1. Làm rõ các khái niệm nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết, nhẫn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu nổi tiếng.

Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022, nhãn hiệu được hiểu là tất cả các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức cá nhân này với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức cá nhân khác. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu được quy định bao gồm khả năng phân biệt tự thân và khả năng phân biệt với các nhãn hiệu đối với các sản phẩm, dịch vụ tương tự của cá nhân, tổ chức khác. Các loại nhãn hiệu có thể kể đến như: nhãn hiệu tập thể; nhãn hiệu liên kết; nhãn hiệu chứng nhận; nhãn hiệu nổi tiếng.

Theo quy định tại khoản 17 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 quy định "nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhan hiệu đó đối với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức cá nhân đó." 

Về khái niệm nhãn hiệu chứng nhận, theo quy định tại Điều 18 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 có quy định nhãn hiệu chứng nhận là loại nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Như vây, về cơ bản, nhãn hiệu chứng nhận có nhiều đặc trưng riêng biệt so với các nhãn hiệu khác. Về bản chất nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận và các cá nhân, tổ chức muốn được sử dụng nhãn hiệu này để chứng nhận về các đặc điểm như đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, chất lượng phải xin phép chủ sở hữu nhãn hiệu.

Về nhãn hiệu liên kết, trước đây nhãn hiệu liên kết được hiểu là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan đến nhau. Tuy nhiên theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2022 quy định về nhãn hiệu liên kết đã được bãi bỏ. Như vậy, hiện tay, có thể nói nhãn hiệu liên kết không còn được pháp luật quy định và công nhận.

Một trong những loại nhãn hiệu rất được quan tâm và thường có cơ chế bảo hộ rất rộng đó là nhãn hiệu nổi tiếng. Theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2022, nhãn hiệu nổi tiếng được hiểu là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam.

Từ đây có thể thấy nhãn hiệu là các dấu hiệu giúp phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức  này với hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức khác. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các loại nhãn hiệu có thể kể đến là nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu nổi tiếng; nhãn hiệu chứng nhận.

 

2. Ví dụ về nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu nổi tiếng

- Ví dụ về nhãn hiệu tập thể: như đã phân tích ở trên nhãn hiệu tập thể thường là nhãn hiệu của một hiệp hội hoặc một tập thể mà các thành viên của nó có thể sử dụng nhãn hiệu tập thể để quảng bá sản phẩm của mình. Việc đăng ký nhãn hiệu tập thể thường khá phức tạp, các quy trình, thủ tục cũng có một số điểm mới nhất định so với đăng ký nhãn hiệu thông thường. Theo công bố của cục sở hữu trí tuệ, danh sách cập nhật nhãn hiểu tập thể đã được cấp văn bằng bảo hộ tính đến tháng 8/2021 có khoảng 1457 nhãn hiệu đã được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể, Có thể kể đến một số nhãn hiệu tập thể sau: nhãn hiệu Sơn Đốc (chủ sở hữu là Hợp tác xã sản xuất bánh phồng Sơn Đốc, địa chỉ ấp 2, xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre); nhãn hiệu S SOC TRANG Bánh Pía Lạp xưởng MOON PORK, hình (chủ sở hữu là Doanh nghiệp tư nhân Quảng Hưng, địa chỉ: 338 A Lý Thường Kiệt, Phường 4, Thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng);.....

- Ví dụ về nhãn hiệu chứng nhận: Nhãn hiệu chứng nhận cũng có những quy trình, thủ tục đặc ký mang đặc trưng riêng, khác với các quy trình đăng ký của các loại nhãn hiệu khác. Theo danh sách nhãn hiệu chứng nhận đã được cấp tại Việt Nam tính đến tháng 8/2021 do Cục sở hữu trí tuệ công bố, đã có tới gần 500 nhãn hiệu đã được công nhận là nhãn hiệu chứng nhận. Một số nhãn hiệu trong danh sách Cục sở hữu trí tuệ công bố có thể kế đến như: Khu Dự Trữ Sinh Quyển Kiên Giang BIOSPHERE RESERVE, hình (chủ sở hữu Sở khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang, địa chỉ: 320 Ngô Quyền, phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang); Sữa Bò Củ Chi, hình (chủ sở hữu Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi; địa chỉ: 77 tỉnh lộ 8, khu phố 7, thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh);.....

- Ví dụ về nhãn hiệu nổi tiếng. Hiện nay để có thể được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiểu đó phải đáp ứng được điều kiện được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay một số nhãn hiệu nổi tiếng có thể kể đến như Lacoste, hình thuộc sở hữu của công ty Lacoste S.A một công ty pháp, nó nổi tiếng trong lĩnh vực thời tranh với các sản phẩm như áo, giày dép,....

 

3. Vai trò của nhãn hiệu đối với hoạt động kinh doanh

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều rất chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu, trong đó học đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng nhãn hiệu. Có thể nói, đối với hoạt động kinh doanh, nhãn hiệu có vai trò rất quan trọng và việc xây dựng nhãn hiệu cũng là một cách thức hiệu quả để nâng cao hoạt động kinh doanh, bởi:

- Nhãn hiệu giúp tăng cường độ nhận diện thương hiệu. Xây dựng và quảng bá nhãn hiệu là một hoạt động Marketing quan trọng và được các tập đoàn lớn rất chú trọng và quan tâm. Bởi từ nhãn hiệu, các doanh nghiệp có thể xây dựng những đặc điểm riêng mang tính nhận diện. Đối với các hoạt động kinh doanh, chất lượng hàng hóa, dịch vụ là đặc biệt quan trọng, nhưng nhãn hiệu là chìa khóa để khách hành có thể nhận diện được sản phẩm và doanh nghiệp trên thị trường, giúp phân biệt các sản phẩm cùng loại, tương tự của các cá nhân, tổ chức khác nhau. Việc có thể để người tiêu dùng nhớ được nhãn hiệu mà cá nhân, tổ chức sử dụng là bước đầu tiên trong việc chinh phục khách hàng.

- Nhãn hiệu càng mang nhiều dấu hiệu riêng biệt, đặc sắc, sáng tạo càng tạo ấn tượng mạnh trong lòng người tiêu dùng. Ban đầu khi tiếp cận khách hàng, việc đầu tiên là phải làm cho khách hàng ghi nhớ được sản phẩm của mình. Nhãn hiệu là một trong những yếu tố giúp khách hàng phân biệt được các hàng hóa, dịch vụ tương tự, từ đó có thể tạo động lực giúp cho các cá nhân, tổ chức phát huy được khả năng để cạnh tranh với những sản phẩm, dịch vụ tương tự của cá nhân, tổ chức khác.

- Việc xây dựng nhãn hiệu mang nhiều ý nghĩa to lớn về mặt vật chất, nhãn hiệu trong một số trường hợp là tài sản rất giá trị, để xây dựng được một nhãn hiệu có khả năng nhận diện đối với khách hàng cần một khoảng thời gian rất lớn, do đó, ngay từ khi mới thành lập, hầu hết các doanh nghiệp đều rất chú trọng đến việc phát triển và định hình sự nhận diện nhãn hiệu, để có thể giúp cá nhân, tổ chức tạo được động lực vào việc duy trì hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo sự uy tín của nhãn hiệu trên thị trường.

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu nổi tiếng. Để có thể hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu, tham khảo: 

Mọi thắc mắc liên hệ 1900.6162 hoặc email lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp chi tiết. Trân trọng!