1. Yêu cầu thi hành án dân sự

Khi bản án, quyết định dân sự được thi hành, căn cứ vào bản án, quyết định các đương sự được tự thi hành các quyền, nghĩa vụ thi hành án của họ. Trường hợp không tự thi hành án với nhau được thì người được thi hành án, người phải thi hành thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án trong thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự do pháp luật quy định (Theo Điều 53 Nghị định của Chỉnh phù số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 'ề tổ chúc và hoạt động của thùa phát lại thì đương sự cũng có quyền yêu cầu văn). Đối với khoản tiền, thương mại Việt Nam sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trọng tài mà đương sự không có yêu cầu huỷ hoặc kể từ ngày quyết định của toà án không huỷ quyết định trọng tài có hiệu lực trong trường hợp đương sự có yêu cầu toà án huỷ quyết định trọng tài hoặc sau ngày quyết định được đăng kí đối với quyết định trọng tài vụ việc.

Tuy vậy, để bảo đàm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, Điều luật này còn quy định những bản án, quyết định được thi hành bao gồm cả những bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nhưng theo quy định của pháp luật được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị hoặc khiếu nại như bản án, quyết định về cẫp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cap mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc, quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công và quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Theo quy định tại Điều 31 Luật thi hành án dân sự thì thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự được thực hiện như sau:

- Người có quyền yêu cầu thi hành án bao gồm người được thi hành án, người phải thi hành án có thể tự mình yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự, vãn phòng thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án hoặc uỷ quyền cho người đại diện thực hiện việc yêu cầu thi hành án.

- Việc yêu cầu thi hành án được thực hiện bằng việc nộp đơn yêu cầu thi hành án hoặc gửi đơn yêu cầu thi hành án cho lcơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành án qua bưu án phải gửi kèm theo đơn yêu cầu thi hành án cho cơ quan thi hành án bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có. Người yêu cầu thi hành án cũng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại Điều 66 Luật thi hành án dân sự ngay khi yêu càu thi hành án dân sự.

2. Nhận đơn yêu cầu thi hành án dân sự

Để bảo đảm quyền yêu cầu thi hành án của các đương sự và có cơ sở xác định trách nhiệm tổ chức thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự khi cần thiết, pháp luật quy định việc nhận và trả lại đơn yêu cầu thi hành án cũng phải được thể hiện trên các văn bản như việc yêu cầu thi hành án.

Theo quy định tại khoản 4 Điêu 31 Luật thi hành án dân sự, khi nhận đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra nội dung đơn và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận đơn yêu cầu thi hành án và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu. sổ nhận đơn yêu cầu thi hành án phải thể hiện đầy đù các nội dung: Ngày, tháng, năm nhận đơn yêu cầu; số, ngày, tháng, nãm ra bản án, quyết định; tên cơ quan ra bản án, quyết định; họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu; họ, tên, địa chỉ của người phải thi hành án; người được thi hành án; nội dung yêu cầu thi hành án và tài liệu khác kèm theo. Việc gửi thông báo cho gười yêu cầu được thực hiện qua việc cấp trực tiếp hoặc gửi ua bưu điện ngay sau khi nhận được đơn yêu cầu thi hành án.

Đối với trường hợp đơn yêu cầu thi hành án không có đầy ủ các nội dung theo quy định của pháp luật hoặc không nêu rõ lông tin về điều kiện thi hành án của người phải Thi hành án và sự thì trước khi tổ chức thi hành án dân sự thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành án phải ra quyết định thi hành án. Thi hành án dân sự nói chung mang lại quyền, lợi ích cho các đương sự nên pháp luật quy định thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành án chỉ ra quyết định thi hành án khi có yêu cầu của người được thi hành án hoặc người phải thi hành án. Tuy vậy, đối với phần bản án, quyết định về phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí toà án; trả lại tiền, tài sản cho đương sự; tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản, khoản truy thu thuế; khoản viện trợ cho Nhà nước; khoản bồi thường cho Nhà nước, cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trong các vụ án xâm phạm trật tự quản lí kinh tế, tham nhũng; khoản thu nộp trực tiếp vào ngân sách nhà nước (Xem: khoản 4 Điều 1 Nghị định cùa Chính phủ số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 13/7/2015 cùa Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự); thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước và quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời việc thi hành án là nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước và bảo đảm hiệu lực bản án, quyết định là cơ bản nên pháp luật quy định thù trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật thi hành án dân sự, đối với phần bản án, quyết định cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành thì thời hạn ra quyết định thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định. Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì thủ ra một quyết định thi hành án đối với người đó; trường hợp có người phải thi hành nhiều khoản khác nhau thì ra một quyết định thi hành án đối với người đó; trường hợp một người vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ thì ra một quyết định thi hành án đối với người đó (Xem: khoản 4 Điều 1 Nghị định của Chính phủ số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định sổ 62/2015/NĐ-CP ngày 118/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự và Khoản 5 Điều 1 Nghị định cùa Chính phủ số 33/2020/NĐ-CP ngày 117/3/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày |18/7/2015 cùa Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều icủa Luật thi hành án dân sự..

- Đối với trường hợp thi hành án theo yêu cầu thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án cho mỗi đơn yêu cầu thi hành án. Nếu trong bản án, quyết định có một người phải thi hành án cho nhiều người được thi hành án và các đương sự có đơn yêu cầu thi hành án vào cùng thời điểm thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án chung cho nhiêu đơn yêu cầu thi hành án.

