Theo em biết thì mẹ chỉ bị tội vận chuyển hàng cấm. Luật sư cho em hỏi, với tội như vậy thì bị mức phạt như vậy có đúng không? Nếu muốn kháng án thì phải làm như thế nào?
Mong luật sư xem qua và chỉ cho em biết cách với ạ. Em xin chân thành cảm ơn luật sư!
>> Luật sư tư vấn hình sự trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
2. Nội dung giải đáp
Trước đây, tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoàng dã quý hiếm được quy định tại điều 190, của Bộ luật hình sự năm 1999, Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 với nội dung như sau:
"Điều 190. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm
1. Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;
d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."
Vây, từ quy định trên cho thấy nếu phạm tội thuộc khoản 1 Điều 190 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 khung hình phạt tù của tội này là từ sáu tháng đến 3 năm. Toà án khi quyết định hình phạt sẽ dựa vào các tình tiết tăng nặng hay tình tiết giảm nhẹ của vụ án để tuyên phạt. Mức xử phạt đối với mẹ bạn là 12 tháng tù giam vẫn nằm trong khoảng từ 6 tháng đến 3 năm thuộc khoản 1 Điều 190 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009. Với tội này thì có khung hình phạt tăng năng tại khoản 2 Điều 190 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 có khung hình phạt từ hai năm đến bảy năm.
Lưu ý: HIện nay, áp dụng điều 234 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Tham khảo chi tiết quy định về tội danh này tại: Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm
Trước đây, những người có quyền kháng cáo theo quy định tại Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (Hiện nay, áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015) như sau:
"Điều 231. Những người có quyền kháng cáo
Bị cáo, người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
Người bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án, quyết định của Toà án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
Người được Toà án tuyên bố là không có tội có quyền kháng cáo phần lý do bản án sơ thẩm đã tuyên là họ không có tội."
Từ quy định trên cho thấy bạn là không phải những người có quyền kháng cáo. Nếu mẹ bạn muốn kháng cáo thì có thể kháng cáo theo thủ tục được quy định tại Điều 233 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003:
"Điều 233. Thủ tục kháng cáo và kháng nghị
1. Người kháng cáo phải gửi đơn đến Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Toà án cấp phúc thẩm. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Ban giám thị trại tạm giam phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo.
Người kháng cáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xử sơ thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo đó theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.
2. Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị bằng văn bản, có nêu rõ lý do. Kháng nghị được gửi đến Tòa án đã xử sơ thẩm."
Vậy, người có quyền kháng cáo là mẹ bạn sẽ làm đơn kháng cáo gửi đến toà án đã xử sơ thầm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7, gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.