Mục lục bài viết
- 1. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã được quy định như thế nào?
- 2. Bình luận Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã
- 2.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
- 2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
- 2.3 Dấu hiệu xác định hành vi vỉ phạm quy định bảo vệ động vật hoang dã là tội phạm
- 2.4 Dấu hiệu lôi của chủ thể
- 2.5 Khung hình phạt
1. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã được quy định như thế nào?
Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã được quy định tại Điều 234 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 cụ thể như sau:
Điều 234. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã1. Người nào thực hiện một trong các hành vỉ sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 242 và Điều 244 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Săn bắt, giết, nuôi, nhổt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giả từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc động vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc của động vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;c) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thu lợi bất chính hoặc trị giá dưới mức quy định tại điểm a, điểm b khoản này nhưng đã bị xử phạt vì phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điêu này hoặc đã bị kêt án vê tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:a) Có tổ chức;b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;d) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;đ) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;e) Vận chuyển, buôn bán qùa biên giới;g) Động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc của động vật hoang dã khác trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;h) Thu lợi bất chính từ200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;i) Tái phạm nguy hiểm.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:a) Động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cap, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cap trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc của động vật hoang dã khác trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên;b) Thu lợi bất chỉnh 500.000.000 đồng trở lên.4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cẩm hành nghề hoặc làm công việc nhật định từ 01 năm đến 05 năm.5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:a) Phạm tội thuộc trường họp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đĩnh chỉ hoạt động vĩnh viễn;đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cẩm kỉnh doanh, cẩm hoạt động trong một so lĩnh vực nhất định hoặc cẩm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.6162
2. Bình luận Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã
Điều luật gồm 5 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý của tội phạm và khung hình phạt cơ bản; các khoản 2, 3 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng, khoản 4 quy định khung hình phạt bổ sung đối với người phạm tội và khoản 5 quy định khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.
2.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm được quy định gồm 2 nhóm hành vi: Nhóm hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật và nhóm hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật;
2.3 Dấu hiệu xác định hành vi vỉ phạm quy định bảo vệ động vật hoang dã là tội phạm
Điều luật quy định trị giá của động vật hoang dã, của bộ phận cơ thể cũng như của sản phẩm của động vật hoang dã bị xâm phạm; mức độ thu lợi bất chính là dấu hiệu xác định hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã là tội phạm. Do tính chất quan trọng của các loại động vật hoang dã nên điều luật đã phân hóa các mức độ trị giá của động vật hoang dã bị xâm phạm của từng loại động vật hoang dã (hai loại động vật hoang dã: Động vật hoang dã thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và động vật hoang dã khác) để xác định hành vi vi phạm quy định về quản lý rừng bị coi là tội phạm. Cụ thể:
+ Hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã trị giá từ 150 triệu/300 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên;
+ Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật hoang dã trị giá từ 150 triệu đồng/300 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên;
Điều luật còn quy định trường hợp cũng bị coi là tội phạm mặc dù trị giá của động vật hoang dã bị xâm phạm, của bộ phận cơ thể hoặc
sản phẩm của động vật hoang dã bị xâm phạm hoặc thu lợi bất chính dưới mức quy định trên nếu chủ thể đã bị xử lý kỷ luật về một trong các hành vi được quy định tại điều luật hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Điều luật còn quy định, hành vi khách quan của tội phạm không thuộc trường hợp quy định tại Điều 242 (tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản) và Điều 244 (tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm) của BLHS. Tuy nhiên, quy định này không cần thiết.
2.4 Dấu hiệu lôi của chủ thể
Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý.
2.5 Khung hình phạt
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất là phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
- Có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã mà trong đó có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Đây là trường hợp phạm tội mà chủ thể đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình khi thực hiện hành vi phạm tội;
- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức'. Đây là trường hợp phạm tội mà chủ thể đã lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức khi thực hiện hành vi phạm tội;
- Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm: Đây là trường hợp phạm tội mà công cụ, phương tiện được sử dụng là công cụ, phương tiện bị cấm theo quy định của pháp luật. Đó là các loại vũ khí quân dụng (kể cả đã được cải biến), các loại tên tẩm thuốc độc hoặc dùng chất độc, đào hầm, hố, cắm chông, bẫy kiềng lớn, bẫy cắm chông, bẫy gài lao, bẫy sập, dùng khúc gỗ lớn hoặc răng sắt lớn, dùng đèn soi, gài súng và các công cụ, phương tiện nguy hiểm khác mà cơ quan có thẩm quyền quy định không được phép sử dụng để săn bắt ở địa bàn đó hoặc đối với loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đó.
- Săn bắt trong khu vực bị cẩm hoặc vào thời gian bị cấm: “Săn bắt trong khu vực bị cấm là săn bắt trong khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia hoặc săn bắt trong các khu vực rừng có quy định cấm khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”, còn “săn bắt vào thời gian bị cấm là săn bắt động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm vào mùa sinh sản hoặc vào mùa di cư đến của chúng”.
- Vận chuyển, buôn bản qua biên giới',
- Động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới mức 01 tỷ đồng hoặc của động vật hoang dã khác trị giả từ 700 triệu đồng đến dưới mức 1,5 tỷ đồng;
- Thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng',
- Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp phạm tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã thỏa mãn các dấu hiệu của tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 53 BLHS.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 07 năm đến 12 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
- Động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bản quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giả 01 tỷ đồng trở lên hoặc của động vật hoang dã khác trị giá 1,5 tỳ đồng trở lên;
- Thu lợi bất chỉnh 500 triệu đồng trở lên.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể áp dụng đối với người phạm tội) là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Khoản 5 của điều luật quy định khung hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
- Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 1 thì khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại có mức phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 01 tỷ đồng;
- Neu hành vi phạm tội thuộc khoản 2 (các điểm a, d, đ, e, g, h và i) thì khung hình phạt đối với pháp nhân thưorng mại có mức phạt tiền từ 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng;
. - Neu hành vi phạm tội thuộc khoản 3 thì khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại là phạt tiền từ 03 tỷ đồng đến 06 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
- Neu hành vi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 BLHS thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.