Mục lục bài viết

1. Liên Hợp Quốc là gì?

Liên Hợp Quốc là một tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác quốc tế, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung.

Liên Hợp Quốc được thành lập vào giai đoạn cuối Thế chiến II, với mục đích ngăn chặn các cuộc xung đột quy mô toàn cầu trong tương lai và thay thế cho một tổ chức đã giải thể trong quá khứ là Hội Quốc Liên vốn hoạt động không mấy hiệu quả. Trụ sở chính được đặt tại Manhattan, thành phố New York và các chinh nhánh văn phòng khác nằm ở Geneva, Nairobi, Vienna và The Hague. Tổ chức này được tài trợ bằng sự đóng góp tự nguyện từ các quốc gia thành viên. Liên Hợp Quốc là tổ chức liên chính phủ lớn nhất trên thế giới. Khi thành lập, LHP có 51 quốc gia thành viên; hiện có 193 thành viên (và 2 quan sát viên).

 

2. Từ Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đến Mục tiêu phát triển bền vững

Năm 1972, tại Stockholm, Thụy Điển diễn ra Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường và con người (Hội nghị Stockholm). Được tổ chức từ ngày 5 -16/6/1972, đây là hội nghị đầu tiên của Liên Hợp Quốc tập trung vào các vấn đề môi trường quốc tế. Sau đó,  ban tháng 12/1983, Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển (WCED) hay Ủy ban Brundtland đã được thành lập nhằm đoàn kết các quốc gia để cùng với nhau theo đuổi sự phát triển bền vững.

Năm 1992, tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Môi trường và Phát triển (Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất Rio de Janeiro) với sự tham dự của 179 quốc gia, đã thông qua Chương trình Nghị sự 21 là khung kế hoạch chung để thiết kế các chương trình hoạt động, nhằm đạt được sự phát triển bền vững trong thế kỷ XXI.

Tháng 9/200, Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc đã thông qua Tuyên bố Thiên niên kỷ với 8 mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.

Các mục tiêu xã hội và môi trường được phản ánh trong Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và Chương trình Nghị sự 21 tiếp tục được bàn thảo, bổ sung, hoàn thiện tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giưới về Phát triển bền vững tổ chức tại Johannesburg (Nam Phi) năm 2002.

Tháng 6/2012, Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững (Rio+20) đã được tổ chức, tập trung bàn thảo vào các nội dung cải thiện khuôn khổ thể chế để phát triển bền vững và nền kinh tế xanh; các mục tiêu cũng như các chỉ số mới về phát triển bền vững...

Từ tháng 9/2012, các quốc gia đã khởi động tiến trnfh xây dựng Chương trình nghị sự phát triển của Liên Hợp Quốc sau năm 2015, và xây dựng bộ 17 mục tiêu phát triển bền vững. Chương trình Nghị sự 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững chính thức được thông qua ngày 25/9/2015 tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc với sự tham dự của 193 nước thành viên. Chương trình Nghị sự 2030 có độ bao phủ chính sách phổ quát, rộng lớn, toàn diện, với mục tiêu hoàn tất công việc dang dở của Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và Chương trình Nghị sự 21 không để ai bị bỏ lại phía sau.

 

3. Nội dung 17 mục tiêu phát triển bền vững

17 mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals - SDG) được Liên Hợp Quốc thông qua năm 2015 được xác định bởi 169 mục tiêu cụ thể và 232 chỉ tiêu, nhằm hướng tới xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo mọi người dân được hưởng hòa bình và thịnh vượng vào năm 2030.

Tại Việt Nam, ngày 10/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, trong đó đề ra 17 mục tiêu phát triển bền vững với 115 mục tiêu cụ thể. Sau đó, Quyết định số 681/QĐ-TTg về Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 đã được ban hành ngày 04/6/2019. Gần đây nhất là Nghị quyết Về phát triển bền vững (Nghị quyết số 136/NQ-CP), được ban hành ngày 25/9/2020.

 

 3.1 Mục tiêu Phát triển Bền vững 1: Xóa nghèo

 Đặc ra mục tiêu xóa nghèo ở khắp mọi nơi dưới nhiều hình thức. Tạo đều có cơ hội phát triển thoát nghèo.

