Mục lục bài viết
1. Giới thiệu tác giả
Cuốn sách "Xem ngày chọn giờ theo kinh nghiệm của người xưa - Lịch Can Chi (Từ 2019-2020)" do tác giả Nguyễn Hữu Sức biên soạn.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Xem ngày chọn giờ theo kinh nghiệm của người xưa - Lịch Can Chi (Từ 2019-2020)
Tác giả: Nguyễn Hữu Sức biên soạn
Nhà xuất bản Hồng Đức
3. Tổng quan nội dung sách
Xem Ngày Chọn Giờ Theo Kinh Nghiệm Của Người Xưa đã trải qua bao nhiêu thế hệ nhưng vẫn còn được áp dụng trong thực tế cho đến bây giờ. Xem ngày chọn giờ để xây nhà, cưới hỏi, động thổ, khai trương thành lập, hoặc mai táng, nhập trạch là nhu cầu thiết yếu của mọi người. Đây cũng là tục lệ đã có từ xưa của ông cha ta, biểu hiện sự thành kính, thận trọng, không cẩu thả trước những sự việc quan trọng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của bạn đọc muốn tìm hiểu về nguyên lý xem ngày chọn giờ thích hợp để tiến hành công việc thuận lợi, cũng như giúp tránh bớt những sự kiêng kỵ vô lý gây phiền hà cho công việc hàng ngày. Một tháng có 29-30-hoặc 31 ngày thì sẽ có những ngày tốt và phân nửa ngày xấu, và trong ngày tốt, ngày xấu sẽ có những giờ tốt, giờ xấu. Như vậy không phải cứ ngày tốt, giờ tốt thì ai cũng có thể áp dụng được mà phải tùy thuộc vào tuổi , cung mệnh.
Nhằm cung cấp tới bạn đọc tài liệu hướng dẫn xem ngày chọn giờ theo kinh nghiệm của người xưa, Nhà xuất bản Hồng Đức cho xuất bản cuốn sách "Xem ngày chọn giờ theo kinh nghiệm của người xưa - Lịch Can Chi (Từ 2019-2020)" do tác giả Nguyễn Hữu Sức biên soạn.
Nội dung cuốn sách gồm những phần chính như sau:
Phần Thứ 1: Xem Ngày - Chọn Giờ Của Người Xưa
Phần Thứ 2: Lịch Chi Tiết Các Ngày Trong Năm (Từ Năm2019 -2020).
Phần Thứ 3: Lịch Tham Khảo Các Ngày Hoàng Đạo, Ngày Tốt Trong Năm 2019
4. Đánh giá bạn đọc
Việc xem ngày, chọn giờ lành, tốt để thực hiện những công việc quan trọng trong gia đình, cuộc đời của mỗi người đã trở thành thói quen lâu đời của người Việt Nam. Điều này không phải ai cũng hiểu và áp dụng chính xác. Cuốn sách Xem ngày chọn giờ theo kinh nghiệm của người xưa - lịch can chi (từ 2019-2020) sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu và nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn ngày tốt lành nhất theo kinh nghiệm của người xưa để xem ngày chọn giờ để xây nhà, cưới hỏi, động thổ, khai trương thành lập, hoặc mai táng, nhập trạch là nhu cầu thiết yếu của mọi người.
5. Kết luận
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách "Xem ngày chọn giờ theo kinh nghiệm của người xưa - lịch can chi (từ 2019-2020)".
Luật Minh Khuê xin phép xhi sẻ dưới đây về sự hình thành và lưu hành Lịch Thiên Can, Địa Chi để bạn đọc nắm được những thông tin cơ bản nhất về cách xem lịch theo kinh nghiệm của người xưa:
Tìm hiểu Can Chi là gì?
Đây là cách gọi rút gọn của Thiên Can Địa Chi hoặc Thập Thiên Can, Thập Nhị Địa Chi.
Đây vốn là những đơn vị rất quen thuộc và gần gũi đối với người dân Á Đông, thường được sử dụng trong việc tính hệ thống lịch pháp cũng như các ngành học thuật khác.
Cơ sở hình thành Thiên Can, Địa Chi
Sách Sử kí Luật Thư có ghi: “Thất chính 28 xá luật lịch trời vì thế thông khí của ngũ hành bát chính, trời vì thế thành thục vạn vật. Xá này chỗ của nhật nguyệt trú. Xá này là khí thư dãn ra”.
Bát Chính là khí của tám Tiết đem ứng với gió của tám phương: Bất Chu Phong, Quảng Mạc Phong, Điều Phong, Minh Thứ Phong, Thanh Minh Phong, Cảnh Phong, Lương Phong, và Xương Hạp Phong.
