1. Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm có được bồi thường không?

Trong quá trình phát triển đô thị và xây dựng hạ tầng, việc Nhà nước tiến hành thu hồi đất để phục vụ các mục tiêu công cộng không còn là điều xa lạ. Tuy nhiên, không phải lúc nào người sử dụng đất cũng được bồi thường cho tài sản gắn liền với đất khi bị thu hồi. Theo quy định tại khoản 1 Điều 105 Luật Đất đai 2024, người sử dụng đất sẽ không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi thuộc vào một trong những trường hợp thu hồi đất theo quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5 và 8 của Điều 81, và điểm b, điểm c khoản 1 Điều 82 của luật này. Những quy định này nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm mục đích sử dụng đất, đồng thời bảo vệ lợi ích chung của xã hội trong quá trình phát triển.

Một trong những trường hợp phổ biến được nêu tại khoản 1 Điều 81 Luật Đất đai là việc sử dụng đất không đúng mục đích. Cụ thể, trường hợp này xảy ra khi cá nhân, tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, hoặc công nhận quyền sử dụng đất nhưng lại sử dụng không đúng với mục đích ban đầu mà Nhà nước đã phê duyệt. Ví dụ, một mảnh đất được giao để trồng cây lâu năm nhưng lại được sử dụng để xây nhà kiên cố, đây là hành vi vi phạm quy định về sử dụng đất.

Khi sử dụng đất sai mục đích như trường hợp xây dựng nhà kiên cố trên đất trồng cây lâu năm, người sử dụng đất không những bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Đây là quy định được đề ra để ngăn chặn những hành vi vi phạm, đảm bảo sự công bằng và thống nhất trong quản lý đất đai. Trường hợp này không chỉ áp dụng riêng cho đất trồng cây lâu năm mà còn bao gồm các loại đất khác nếu người sử dụng không tuân thủ đúng mục đích mà Nhà nước giao hoặc cho thuê đất. Ngoài ra, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 82 của Luật Đất đai cũng nhấn mạnh rằng nếu việc sử dụng đất gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, cảnh quan, hoặc an toàn công cộng, thì tài sản gắn liền với đất cũng sẽ không được bồi thường.

Có thể thấy rõ rằng việc sử dụng đất đúng mục đích không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội. Những trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất thường xuất phát từ việc vi phạm mục đích sử dụng đất, đặc biệt là việc xây dựng nhà kiên cố trên đất trồng cây lâu năm. Do đó, việc tuân thủ quy định về quản lý và sử dụng đất là rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và đô thị hoá.

 

2. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất

Luật Đất đai 2024, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý và sử dụng đất tại Việt Nam. Một trong những điểm nổi bật của luật này là việc mở rộng và liệt kê chi tiết các trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và lợi ích quốc gia, công cộng. Trong Luật Đất đai 2024, Nhà nước đã liệt kê chi tiết các trường hợp thu hồi đất nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh gồm:

- Xây dựng công trình giao thông 

- Xây dựng công trình thủy lợi; công trình cấp thoát nước;

- Xây dựng công trình xử lý chất thải

- Xây dựng công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng

- Xây dựng công trình dầu khí

- Xây dựng công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin

- Xây dựng chợ dân sinh, chợ đầu mối

- Xây dựng công trình tín ngưỡng; công trình tôn giáo

- Xây dựng khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng

- Xây dựng trụ sở cơ quan Đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và tổ chức khác được nhà nước giao nhiệm vụ, hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên.

- Xây dựng trụ sở hoặc văn phòng đại diện của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.

- Xây dựng cơ sở văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh

- Xây dựng cơ sở y tế, dịch vụ xã hội được nhà nước thành lập hoặc cho phép hoạt động

- Xây dựng cơ sở giáo dục, đào tạo được nhà nước thành lập hoặc cho phép hoạt động; Xây dựng cơ sở thể dục, thể thao do nhà nước thành lập hoặc cho phép hoạt động

- Xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ do nhà nước thành lập hoặc cho phép hoạt động

- Xây dựng cơ sở ngoại giao

- Xây dựng công trình sự nghiệp về xử lý môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, khí tượng, thủy văn, đăng kiểm, kiểm dịch động vật, thực vật.

- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang, trừ trường hợp thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất; xây dựng nhà công vụ; đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, trừ trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho chủ đầu tư; dự án tái định cư.

- Dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp; khu công nghệ cao; khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khu công nghệ thông tin tập trung; khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khu phi thuế quan trong khu kinh tế.