17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc là gì

Mục tiêu đến năm 2030

  • Phải làm thế nào để có thể xóa bỏ hoàn toàn nghèo đói cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người có mức sống dưới 1.25$ một ngày.
  • Cần triển khai các biện pháp về hệ thống nhằm có những bảo trợ xã hội thích hợp toàn quốc cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người dưới đáy xã hội, người nghèo và nhóm người dễ bị tổn thương. Cân nhắc đến việc đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nhóm người nghèo, người dễ bị tổn thương được bình đẳng.
  • Huy động các nguồn lực từ nhiều nguồn khác nhau, hợp tác phát triển để từ đó đưa ra được những biện pháp thỏa đáng để có thể thực thi các chính sách và chương trình xóa nghèo toàn diện.

 

 3.2 Mục tiêu Phát triển Bền vững 2: Xóa đói

17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc là gì

Xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng, phát triển nông nghiệp bền vững là mục tiêu cơ bản tiếp theo. Đến năm 2030, phải làm thế nào để đảm bảo rằng tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo, người dễ bị tổn thương được tiếp cận đến nguồn thức ăn đầy đủ, dinh dưỡng và an toàn trong cả năm. Quan tâm đến vấn đề còi xương và suy giảm thể chất ở trẻ em dưới 5 tuổi, giải quyết nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ em vị thành niên, phụ nữ mang thai và cho con bú, người lớn tuổi.

Chú trọng đến tăng năng suất nông nghiệp, đảm bảo nguồn lương thực ở trạng thái đảm bảo an ninh lương thực. Ngoài ra, tăng cường đầu tư, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, phát triển công nghệ và ngân hàng gen cây trồng, vật nuôi để tăng hiệu quả lao động.

Mục tiêu đến năm 2030

  • Phải làm thế nào để đảm bảo rằng tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo, người dễ bị tổn thương được tiếp cận đến nguồn thức ăn đầy đủ, dinh dưỡng và an toàn trong cả năm.
  • Quan tâm đến vấn đề còi xương và suy giảm thể chất ở trẻ em dưới 5 tuổi, giải quyết nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ em vị thành niên, phụ nữ mang thai và cho con bú, người lớn tuổi.
  • Chú trọng đến tăng năng suất nông nghiệp, đảm bảo nguồn lương thực ở trạng thái đảm bảo an ninh lương thực. Ngoài ra, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường đầu tư, phát triển công nghệ và ngân hàng gan cây trồng, vật nuôi để tăng hiệu quả lao động.

 

 3.3 Mục tiêu Phát triển Bền vững 3: Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh

Quan trọng nhất là đầu tư, phát triển y tế. Hội nhập quốc tế để tiếp cận những dụng cụ y tế tiên tiến nhất, những phát hiện hay kỹ thuật mới để từ đó có thể áp dụng. Kết hợp với đạt bảo hiểm y tế trên toàn cầu, tạo điều kiện để mọi người có thể tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu có chất lượng.

17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc là gì

Mục tiêu đến năm 2030

  • Giảm tỷ lệ tử vong của người mẹ trên mỗi ca sinh, chấm dứt trường hợp tử vong có thể phòng ngừa ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi. Tập trung tăng cường sức khỏe tinh thần và phúc lợi, tăng cường phòng ngừa và điều trị việc lạm dụng thuốc, gồm thuốc gây nghiện và đồ uống có cồn gây hại cho sức khỏe.
  • Nâng cao chất lượng giao thông quốc gia để có thể làm giảm tối đa số ca tử vong và bị thương do tai nạn giao thông gây ra.

 

 3.4 Mục tiêu Phát triển Bền vững 4: Đảm bảo chất lượng giáo dục

Đặt ra mục tiêu đảm bảo tất cả trẻ em được đến trường một cách an toàn, toàn diện, công bằng và chất lượng, cho kết quả học tập phù và hiệu quả. Đảm bảo cho tất cả nữ giới và nam giới được tiếp cận bình đẳng về giáo dục.

Hơn nữa, tăng đáng kể số lượng người có tay nghề cao, trí thức tốt vào các cơ sở để tăng chất lượng giáo dục. Cũng như những mục tiêu khác, việc đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật là không thể thiếu.