- Điều Phong đóng ở Đông Bắc, chủ xuất ra vạn vật, hướng về Nam đến ở Tú Cơ. Ở mười hai luật là Thái Thốc, ở thời lệnh là tháng Giêng, ở mười hai Chi là Dần. Vạn vật tranh nhau nảy mầm. Lại hướng Nam đến ở Vĩ, ở Phòng. Vạn vật sinh sớm, nay đã đến kỳ có hoa, có thể thấy được.
- Minh Thứ Phong đóng ở phương Đông. Ở mười hai luật là Giáp Chung, ở thời lệnh là tháng Hai, ở mười Can là Giáp Ất, ở mười hai Chi là Mão. Thời đó vạn vật xuất ra hết tận, mười phần sum sê tươi tốt.
Minh Thứ Phong hướng Nam đến ở Tú Đê, lại đến ở Tú Cang, Tú Giác. Ở mười hai luật là Cô Tẩy, ở thời lệnh là tháng Ba, ở mười hai Chi là Thìn. Thời đó vạn vật bỏ cũ, theo mới, tươi sáng, cao vút, rắn rỏi.
- Thanh Minh Phong đóng ở góc Đông Nam, thúc đẩy vạn vật hướng Tây phát triển. Đầu tiên đến ở Chẩn của phương Tây, lại đến ở Dực. Ở mười hai luật là Trọng Lữ, mười hai Chi là Tỵ. Thời đó vạn vật vượng thịnh, lớn mạnh, dương khí phát triển đạt đến cực điểm.
Ở mười hai luật là Nhuy Tân, ở thời lệnh là tháng Năm. Thời đó vạn vật từ thịnh chuyển thành suy, dương khí trú xuống bên dưới.
- Cảnh Phong đóng ở Phương Nam. Ở mười hai Chi là Ngọ, mười Can là Bính Đinh. Âm dương giao nhau, dương khí giáng xuống, Âm khí thăng lên, vạn vật sắp thành thục.
- Lương Phong đóng ở góc Tây Nam, chủ về đất. Ở mười hai luật là Lâm Chung, ở mười hai Chi là Mùi. Thời đó vạn vật thành thục, giàu có, vị ngon. Hướng Bắc tiến đến Phạt, lại đến ở Sâm. Ở mười hai luật là Di Tắc, ở thời lệnh là tháng Bảy, ở mười hai Chi là Thân. Thời đó, âm khí dần dần thịnh, mở đầu.
Thân là giặc của vạn vật, lại lớn mạnh đến Trọc, kế đến ở Lưu. Ở thời lệnh là tháng Tám, mười hai luật là Nam Lữ, mười hai Chi là Dậu. Thời đó vạn vật đều tiếp xúc với đất chết, dương khí càng suy, mở đầu phục tàng.
- Xương Hạp Phong đóng ở phương Tây. Ở mười Can là Canh Tân. Hướng Bắc đến ở Vị, lại đến ở Lâu, đạt tới Khuê. Ở mười hai luật là Vô Sạ, ở thời lệnh là tháng Chín, ở mười hai Chi là Tuất. Thời đó vạn vật tận diệt, thu tàng nhập vào khố, âm khí vượng thịnh, dương khí không dư. Nhưng vạn vật theo dương đến hết, lại thuận theo âm mà khởi, không hết hẳn, không dừng hẳn, không đứng lại.
- Bất Chu Phong đóng ở Tây Bắc chủ sát sinh, nhưng hướng về phương Đông hành tiến thì chủ mở đầu sinh khí. Nó hướng Đông đến ở Tú Thất lại đến ở Tú Nguy (chủ đổ nát). Ở mười hai luật là Ứng Chung. Ở thời lệnh là tháng Mười. Ở mười hai con là Hợi.
Thời đó Dương khí đã bắt đầu sinh nhưng lại là mười phần còn nhỏ yếu, không kham nổi việc, vì vậy nên vẫn còn phục tàng ở dưới.
- Quảng Mạc Phong đóng ở phương Bắc, hướng Đông đến ở Hư, lại đến ở sao Vụ Nữ. Ở mười hai luật là Hoàng Chung, ở thời lệnh là tháng Mười Một, ở mười hai Chi là Tí, ở mười Can là Nhâm Quý. Thời đó Dương khí lớn lên, vạn vật nhận sự nuôi dưỡng ở dưới giống như tháng Mười hoài thai, giáng sinh cũng có thể phán đoán được.
Quảng Mạc Phong lại hướng Đông đến ở Khiên Ngưu lại đến ở Kiến. Ở thời lệnh là tháng Chạp, ở mười hai luật là Đại Lữ, ở mười hai Chi là Sửu. Thời đó vạn vật đã tự dưỡng thành hình, nhưng vẫn còn chưa phá đất mà xuất ra.
Thập Thiên Can
Số lượng: Thập Thiên Can (tức 10 Thiên Can) gồm có: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý
Ý nghĩa 10 Thiên Can:
Giáp: Có nghĩa là mở, ý chỉ dấu hiệu vạn vật được tách ra, bắt nguồn sự sống.