- Dự án khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung có quy mô lớn, tập trung đồng bộ về kết cấu hạ tầng dùng chung từ khâu sản xuất đến chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản phục vụ trên phạm vi liên huyện, liên tỉnh hoặc liên vùng; dự án trồng, bảo tồn gen cây thuốc để phát triển dược liệu y học cổ truyền.

- Thực hiện hoạt động lấn biển.

- Hoạt động khai thác khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, kể cả hạng mục công trình phục vụ cho việc khai thác, chế biến khoáng sản và hành lang bảo vệ an toàn cho việc khai thác.

- Dự án vùng phụ cận các điểm kết nối giao thông và các tuyến giao thông có tiềm năng phát triển.

- Thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị có công năng phục vụ hỗn hợp, đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng để xây dựng mới hoặc cải tạo, chỉnh trang đô thị; dự án khu dân cư nông thôn.

- Nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng, cơ sở lưu giữ tro cốt.

- Dự án bố trí đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số để thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

- Xây dựng công trình trên mặt đất phục vụ vận hành, khai thác, sử dụng công trình ngầm.

- Dự án đã được Quốc hội, Thủ tướng chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư.

- Dự án khác cần thu hồi đất thực hiện dự án, công trình vì lợi ích quốc gia, công cộng mà không thuộc các trường hợp nêu trên, Quốc hội sẽ bổ sung theo trình tự rút gọn.

 Luật Đất đai 2024 tiếp tục giữ nguyên các quy định về thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, đồng thời làm rõ hơn vai trò của các loại đất phục vụ lực lượng vũ trang. Những trường hợp thu hồi đất vì quốc phòng, an ninh cụ thể như sau:

- Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;  Làm căn cứ quân sự

- Làm công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh.

- Làm ga, cảng, công trình thông tin quân sự, an ninh

- Làm công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh

- Làm kho tàng của lực lượng vũ trang; trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí

- Làm cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ, cơ sở an dưỡng, điều dưỡng, nghỉ dưỡng và phục hồi chức năng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của lực lượng vũ trang.

- Làm nhà ở công vụ của lực lượng vũ trang.

- Làm cơ sở giam giữ; cơ sở tạm giam, tạm giữ; cơ sở giáo dục bắt buộc; trường giáo dưỡng và khu lao động, cải tạo, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân, trại viên, học sinh do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.

 

3. Quy định của pháp luật về việc sử dụng đất trồng cây lâu năm

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá và đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật Đất đai được xem là công cụ quan trọng để quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên này một cách hiệu quả và bền vững. Theo Luật Đất đai 20024, đất được chia thành nhiều nhóm khác nhau, trong đó đất nông nghiệp là một nhóm quan trọng, gắn liền với sản xuất nông nghiệp – ngành kinh tế chủ đạo tại nhiều địa phương trên cả nước. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai 2024, nhóm đất nông nghiệp bao gồm nhiều loại đất khác nhau, với đất trồng cây lâu năm là một trong số đó. 

Trong các loại đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm được xem là một trong những loại đất có giá trị kinh tế cao và bền vững. Các loại cây trồng lâu năm thường có chu kỳ sinh trưởng dài, tạo ra nguồn thu nhập ổn định và liên tục cho người nông dân trong nhiều năm. Đất trồng cây lâu nămlà loại đất được sử dụng cho mục đích trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng dài, thu hoạch qua nhiều năm mà không cần trồng lại. Đất trồng cây lâu năm được sử dụng để trồng các loại cây như cà phê, cao su, tiêu, điều, và các loại cây ăn quả như xoài, bưởi, mít. Loại đất này không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân mà còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường và phát triển hệ sinh thái.

Đất trồng cây lâu năm, có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế và đời sống xã hội của Việt Nam. Việc sử dụng đất nông nghiệp đúng mục đích không chỉ giúp người dân bảo vệ quyền lợi hợp pháp mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước. Đất trồng cây lâu năm, với tiềm năng kinh tế cao, cần được khai thác và quản lý hiệu quả để mang lại lợi ích lâu dài cho cả người dân và xã hộI.

Xem thêm >>> Thủ tục chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm thế nào?

Khi quý khách có thắc mắc về quy định pháp luật, vui lòng liên hệ đến hotline 19006162 hoặc gửi thư tư vấn đến email: lienhe@luatminhkhue.vn để được hỗ trợ.