17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc là gì

Mục tiêu đến năm 2030

  • Phải đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng giáo dục kỹ thuật, bao gồm dạy nghề, giáo dục đại học cho phụ nữ và nam giới. Cần xóa bỏ sự chênh lệch về giới trong giáo dục và tạo sự tiếp cận công bằng đến tất cả mọi người, nhất là nhóm người dễ bị tổn thương, người khuyết tật. 
  • Đảm bảo tất cả thanh thiếu niên và một lượng lớn những người trưởng thành đều biết chữ.
  • Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng nhằm cung cấp môi trường học tập tốt, hiệu quả. Bên cạnh đó, mở rộng quỹ học bổng toàn cầu nhằm thúc đẩy tinh thần học tập.
  • Quan tâm đến chất lượng đội ngũ giáo viên, thông qua hợp tác quốc tế để có thể đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
  • Chú trọng đến việc xóa bỏ chênh lệch về giới giáo dục và đảm bảo một nền giáo dục công bằng, an toàn đối với người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người dễ bị tổn thương.

 

 3.5 Mục tiêu Phát triển Bền vững 5: Bình đẳng giới

Xóa bỏ tất cả hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái ở khắp mọi nơi, loại bỏ tất cả các hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái bao gồm mua bán người và lạm dụng tình dục và các hình thức bóc lột khác. Tôn trognj và đảm bảo phụ nữ có quyền tham gia đầy đủ và hiệu quả, bình đẳng về cơ hội lãnh đạo ở tất cả các cấp, được đưa ra quyết định trong đời sống chính trị, kinh tế và công cộng. Hơn hết, tăng cường chính sách và pháp luật có hiệu lực cho việc thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái ở tất cả các cấp.

17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc là gì

Mục tiêu đến năm 2030

  • Làm thế nào để xóa bỏ tất cả hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em ở khắp mọi nơi, loại bỏ tất cả các hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái bao gồm mua bán người và lạm dụng tình dục và các hình thức bóc lột khác.
  • Tôn trọng và đảm bảo phụ nữ có quyền tham gia đầy đủ và hiệu quả, bình đẳng về cơ hội lãnh đạo ở tất cả các cấp, được đưa ra quyết định trong đời sống chính trị, kinh tế và công cộng.
  • Tăng cường chính sách và pháp luật có hiệu lực cho việc thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái ở tất cả các cấp, có thể thông qua công nghệ thông tin và truyền thông để đẩy nhanh việc trao quyền cho phụ nữ.

 

 3.6 Mục tiêu Phát triển Bền vững 6: Nước sạch và vệ sinh

Cải thiện chất lượng nước và giảm thiểu ô nhiễm, loại bỏ và giảm thiểu việc đưa ra các chất hóa học và vật liệu độc hại ra môi trường, giảm một nửa tỷ lệ nước thải chưa được xử lý và tăng cường tái chế và tái sử dụng an toàn trên toàn cầu. Đảm bảo cung cấp nước sạch đến những vùng khan hiếm nước và giảm đáng kể số người thiếu nước sử dụng.

Mở rộng hợp tác quốc tế và hỗ trợ xây dựng năng lực cho các nước đang phát triển trong các hoạt động và chương trình liên quan đến nước và các vấn đề vệ sinh, bao gồm khai thác nước từ thiên nhiên, khử muối, sử dụng nước hiệu quả, xử lý nước thải, các công nghệ tái chế vài tái sử dụng nước.

17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc là gì

Mục tiêu đến năm 2030

  • Tất cả mọi người đều được tiếp cận đến nguồn nước sạch, vệ sinh và an toàn. Đặc biệt là với nhóm người phụ nữ, trẻ em, những người dễ bị tổn thương.
  • Cần phải cải thiện chất lượng nước và giảm thiểu ô nhiễm, giảm bớt việc đưa các chất độc hại ra môi trường và phải áp dụng các biện pháp xử lý chất thải một cách nghiêm ngặt.
  • Kết hợp giữa việc bảo vệ và khôi phục các hệ sinh thái có liên quan đến nước nhằm đảm bảo một nguồn nước dự trữ phong phú.
  • Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để được tiếp cận đến công nghệ cao trong vấn đề xử lý chất thải, bảo vệ nguồn nước sạch hay là khôi phục nguồn nước bị ô nhiễm.

