1. Hình phạt hành vi vu khống, nhục mạ người khác ?

Thưa luật sư. Cách đây mấy năm gia đình tôi (gồm cha, mẹ và tôi) có về nhà bà ngoại của tôi xin phép để gia đình tôi xây mới hoàn toàn căn nhà ngoại đang ở. Bà ngoại tôi là chủ hộ, ông ngoại đã mất. Hiện trạng căn nhà khi đó dột nát mưa ngập có nguy cơ gây nguy hiểm khi giông gió. Đồng thời, xây thêm 1 tầng để gia đình 3 người chúng tôi sống trên đó. Được ngoại đồng ý và các em của mẹ tôi đồng thuận kí giấy cho ba mẹ tôi xin giấy phép xây nhà. Chi phí xây cất do ba mẹ tôi chi trả hoàn toàn. Khi xây xong và ở được 1 thời gian thì 1 số thành viên trong gia đình thường xuyên cùng nhau kiếm chuyện, chửi bới gia đình tôi, họ vu khống gia đình tôi về chiếm nhà, ngược đãi cha mẹ già, lăng mạ, đòi đánh mẹ tôi, dùng rất nhiều lời tục tĩu để chửi gia đình tôi.
Họ còn lớn giọng đuổi gia đình tôi ra khỏi nha. Ba bốn người cùng nhau lăng mạ, chửi rủa gia đình tôi suốt nhiều giờ liền. Sau đó, họ còn đi rêu rao, đặt điều, rủa xả gia đình tôi với những người trong xóm. Những hành vi này lặp đi lặp lại nhiều lần suốt mấy năm qua. Tôi xin hỏi tôi có thể tố cáo họ ra tòa hoặc cơ quan đơn vị nào, với tội danh gì? Nếu tố cáo thì tôi phải thực hiện như thế nào? Gia đình tôi từng gửi đơn ra ủy ban phường mời họ ra làm việc nhưng họ rất xem thường pháp luật, dửng dưng không ra ủy ban.
Kính mong luật sư giải đáp cho tôi. Cảm ơn luật sư rất nhiều!

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến, gọi : 1900.6162.

Trả lời:

Căn cứ Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định:

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Căn cứ Ðiều 34 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:

Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Theo thông tin bạn cung cấp thì gia đình bạn có quyền làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền (cơ quan công an, tòa án nhân dân …) để được giải quyết. Gia đình bạn có quyền yêu cầu hàng xóm phải bồi thường thiệt hại do gia đình bạn bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm.

Căn cứ vào Ðiều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Căn cứ Ðiều 592 Bộ Luật dân sự 2015 quy định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được xác định bao gồm:

Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Ngoài ra, hành vi của một số người trong gia đình bạn còn có thể cấu thành Tội làm nhục người khác quy định tại Điều 155 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%75.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên76;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Vậy, bạn phải xem xét thật kỹ trước khi đưa hành vi của hàng xóm nhà bạn ra trước pháp luật, cần đầy đủ chứng cứ, cần sự xác minh chính xác về hành vi. Việc đánh giá việc xúc phạm có ở mức độ nghiêm trọng hay không phải căn cứ vào thái độ, nhận thức của người phạm tội; cường độ và thời gian kéo dài của hành vi xúc phạm; vị trí và môi trường xung quanh; vị trí, vai trò, uy tín của người bị hại trong gia đình, tổ chức hoặc trong xã hội; dư luận xã hội về hành vi xúc phạm đó. Dựa theo những căn cứ mà bạn đưa ra, bạn có thể xem xét việc tố cáo với cơ quan điều tra công an cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) hành vi của người bạn đó của bạn với tội danh theo quy định tại Điều 155 BLHS .

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Khởi kiện hành vi tội uy hiếp, vu khống người khác ?

Thưa luật sư, em có câu hỏi mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Em chuẩn bị kết hôn, chồng em từng ly hôn một lần và anh có viết giấy cam kết sang tên nhà cho vợ cũ nhưng chồng em chỉ sang tên cho vợ cũ và con trai cùng đứng tên chung, nhưng vợ cũ anh không chịu. Giờ vợ cũ anh viết tin nhắn uy hiếp chồng em nếu không sang tên cho vợ cũ thì sẽ viết đơn tố cáo gửi tới trường anh dạy nhằm hạ uy tín của chồng em, đơn tố cáo vu khống chồng em. Và em chuẩn bị cưới nhau, vợ cũ anh uy hiếp nếu không sang tên sẽ phá đám cưới tụi em.
Bây giờ tụi em muốn kiện vợ cũ tội uy hiếp, vu khống người khác có được không và cách giải quyết như thế nào?

