Mục lục bài viết
1. Vu khống là gì?
Vu khống là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm danh dự của con người. Do vậy, luật hình sự Việt Nam quy định vu khống là tội phạm thuộc chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người. Theo Bộ luật hình sự năm 2015, hành vi vu khống có thể là hành vi tạo ra thông tin sai sự thật và loan truyền thông tin đó mặc dù biết đó là thông tin sai sự thật. Hành vi vu khống cũng có thể chỉ là hành vi loan truyền thông tin sai sự thật do người khác tạo ra mặc dù biết đó là thông tin sai sự thật. Nội dung của thông tin sai sự thật thể hiện sự xúc phạm đến danh dự, uy tín, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Dạng đặc biệt của vu khống là hành vi bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Đối với dạng hành vi này, tính nguy hiểm cho xã hội của tội vu khống phụ thuộc nhiều vào loại tội bị vu khống. Do vậy, Bộ luật hình sự đã quy định vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của tội vu khống.
Hình phạt được quy định cho tội vu khống có mức cao nhất là 7 năm tù.
2. Tội vu khống chịu hình phạt như thế nào?
Tội vu khống được quy định tại điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Điều luật mô tả bằng hình thức liệt kê 03 dạng hành vi phạm tội.
Theo điều luật có ba dạng hành vi phạm tội của tội này. Đó là:
- Hành vi bịa đật nhằm xúc phạm danh dự hoặc nhằm gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
- Hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc nhằm gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
- Hành vi bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan nhà nước.
* Về dạng hành vi thứ nhất:
Người phạm tội có hành vi đưa ra những thông tin không đúng sự thật và có nội dung xúc phạm nhân phẩm, danh dự, uy tín người khác như đưa ra thông tin người khác có hành vi thiếu đạo đức, có hành vi vi phạm pháp luật mặc dù người đó không có hành vi này. Hình thức đưa ra những thông tin nói trên có thể dưới những dạng khác nhau như truyền miệng, qua cấc phương tiện thông tin đại chúng, viết đơn, thư tố giác...
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội biết những thông tin mình đưa ra là không đúng sự thật nhưng đã thực hiện nhằm xúc phạm danh dự hoặc nhằm gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 01 năm đến 03 năm được quy định cho trường họp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
- (Phạm tội) có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn (khi phạm tội);
- (Phạm tội) đối với 02 người trở lên;
- (Phạm tội) đổi với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
- (Phạm tội) đối với người đang thi hành công vụ;
- Sử dụng mạng mảy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
- Gây rỗi loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- Vu khống người khác phạm tội rẩt nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
- (Phạm tội) vì động cơ đê hèn;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỉ lệ tổn thương cơ thể là 61% trở lên;
- (Phạm tội) làm nạn nhãn tự sát.
Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, câm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3. Bị vu oan là có phạm tội thì làm thế nào?
Thưa luật sư, xin hỏi: Nếu người khác có hành vi vu oan cho tôi về tội tống tiền. Thì theo quy định của pháp luật sẽ xử lý như thế nào. Tôi cần phải làm gì trong trường hợp này để giải quyết hành vi của người vu oan cho tôi ?Tôi xin cảm ơn
Luật sư tư vấn:
Điều 156 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội vu khống như sau:
Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;.....
Theo quy định trên, người có hành vi vu khống bạn phạm tội tống tiền và tố cáo bạn trước cơ quan có thẩm quyền thì phạm tội theo quy định tại Điều 156 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về tố giác, tin báo về tôi phạm, kiến nghị khởi tố như sau:
Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.
5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Như vậy, theo quy định tại Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bạn có thể tố giác người có hành vi vu khống bạn và cung cấp các thông tin, chứng cứ lên cơ quan Công an để giải quyết.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.
>> Xem thêm: Tội vu khống người khác bị xử lý hình sự như thế nào?
4. Cần làm gì khi bị đưa những hình ảnh, thông tin không đúng sự thật lên mạng xã hội?
Thứ nhất : Người bị xúc phạm, vu khống cần thu thập bằng chứng thông qua việc yêu cầu văn phòng thừa phát lại lập vi bằng những status, hình ảnh hoặc bình luận có nội dung được cho rằng không đúng sự thật của mình. “Việc lập vi bằng cần phải thực hiện ngay sau khi phát hiện có hành vi xâm phạm, vì nếu để lâu, những thông tin đó có thể bị gỡ bỏ, xóa dấu vết”, theo Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và Nghị định số 135/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại, vi bằng là văn bản do các văn phòng Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi và được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
Thực tế, trong hầu hết các vụ kiện được tòa án thụ lý, chứng cứ để chứng minh cá nhân, tổ chức vi phạm chính là vi bằng ghi nhận lại hành vi vi phạm.
Thứ hai, đề nghị công an vào cuộc điều tra
Không ít trường hợp những kẻ vu khống không dùng trang cá nhân, hay danh tính thật, mà lập một Facebook “ảo” để nói xấu, bôi nhọ người khác. Vì vậy người bị vu khống phải làm đơn tố giác tội phạm lên công an địa phương hoặc công an cấp trên quản lý trực tiếp để xác minh hành vi vi phạm, tìm ra cá nhân, tổ chức thật đã vi phạm để xử lý theo quy định pháp luật. Sau khi xác minh cá nhân, tổ chức vi phạm và bằng chứng cứ (vi bằng được lập), nếu xác định hành vi vu khống, làm nhục người khác nhằm xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác thì cơ quan CSĐT sẽ khởi tố vụ án.
>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn tố giác tội vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm
5. Xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác qua mạng xã hội?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi bằng lời nói hoặc hành động, làm xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác là hành vi trái pháp luật. Người thực hiện hành vi này tùy vào mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, quy định:
“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”
Như vậy, người có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015
"1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;...
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực hình sự về tội vu khống, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.