Ất: Có nghĩa là kéo, ý chỉ quá trình vạn vật bắt đầu quá trình nhú mầm, sinh trưởng
Bính: Có nghĩa là sự đột ngột, khi vạn vật bắt đầu lộ ra trên mặt đất
Đinh: Có nghĩa là mạnh mẽ, khi vạn vật bước vào quá trình phát triển mạnh mẽ
Mậu: Có nghĩa là rậm rạp, tức chỉ giai đoạn vạn vật bắt đầu xanh tốt
Kỷ: Có nghĩa là ghi nhớ, chỉ giai đoạn vạn vật bắt đầu thành hình để phân biệt được.
Canh: Có nghĩa là chắc lại, khi vạn vật bắt đầu kết quả.
Tân: Có nghĩa là mới, vạn vật bước vào thời kỳ thu hoạch.
Nhâm: Có nghĩa là gánh vác, ý chỉ dương khí có tác dụng nuôi dưỡng vạn vật.
Quý: Có nghĩa là đo, chỉ sự vật khi đã có thể đo lường được.
Quan hệ giữa 10 Thiên Can gồm:
Giáp hợp Kỷ, khắc Canh
Ất hợp Canh, khắc Tân
Bính hợp Tân, khắc Nhâm
Đinh hợp Nhâm, khắc Quý
Mậu hợp Quý, khắc Giáp
Kỷ hợp Giáp, khắc Ất
Canh hợp Ất, khắc Bính
Tân hợp Bính, khắc Đinh
Nhâm hợp Đinh, khắc Mậu
Quý hợp Mậu, khắc Kỷ
Thập nhị Địa chi
Số lượng: Thập nhị Địa Chi (tức 12 Địa Chi) gồm có: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi
Ý nghĩa 12 Địa chi:
Tý: Là nuôi dưỡng, tu bổ, tức vạn vật bắt đầu nảy nở nhờ có dương khí.
Sửu: Là kết lại, khi các mầm non tiếp tục quá trình lớn lên.
Dần: Là sự thay đổi, dẫn dắt, khi các mầm non bắt đầu vươn lên khỏi mặt đất.
Mão: Là đội, khi tất cả vạn vật đã nứt khỏi mặt đất để vươn lên.
Thìn: Là chấn động, chỉ quá trình phát triển của vạn vật sau khi trải qua biến động.
Tị: Là bắt đầu, khi vạn vật đã có sự khởi đầu.
Ngọ: Là tỏa ra, khi vạn vậy đã bắt đầu mọc cành lá.
Mùi: Là ám muội, khi khí âm bắt đầu xuất hiện, khiến vạn vật có chiều hướng phát triển yếu đi.
Thân: Là thân thể, khi vạn vật đều đã trưởng thành.
Dậu: Là sự già cỗi, khi vạn vật đã già đi.
Tuất: Là diệt, tức chỉ đến một thời điểm nào đó, vạt vật sẽ đều suy yếu và diệt vong.
Hợi: Là hạt, khi vạn vật lại quay trở về hình hài hạt cứng
Quan hệ giữa 12 Địa chi gồm:
Quan hệ Tam Hợp (Tốt): Thân - Tý - Thìn, Dần - Ngọ - Tuất, Tị - Sửu - Dậu, Hợi - Mão - Mùi.
Quan hệ Lục Hợp (Nhị hợp - Tốt): Tý Sửu, Dần Hợi, Mão Tuất, Thìn Dậu, Tị Thân, Ngọ Mùi.
Quan hệ Tứ hành xung (Xấu): Tý - Ngọ - Mão - Dậu, Dần - Thân - Tị - Hợi, Thìn - Tuất - Sửu - Mùi. Trong đó có các cặp Tương xung (còn gọi là Lục Xung, rất xung, Xấu): Tý xung Ngọ, Sửu xung Mùi, Dần xung Thân, Mão xung Dậu, Thìn xung Tuất, Tị xung Hợi.
Quan hệ Tương Hại (Xấu): Tý - Mùi, Sửu - Ngọ, Dần - Tị, Mão - Thìn, Thân - Hợi, Dậu - Tuất.
Quan hệ Tương Phá (Xấu): Tý - Dậu, Mão - Ngọ, Sửu - Thìn, Thân - Tị, Mùi - Tuất.
Quan hệ Tương hình (Xấu): Dần, Tị, Thân - Hình hại vô ơn; Sửu, Mùi, Tuất - Hình hại đặc quyền; Tý, Mão - Hình hại vô lễ.
Quan hệ Tự hình (Xấu): Thìn - Thìn, Dậu - Dậu, Ngọ - Ngọ, Hợi - Hợi.
Khi đã xây dựng được 10 Thiên Can và 12 Địa Chi thì người ta phối hợp 2 yếu tố này lại để tính năm, tháng, ngày, giờ cũng như hình thành Lục thập hoa giáp dự đoán vận mệnh con người.