Mục lục bài viết
Luật sư tư vấn:
Hiện nay, các dịch vụ như bar, karaoke, vũ trường, bi-a, các dịch vụ vui chơi giải trí khác,... là những dịch vụ được đa số giới trẻ hiện nay lựa chọn để giải trí với bạn bè, người thân. Nhưng đối với các cá nhân kinh doanh loại hình bi-a thì việc thực hiện kinh doanh theo pháp luật quy định là thuộc khung giờ nào? Và nếu trong trường hợp kinh doanh bi-a quá 12h đêm có vi phạm pháp luật không?
1. Kinh doanh bi-a quá 12 giờ đêm bị xử lý như thế nào?
Điều 36 Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 quy định về hoạt động vui chơi, dịch vụ giải trí khác. Theo đó, đối với các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động văn hóa, các hình thức vui chơi giải trí khác không thuộc quy định tại Chương 7 về hoạt động vũ trường và Chương 8 về hoạt động Karaoke và Điều 35 (về kinh doanh trò chơi điện tử) của Nghị định số 103/2009/NĐ-CP tại nơi công cộng nhằm mục đích kinh doanh hoặc không nhằm mục đích kinh doanh phải tuân thủ theo các quy định sau:
- Một, mục đích hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với hoạt động văn hóa của cơ quan, tổ chức của mình.
- Hai, quy định cấm trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.
- Ba, không được hoạt động quá 12h đêm đến 8 giờ sáng.
Như vậy, nếu cơ sở đang kinh doanh quán bi-a thì theo quy định của pháp luật đây được coi là hoạt động kinh doanh dịch vụ giải trí. Do đó, đối với quy định trên thì quán bi-a của bạn không được phép hoạt động trong khoảng thời gian từ 12h đêm là đã vi phạm quy định của pháp luật.
Về việc xử lý đối với quán bi-a hoạt động ngoài thời gian cho phép: Được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 16 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo. Tổ chức các hình thức vui chơi giải trí ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày, trừ trường hợp quy định tại hành vi chiếu phim ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ hàng ngày, điểm đ và phổ biến phim truyện Việt Nam tại rạp không bảo đảm về tỷ lệ chiếu và thời gian chiếu theo quy định, phổ biến phim cho trẻ em dưới 16 tuổi tại rạp ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 22 giờ mỗi ngày; Kinh doanh dịch vụ Karaoke ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày và kinh doanh dịch vụ vũ trường trong khoảng thời gian từ 02 giờ đến 8 giờ mỗi ngày; hành vi kinh doanh điện tử không kết nối mạng internet ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 22 giờ mỗi ngày thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Do đó, đối với trường hợp của cơ sở kinh doanh bi-a thì cơ sở kinh doanh đã thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ giải trí ngoài thời gian cho phép (quá 12 giờ đêm), thì cơ sở kinh doanh có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định của Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.
Luật Minh Khuê xin được cung cấp thêm về thủ tục đăng ký kinh doanh bi-a cho quý bạn đọc tham khảo:
2. Kinh doanh Bi-a có cần phải đăng ký kinh doanh không?
Khi thực hiện hoạt động kinh doanh bi-a thì cá nhân cần phải đăng ký kinh doanh. Vì là cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ nên cần đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh. (Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp).
Nhằm quy định vê việc đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh thì Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định việc đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh theo Điều 87 Nghị định này bao gồm:
- - Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- - Giấy tờ pháp lý của cá nhân với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.;
- - Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- - Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gi đình đăng ký hộ kinh doanh;
Ngoài ra, khi cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tiếp nhận hồ sơ, thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời gian hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Nếu trong trường hợp hồ sơ của hộ kinh doanh không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải nêu rõ lý do và yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Nếu người thành lập hộ kinh doanh hoặc kinh doanh sau ba ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Theo như quy định thì vào định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.
Người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh cần phải nộp một bộ hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khi thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện không được yêu cầu người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp thêm hồ sơ hoặc giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nguyên tắc áp dụng trong đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 84 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì hộ kinh doanh, người thành lập hộ kinh doanh phải thực hiện các nguyên tắc bao gồm:
Đầu tiên, hộ kinh doanh, người thành lập hộ kinh doanh nguyên tắc áp dụng trong đăng ký hộ kinh doanh là việc hộ kinh doanh, người thành lập hộ kinh doanh tự kê khai hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
Thứ hai, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, không chịu trách nhiệm về những vi phạm của người thành lập hộ kinh doanh, hộ kinh doanh.
Thứ ba, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện không giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân trong hộ kinh doanh với nhau hoặc tổ chức, cá nhân khác.
Thứ tư, Chủ hộ kinh doanh có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu. Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhân viên bưu chính phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ bài viết mà Luật Minh Khuê muốn cung cấp đến bạn đọc tham khảo. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến hotline 1900.6162 để được chuyên viên pháp luật tư vấn trực tiếp. Xin chân thành cảm ơn!