+ Trong trường hợp nhiều người được nhận một tài sản cụ thể hoặc nhận chung một khoản tiền theo bản án, quyết định mà chỉ có một hoặc một số người có đơn yêu cầu thi hành án thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án theo đúng nội dung bản án, quyết định.2

+ Đối với trường hợp thi hành nghĩa vụ liên đới thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án chung cho những người có quyền, nghĩa vụ liên đới. Trường hợp người được thi hành án chỉ yêu cầu một hoặc một số người trong những người phải thi hành án thực hiện toàn bộ có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện các nghĩa vụ đến hạn trừ trường hợp người có nghĩa vụ tự nguyện thi hành cả nghĩa vụ chưa đến hạn. Khi có bản án, quyết định chấp nhận yêu cầu của đương sự về thay đổi mức cấp dưỡng, người cấp dưỡng mà vụ việc đang được cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thu hồi quyết định thi hành án đã ban hành và ra quyết định thi hành án theo bản án, quyết định mới. Việc thay đổi mức cấp dưỡng được thực hiện bắt đàu từ thời điểm được xác định tại bản án, quyết định mới, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trường hợp các đương sự thỏa thuận về việc thi hành một lần đối với toàn bộ nghĩa vụ theo định kì hoặc theo nhiều thời hạn khác nhau thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án cho toàn bộ nghĩa vụ.

- Đối với bản án, quyết định trong vụ án hành chính, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ thụ lí và ra quyết định thi hành án đối với phần nghĩa vụ về tài sản như án phí, bồi thường thiệt hại, trả lại tài sản, giao lại đất đai được tuyên cụ thể trong bản án, quyết định. Những nội dung khác của bản án, quyết định được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.

- Đối với bản án, quyết định có tuyên tổng hợp hình phạt tiền của nhiều bản án mà việc tổng hợp hình phạt tiền không đúng quy định của Bộ luật hình sự thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự không ra quyết định thi hành án mà có văn bản kiến nghị người có thẩm quyền xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đó.

- Trường hợp cần thiết rút hồ sơ thi hành án từ cơ quan thi hành án.

Trong quá trình thi hành án có thể xảy ra trường hợp căn cứ ra quyết định thi hành án không còn, quyền và nghĩa vụ thi hành án chuyển giao hoặc phát hiện được những sai sót của quyết định thi hành án... Để xử lí những vấn đề này, pháp luật thi hành án dân ,sự quy định người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án có quyền ra quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung, huỷ quyết định thi hành án. Theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật thi hành án dân sự, người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án có quyền ra quyết định thu hồi quyết định thi hành án trong trường hợp quyết định về thi hành án được ban hành không đúng thẩm quyền; quyết định về thi hành án có sai sót làm thay đổi nội dung vụ việc; cãn cứ ra quyết định về thi hành án không còn hoặc trong trường hợp chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án. Theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật thi hành án dân sự, người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án có quyền ra quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án trong trường hợp quyết định về thi hành án có sai sót mà không làm thay đổi nội dung vụ việc thi hành án. Theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật thi hành án dân sự, người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án có quyền ra quyết định huỷ quyết định thi hành án của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới trong trường hợp phát hiện có các căn cứ thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 37 Luật thi hành án dân sự mà thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới không tự khắc phục sau khi được yêu cầu hoặc quyết định thi hành án có vi phạm pháp luật theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền. Quyết định trùng với nơi làm việc, cư trú, có trụ sở của người phải thi hành án thì ủy thác đến nơi làm việc, cư trú hoặc nơi có trụ sở của người đó.

- Trường hợp thi hành nghĩa vụ liên đới mà người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản ở các địa phương khác nhau thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự uỷ thác toàn bộ nghĩa vụ thi hành án đến cơ quan thi hành án dân sự thuộc một trong các địa phương nơi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án.,

- Việc ủy thác phải thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xác định có căn cứ ủy thác; đối với việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì khi càn thiết việc uỷ thác phải thực hiện ngay sau khi có căn cứ uỷ thác.

Ngoài ra, đối với việc ủy thác thi hành án về tài sản theo hướng dẫn tại Điều 16 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020 còn phải tuân thủ các nguyên tăc sau:

- Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải Thi hành án có tài sản là bất động sản, động sản phải đãng kỉ quyền sở hữu, quyền sử dụng; đối với loại tài sản khác thì có thể ủy thác cho cơ quan Thi hành án dân sự nơi có tài sản tổ chức Thi hành.

- Trường hợp người phải thi hành án có nhiều tài sản ở nhiều nơi thì thực hiện ủy thác theo thứ tự sau:

+ Theo thỏa thuận của đương sự;

+ Nơi có tài sản đủ để thi hành án;

quan đến quyền sở hữu trí tuệ; quyết định của trọng tài thương mại; quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh của hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh; ủy thác cho cơ quan thi hành án cấp quân khu Thi hành vụ việc mà đương sự hoặc tài sản có liên quan đến quân đội trên địa bàn và ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện những vụ việc khác.

- Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện ủy thác vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của mình cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh nơi khác, cơ quan thi hành án cấp quân khu, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện khác có điều kiện thi hành.

- Cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của mình cho cơ quan thi hành án cấp quân khu khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có điều kiện thi hành.

- Trước khi ủy thác, cơ quan thi hành án dân sự phải xử lí xong tài sản tạm giữ, thu giữ, tài sàn kê biên tại địa bàn có liên quan đến khoản uỷ thác.

- Trường hợp thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án nhưng xét thấy cần ủy thác thì phải ra quyết định thu hồi một phần hoặc toàn bộ quyết định thi hành án và ra quyết định ủy thác cho nơi có điều kiện thi hành.

- Quyết định ủy thác phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ nội dung ủy thác, khoản đã thi hành xong, khoản cần tiếp tục thi hành và các thông tin cần thiết cho việc thực hiện ủy thác.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật dân sự, luật thi hành án dân sự về yêu cầu thi hành án dân sự. Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến. Đội ngũ luật sư luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê