 quy định như sau:

"Điều 148. Chứng từ vận chuyển

1. Chứng từ vận chuyển bao gồm vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển và chứng từ vận chuyển khác. Mẫu vận đơn, vận đơn suốt đường biển do doanh nghiệp phát hành và phải được gửi, lưu tại cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải.

2. Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

3. Vận đơn suốt đường biển là vận đơn ghi rõ việc vận chuyển hàng hóa được ít nhất hai người vận chuyển bằng đường biển thực hiện..."

Vận tải đơn (thường hay gọi là vận đơn đường biển, vận đơn hàng không, giấy gửi hàng đường sắt,…) là một chứng từ vận tải do người vận chuyển, hoặc thuyền trưởng (đường biển) hoặc đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu. Vậy luật hàng hải Việt Nam cũng đã quy định về khái niệm vận đơn, theo đó Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Chức năng của vận đơn:

+ Nó là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của hợp đồng đó. Với chức năng này, nó xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người chủ hàng, mà trong đó, đặc biệt là quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người nhận hàng.

+ Nó là biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở. Người vận tải chỉ giao hàng cho người nào xuất trình trước tiên vận đơn đường biển hợp lệ mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng.

+ Nó là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa đã ghi trên vận đơn. Với chức năng này, vận đơn là một loại giấy tờ có giá trị, được dùng để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng.

Tác dụng của vận đơn:

+ Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa,

+ Làm tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng,

+ Làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hóa,

+ Làm căn cứ xác định số lượng hàng hóa đã được người bán gửi cho người mua, dựa vào đó người ta thống kê, ghi sổ và theo dõi việc thực hiện hợp đồng. 

1.2 Vận đơn nhận để bốc là gì?

Vận đơn nhận để bốc (Received for shipment bill of lading) là vận đơn thể hiện việc người vận chuyển đã nhận hàng của người giao hàng, người gửi hàng, nhưng hàng chưa được bốc lên tàu. Vận đơn loại này cũng là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa và là chứng từ sở hữu hàng hóa (trừ khi có quy định khác). Nhiều ngân hàng không chấp nhận “vận đơn nhận để bốc”. Loại vận đơn này có thể bị ngân hàng từ chối thanh toán, trừ khi thư tín dụng L/C quy định cho phép. Vận đơn nhận để bốc cũng có thể thanh toán được nếu hợp đồng mua bán và L/C quy định rõ vấn đề này. Khi hàng đã thực tế được xếp lên tàu, có thể đóng dấu hoặc ghi thêm chữ "đã xếp" để biến thành vận đơn đã xếp hàng. Vận đơn đã xếp hàng (shipped on board B/L) là loại vận đơn được cấp sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu. Loại vận đơn này có giá trị chứng cứ rất lớn - chứng tỏ hàng hóa đã được xếp lên tàu và người bán đã hoàn thành trách nhiệm giao hàng cho người mua theo hợp đồng mua bán.

2. Đặc điểm vận đơn nhận để bốc

Nếu so sánh thời gian cấp vận đơn với thời gian bốc hàng lên tàu thì người ta chia ra:

+ Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on Board B/L)

+ Vận đơn nhận hàng để xếp/vận đơn nhận để bốc (Received for Shipment B/L)

Vận đơn nhận để bốc thường được phát hành:

- Hàng hóa đã được giao cho người chuyên chở nhưng tàu chưa đến hoặc tàu đã đến nhưng chưa đủ điều kiện để xếp hàng

- Việc bán hàng thông qua nhiều người trung gian: người gom hàng, người giao nhận

- Giao hàng từ kho đến kho Loại vận đơn này có thể bị ngân hàng từ chối thanh toán, trừ khi thư tín dụng L/C quy định cho phép. Khi hàng đã thực tế được xếp lên tàu, có thể đóng dấu hoặc ghi thêm chữ "đã xếp" đễ biến thành vận đơn đã xép hàng. Vận đơn nhận để xếp cũng có thể thanh toán được nếu hợp đồng mua bán và L/C quy định rõ vấn đề này.

- Vận đơn thể hiện việc người vận chuyển đã nhận hàng của người giao hàng, người gửi hàng, nhưng hàng chưa được bốc lên tàu. Vận đơn cũng là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa và là chứng từ sở hữu hàng hóa (trừ khi có quy định khác).

- Vận đơn có thể bị ngân hàng từ chối thanh toán, trừ khi thư tín dụng L/C quy định cho phép. Vận đơn có thể chuyển đổi thành vận đơn đã xếp hàng khi hàng đã thực tế được xếp lên tàu

Vận đơn nhận để bốc có thể chuyển đổi thành vận đơn đã xếp hàng khi hàng đã thực tế được xếp lên tàu. Có hai cách để chuyển đổi:

- Đóng dấu hoặc ghi thêm chữ "đã xếp‟ (shipped on board) và ngày giờ xếp hàng lên tàu trên vận đơn nhận để bốc.

- Trả vận đơn nhận để bốc cho hãng tàu và lấy vận đơn đã xếp hàng (shipped on board B/L). Tuy nhiên, không phải hãng tàu nào cũng cho phép chuyển đổi vận đơn như vậy. Do đó, người gửi hàng cần kiểm tra kỹ điều khoản của hãng tàu trước khi yêu cầu chuyển đổi.

Nếu không chuyển đổi được vận đơn nhận để bốc thì có thể gây ra những ảnh hưởng sau: Người gửi hàng có thể bị người mua hàng hoặc ngân hàng thanh toán từ chối nhận vận đơn nhận để bốc vì loại vận đơn này không chứng minh được hàng đã được xếp lên tàu và giao hàng cho người mua. Người gửi hàng có thể bị mất quyền sở hữu hàng hóa nếu vận đơn nhận để bốc không có điều khoản quy định rõ là chứng từ sở hữu hàng hóa. Người gửi hàng có thể bị trễ hạn thanh toán nếu vận đơn nhận để bốc không phù hợp với các điều kiện của thư tín dụng L/C.

3. Nội dung vận đơn nhận để bốc

Nội dung vận đơn nhận để bốc là những thông tin về người vận chuyển, người gửi hàng, người nhận hàng, hàng hóa, cước phí và phụ phí, cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng, thời gian và địa điểm cấp vận đơn và chữ ký của người vận chuyển. Vận đơn nhận để bốc thể hiện việc người vận chuyển đã nhận hàng của người giao hàng, nhưng hàng chưa được bốc lên tàu. Vận đơn loại này cũng là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa và là chứng từ sở hữu hàng hóa (trừ khi có quy định khác). Thông thường nội dung vận đơn bao gồm như sau:

– Tên và địa chỉ người vận tải, những chỉ dẫn khác theo yêu cầu,

– Cảng xếp hàng,

– Cảng dỡ hàng,

– Tên và địa chỉ người gửi hàng,

– Tên và địa chỉ người nhận hàng, (rất quan trọng)

– Đại lý, bên thông báo chỉ định,

– Tên hàng, ký mã hiệu, số lượng kiện, trọng lượng cả bì hoặc thể tích,

– Cước phí và phụ phí trả cho người vận tải, điều kiện thanh toán,

– Thời gian và địa điểm cấp vận đơn,

– Số bản gốc vận đơn,

– Chữ ký của người vận tải (hoặc của thuyền trưởng hoặc người đại diện của thuyền trưởng, hoặc đại lý),

Vận đơn là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bởi người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trên vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng. Vận đơn cũng là bằng chứng về quyền sở hữu hàng hóa, có thể dùng để định đoạt, nhận hàng. Vận đơn thể hiện nội dung của hợp đồng vận chuyển giữa người vận chuyển và người gửi hàng, bao gồm cước phí, phụ phí, điều kiện thanh toán, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng và các điều khoản khác Đây là quy định về nguồn luật điều chỉnh các điều khoản của vận đơn cũng như giải quyết sự tranh chấp giữa chủ hàng và người vận tải. Nguồn luật này, ngoài luật quốc gia còn có cả các công ước quốc tế có liên quan như qui tắc La Haye và công ước Brussel 25/8/1924, Nghị định thư Visby 1968 hoặc công ước Hamburg 1978 về vận đơn đường biển.

Các bạn có thể tham khảo bài viết liên quan sau: Vận đơn là gì? Các tiêu chí phân loại và khái quát các loại vận đơn  Vận đơn gốc (Original bill of lading) là gì? Thuật ngữ trên vận đơn

Trên đây là tư vấn của luật Minh Khuê về vấn đề "Vận đơn nhận để bốc (Received for shipment bill of lading) là gì ?" Mong rằng bài viết trên của chúng tôi sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn. Bạn đọc nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6162 của chúng tôi để được tư vấn trực tiếp, giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng và kịp thời. Quý khách hàng có yêu cầu báo giá dịch vụ tư vấn vui lòng gửi yêu cầu về địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi nội dung tư vấn của chúng tôi. Xin trân trọng cảm ơn quý khách.