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

2.1. Yếu tố cấu thành tội vu khống là như thế nào ?

Điều 156 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, có thể phân tích yếu tố cấu thành tội vu không như sau:

Vu khống là hành vi bịa đặt, loan truyền những điều mà người loan truyền biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Về hành vi: Hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Đây là hành vi cố tình đưa ra những thông tin không đúng sự thật nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác hoặc làm ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Về hậu quả: Trong trường hợp các hành vi nêu trên không có mục đích nhằm xúc phạm danh dự của người khác thì hậu quả gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Các yếu tố cấu thành của tội này:

Mặt khách quan của tội vu khống có các dấu hiệu sau:

Về hành vi. Có một trong các hành vi sau đây:

– Có hành vi bị đặt những điều biết rõ là sai sự thật, nhầm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi này thể hiện qua việc người phạm tội đã tự đặt ra và loan truyền những điều không đúng với sự thật có nội dung xuyên tạc để xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của người khác hoặc để gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Người phạm tội thực hiện hành vi này có thể bằng cách nói trực tiếp hoặc thông qua các phương thức khác như đưa thông tin lên phương tiện thông tin đại chúng, nhắn tin qua điện thoại di động…

– Có hành vi loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm danh dự Hoặc gây thiệt hại đến quyền lợi ích hợp pháp của. Hành vi này được thể hiện thông qua việc người phạm tội Tuy không bị đặt ra những điều không đúng sự thật về người khác và biết rõ điều đó là sai sự thật việc biết rõ điều mình lan truyền là sai sự thật là dấu hiệu bắt buộc nhưng vẫn non truyền điều bịa đặt đó ( như lỗi cho người khác biết đưa lên phương tiện thông tin đại chúng…) cho người khác.

– Có hành vi bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Được thể hiện qua việc tự mình bị đặt ra rằng người khác có hành vi thực hiện một tội phạm nào đó và tố cáo họ trước cơ quan nhà nước như: công an, viện Kiểm sát.., Mặc dù thực tế người này không phải là người thực hiện những hành vi phạm tội đó.

Dấu hiệu khác. Có một trong các hậu quả sau:

– Xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác.

– Trong trường hợp các hành vi nêu trên không có mục đích nhằm xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác thì hậu quả thả gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự và các quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Chủ thể: Chủ thể của tội vu khống là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

 

2.2. Để bảo vệ quyền lợi phải làm như thế nào ?

Như vậy, theo những yếu tố cấu thành tội vu khống như có nêu ở trên đây thì hành vi trên có yếu tố hình sự. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn nên làm một bộ hồ sơ trình báo công an điều tra cấp quận/huyện nơi bạn đang cư trú để được giải quyết.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.  

 

3. Thế nào là tội vu khống, tội xâm phạm vào quyền cá nhân ?

Chào luật sư, tôi muốn được tư vấn sự việc như sau: trong cơ quan mấy chị em phụ nữ chúng tôi có lập 1 nhóm riêng trên zalo để tám chuyện, trong đó chúng tôi có nói về việc chị a và anh b là bồ của nhau (2 người này làm cùng cơ quan với chúng tôi), 2 người này đều đã lập gia đình, vì chúng tôi thấy 2 người có những cử chỉ hết sức thân mật nên Chúng tôi có nói về việc đó trên zalo.

Chúng tôi cũng chỉ là tám chuyện hết sức bình thường, chỉ chị em trong cơ quan nói với nhau, chớ chúng tôi chưa hề đi bêu rếu ra bên ngoài, người ngoài họ thấy 2 người đó thân mật họ có hỏi chúng tôi nhưng chúng tôi vẫn trả lời là không có. Câu chuyện của chúng tôi nội dung cũng hết sức bình thường chớ cũng không nói gì quá đáng, cũng chưa làm ảnh hưởng gì đến cá nhân và gia đình 2 người đó. Chị a biết chuyện và đã viết đơn tố cáo chúng tôi về tội vu khống và nói có bằng chứng là những đoạn tin nhắn trên zalo mà chúng tôi đã tám với nhau, kèm với 1 đoạn băng ghi âm về việc chúng tôi nói xấu. Vậy tôi muốn hỏi: như vậy chị a có đủ cơ sở để tố cáo chúng tôi hay không. Nếu bị buộc tội thì chúng tôi sẽ bị xử lý ra sao ?

Mong luật sư tư vấn ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn.

- Đặng Thị Thanh Thủy

 

Luật sư trả lời:

Bộ luật hình sự năm 2015 (Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về vấn đề trên như sau:

Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Để cấu thành tội vu khống thì người phạm tội phải có những hành vi như sau:

- Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

- Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Về ý thức chủ quan của người phạm tội: biết rõ là thực tế người bị hại không hề có hành vi vi phạm nhưng vẫn cố tình bịa đặt, loan truyền những điều sai sự thật về người bị hại.

Lỗi: người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý

Mục đích của tội phạm: nhằm xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác

Trường hợp này có thể thấy nhóm của bạn cũng chưa hề xác định rõ rằng giữa hai ngươì có quan hệ tình cảm hay không, chỉ dừng lại ở mức độ nghi ngờ; chứ không phải là biết rõ hai người đó không có quan hệ nam nữ bất chính mà còn cố tình bịa chuyện. Hơn nữa về mức độ nhận thấy chưa đến mức xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự nhân phẩm của hai đồng nghiệp. Cho nên chưa thể kết luận các bạn phạm tội vu khống.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hình sự về tội vu khống trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.

 

4. Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống ?

Thưa luật sư! Tôi có 1 câu hỏi nhờ Quý Công ty tư vấn cho tôi như sau: Bố tôi từng làm Trưởng xóm, Bí thư của xóm. Hiện bố tôi đã nghỉ công tác. Có một cá nhân trong xóm liên tục đâm đơn kiện bố tôi lên xã, huyện từ quá trình bố tôi còn công tác đến tận bây giờ khi bố tôi đã nghỉ công tác. Số lần kiện lên tới khoảng 4 đến 5 lần. Nội dung các lần kiện cáo đều tố cáo bố tôi là dấu ruộng đất cho người thân, bớt xén xi măng làm đường giao thông, kiện cáo về diện tích đất của gia đình tôi và các vấn đề khác nữa. Tất cả các lần tố cáo đó đều được chính quyền xã, huyện xác nhận là không có căn cứ, bố tôi vô tội. Và lần gần đây nhất cá nhân đó lại tiếp tục đâm đơn kiện khi bố tôi đã nghỉ công tác và còn kiện cả ông nội tôi nữa cũng liên quan tới đất đai mà gia đình đang sử dụng.
Gia đình tôi là gia đình chính sách, có công với đất nước. Ông nội là đảng viên đã từng là chủ nhiệm hợp tác xã thời bao cấp, bác là liệt sỹ, bố tôi cũng là đảng viên. Những đơn kiện của cá nhân nhằm mục đích bôi xấu danh dự, làm mất thời gian, tiền bạc khi phải đi giải trình kiện cáo và rất bức xúc ảnh hưởng tới tinh thần, hơn nữa ông nội tôi đã nhiều tuổi vẫn phải lên xã để giải trình các vấn đề liên quan đến đơn kiện cáo của cá nhân đó.
Vậy tôi xin hỏi quý Công ty: tôi có thể đâm đơn kiện lại cá nhân đó tội vu khống được không và mức phạt hay hình thức nào cho cá nhân đó để sự việc không còn tái diễn. Tôi phải viết đơn gì, gửi tới cơ quan nào. Những bằng chứng gì (các lần kiện cáo) để bổ sung vào đơn đó ?
Rất mong nhận được phản hồi từ Quý Công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn hình sự trực tuyến, Gọi: 1900.6162

 

Luật sư tư vấn:

Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội vu khống như sau:

Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%77;

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên78;

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Một hành vi sẽ bị coi là phạm tội vu khống khi có một trong các biểu hiện sau đây:

- Tạo ra những thông tin không đúng sự thực và loan truyền các thông tin đó mặc dù biết đó là thông tin không đúng sự thực.

- Tuy không tự đưa ra các thông tin không đúng sự thực nhưng có hành vi loan truyền thông tin sai do người khác tạo ra mặc dù biết rõ đó là những thông tin sai sự thực.

Lưu ý đối với cả hai trường hợp trên, nội dung của thông tin sai sự thực phải thể hiện sự được mục đích hướng tới là xúc phạm danh dự, uy tín, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Loan truyền thông tin sai sự thực có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như truyền miệng, qua các phương tiện thông tin đại chúng, viết đơn, thư tố giác ...Vậy nếu người đi tố cáo bố bạn có những hành vi trên thì sẽ phạm tội vu khống nhưng nếu người đi tố cáo bố bạn nhầm tưởng thông tin mình loan truyền là đúng sự thực thì hành vi không cấu thành tội phạm.

- Sau khi có căn cứ chứng minh người đó phạm tội vu khống bạn có thể đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 về Tố giác tội phạm

Điều 143. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

1. Tố giác của cá nhân;

2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

6. Người phạm tội tự thú.

Khi cơ quan có thầm quyền xác định được có dấu hiệu tội phạm thì sẽ tiến hành khởi tố vụ án và khởi tố bị can. Việc thu thập chứng cứ được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự như sau:

Điều 88. Thu thập chứng cứ

1. Để thu thập chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.

2. Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa.

3. Những người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.

4. Khi tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến vụ án do những người quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này cung cấp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh giá theo quy định của Bộ luật này.

5. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày lập biên bản về hoạt động điều tra, thu thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà Kiểm sát viên không trực tiếp kiểm sát theo quy định của Bộ luật này thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển biên bản, tài liệu này cho Viện kiểm sát để kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án. Trường hợp do trở ngại khách quan thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày. Trong thời hạn 03 ngày, Viện kiểm sát đóng dấu bút lục và sao lưu biên bản, tài liệu lưu hồ sơ kiểm sát và bàn giao nguyên trạng tài liệu, biên bản đó cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Việc giao, nhận tài liệu, biên bản được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

 

5. Làm thế nào để nhận biết được tội vu khống ?

Thưa Luật sư, em có một thắc mắc xin nhờ luật sư giải đáp giúp em như sau: Bên A đã kích bên B bằng lời lẽ xúc phạm đến danh dự của bên B nên giữa A và B có xảy ra cãi vã. Sau đó bên A dùng hung khí chém bên B gây thương tích ở tay và đầu ( làm bên B mất khả năng lao động khoảng hơn một tháng do vết thương sâu, sưng phù), bên B có giằng co với bên A để lấy lại hung khí nhưng không được.
Sau đó mọi người đưa B đi sơ cứu, may lại vết thương. Sau đó bên A tự đi nhập viện và đã làm đơn tố cáo bên B về việc cố ý gây thương tích, tự ý xâm phạm nhà A bất hợp pháp ( trong khi đó bên B không vào nhà bên A). Xin hỏi trong trường hợp này thì bên nào đúng bên nào sai, nếu đưa ra Tòa thì bên nào sẽ thắng ạ. Bên B có thể tố cáo bên A tội vu khống được không ạ?
Mong Luật sư sớm cho em câu trả lời. Em xin chân thành cảm ơn!
Tên khách hàng: N.T.Y.N

 

Trả lời:

Theo như những gì anh trình bày ở trên thì anh B bị bên A dùng những lời lẽ xúc phạm và dùng hung khí đánh vào tay và đầu, việc bên B giằng co với bên A chỉ để lấy lại hung khí mà không có hành vi cố ý gây thương tích cho bên A thì bên B không phạm tội cố ý gây thương tích.

- Nếu bên B bị bên A gây tổn hại sức khỏe trên 11% hoặc dưới 11% mà thuộc một trong những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đôi bổ sung năm 2017

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

thì bên B hoàn toàn có thể tố cáo bên A về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác.

- Do bên B không có xâm phạm chỗ ở A bất hợp pháp nên bên A đã phạm tội vu khống cho bên B theo điều 156 BLHS:

Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%77;

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên78;

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, bên B hoàn toàn có thể kiện bên A về tội vu khống.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng cảm ơn!