 

 

 3.7 Mục tiêu Phát triển Bền vững 7: Năng lượng sạch và bền vững

Việc khai thác các tài nguyên để phục vụ cho việc tạo thành năng lượng đã gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường. Do đó, vấn đề tìm kiếm một nguồn năng lượng sạch và bền vững là thiết yếu. Cần phải tăng cường hợp tác quốc tế để tạo điều kiện tiếp cận công nghệ và nghiên cứu năng lượng sạch, bao gồm năng lượng có thể tái tạo, hiệu quả năng lượng và công nghệ  nhiên liệu hóa thạch tiên tiến và sạch hơn, thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng và công nghệ năng lượng sạch

Hơn thế nữa, cần mở rộng cơ sở hạ tầng và cải tiến công nghệ để cung cấp các dịch vụ năng lượng hiện đại và bền vững cho tất cả mọi người ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển, các quốc đảo nhỏ đang phát triển, các quốc gia đang phát triển không có biển, cùng với các chương trình hỗ trợ tương ứng.

17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc là gì

Mục tiêu đến năm 2030

  • Phải làm thế nào để tất cả mọi người đều được tiếp cận với nguồn năng lượng hiện đại, giá cả phải chăng và có thể tái tạo.
  • Cần phải hợp tác quốc tế để tiếp cận công nghệ mới, hiệu quả năng lượng và công nghệ  nhiên liệu hóa thạch tiên tiến và sạch hơn, thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng và công nghệ năng lượng sạch. Nhằm giảm thiểu tối đa việc khai thác các tài nguyên để phục vụ cho việc tạo thành năng lượng, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường.
  • Tăng mạnh tỷ lệ cải thiện hiệu quả năng lượng toàn cầu.

 

 3.8 Mục tiêu Phát triển Bền vững 8: Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế

17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc là gì

Duy trì tăng trưởng kinh tế phù hợp với tình hình tài chính quốc gia, đặc biệt mức tăng trưởng GDP phải ít nhất 7%/năm đối với những nước kém phát triển. Đạt được hiệu suất kinh tế ở các mức độ cao hơn thông qua đa dạng hóa, cải tiến và đổi mới công nghệ, bao gồm cả việc tập trung vào các khu vực giá trị gia tăng cao và cần nhiều lao động. Thúc đẩy các chính sách định hướng phát triển để hỗ trợ các hoạt động sản xuất, tạo việc làm tốt, kinh doanh, sáng tạo và đổi mới, và khuyến khích thành lập và phát triển các doanh nghiệp vi mô, doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông qua cả việc tiếp cận các dịch vụ tài chính. Phát triển và thực hiện chiến lược toàn cầu cho lao động trẻ và thực thi Hiệp ước Việc làm toàn cầu của Tổ chức lao động quốc tế.

Mục tiêu đến năm 2030

  • Cần phải làm thế nào để có thể thúc đẩy các chính sách định hướng phát triển để hỗ trợ các hoạt động sản xuất, tạo việc làm tốt, kinh doanh, sáng tạo và đổi mới, và khuyến khích thành lập và phát triển các doanh nghiệp vi mô, doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông qua cả việc tiếp cận các dịch vụ tài chính.
  • Đảm bảo công việc đầy đủ, năng suất và tử tế cho tất cả mọi người, bao gồm cả người khuyết tật, người trẻ và họ phải được trả lương công bằng.
  • Ban hành các chính sách có hiệu lực pháp luật nhằm xóa bỏ tình trạng cưỡng bức lao động, chấm dứt chế độ nô lệ hiện đại và buôn bán người. Bên cạnh đó đảm bảo quyền lợi cho tất cả người lao động, gồm cả người nhập cư, người trong tình thế bấp bênh.

 

 3.9 Mục tiêu Phát triển Bền vững 9: Công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng

17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc là gì

Thúc đẩy công nghiệp hóa rộng mở và bền vững. Phát triển cơ sở hạ tầng vững chắc, chất lượng, đáng tin cậy và bền vững, bao gồm cơ sở hạ tầng khu vực và xuyên biên giới, để hỗ trợ phát triển kinh tế và đời sống con người, tập trung vào tiếp cận hợp lý và công bằng cho tất cả mọi người. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, cải tiến khả năng công nghệ của các khu vực công nghiệp ở tất cả các quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Đến năm 2030, cần phải phát triển cơ sở hạ tầng vững chắc, chất lượng, đáng tin cậy và bên vững, bao gồm cơ sở hạ tầng khu vực và xuyên biên giới, để hỗ trợ phát triển kinh tế và đời sống con người, tập trung vào tiếp cận hợp lý và công bằng cho tất cả mọi người.

Tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn cho các danh nghiệp qua các dịch vụ tài chính bao gồm tín dụng hợp lý. Đồng thời, nâng cấp cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cho các ngành công nghiệp để có thể phát triển bền vững, hiệu quả.

Hơn hết, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, nâng cao khả năng công nghệ ở tất cả các quốc gia. Đặc biệt là các nước Châu Phi, những nước kém phát triển, đang phát triển.

 

 3.10 Mục tiêu Phát triển Bền vững 10: Giảm bất bình đẳng giữa các quốc gia

17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc là gì

Thực hiện trao quyền và thúc đẩy hòa nhập xã hội, kinh tế và chính trị cho tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, giới tính, khuyết tật, chủng tộc, sắc tộc, nguồn gốc, tôn giáo, kinh tế và các tình trạng khác. Đảm bảo cơ hội bình đẳng và giảm thiểu những bất công về kết quả, bao gồm việc loại bỏ các đạo luật, các chính sách và tập quán phân biệt đối xử và thúc đẩy luật pháp, các chính sách và các hành động thích hợp trong vấn đề này. Có các chính sách, đặc biệt là các chính sách tài chính, tiền lương và bảo trợ xã hội, và dần dần đạt được sự bình đẳng hơn. Cải thiện quy định và quản lý các thị trường và thể chế tài chính toàn cầu và tăng cường thi hành những quy định này. Đảm bảo tăng cường đại diện và tiếng nói cho các quốc gia đang phát triển trong việc đưa ra quyết dịnh trong các tổ chức kinh tế quốc tế và các định chế tài chính toàn cầu để tạo ra được những chế định hiệu quả, đáng tin cậy, có trách nhiệm và hợp pháp hơn. Tạo thuận lợi cho mọi người di cư và di chuyển được thuận lợi, an toàn, thường xuyên và có trách nhiệm và có trách nhiệm, thông qua việc thực hiện các chính sách di cư có kế hoạch và được quản lý tốt.

Đến năm 2030, cần thực hiện trao quyền và thúc đẩy hòa nhập xã hội, kinh tế và chính trị cho tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, giới tính, khuyết tật, chủng tộc, sắc tộc, nguồn gốc, tôn giáo, kinh tế và các tình trạng khác.

Đảm bảo cơ hội bình đẳng và giảm thiểu những bất công về kết quả, bao gồm việc loại bỏ các đạo luật, các chính sách và tập quán phân biệt đối xử và thúc đẩy luật pháp, các chính sách và các hành động thích hợp trong vấn đề này.

Đảm bảo sự thuận lợi, an toàn, thường xuyên cho những người di cư được di chuyển thông qua các chính sách di cư có kế hoạch và được quản lý tốt.

 

 3.11 Mục tiêu Phát triển Bền vững 11: Các thành phố và cộng đồng bền vững

17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc là gì

Xây dựng các đô thị và các khu dân cư mở rộng an toàn, vững chắc và bền vững. Đảm bảo điều kiện về nơi ở của mọi người được cải thiện.

Đến năm 2030, làm thế nào để có thể đảm bảo cho tất cả mọi người được tiếp cận với các dịch vụ nhà ở an toàn, cơ bản đầy đủ. Các khu nhà ổ chuột được nâng cấp với giá cả thích hợp.

Xây dựng các đô thị và các khu dân cư mở rộng an toàn, với hệ thống giao thông thuận tiện, hiện đại, dễ tiếp cận. Đặc biệt chú ý đến nhu cầu của những người dễ bị tổn thương, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người lớn tuổi vững chắc và bền vững.

Đảm bảo điều kiện về nơi ở của mọi người được cải thiện thông qua các chính sashc quy hoạch và quản lý khu dân cư tích hợp. Tăng số lượng các thành phố và khu định cư xong bên cạnh đó phải chú trọng đến việc giảm thiểu các tác động của con người đến môi trường.

 

 3.12 Mục tiêu Phát triển Bền vững 12: Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm

17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc là gì

Thực hiện các chính sách, phương án hợp lý để đảm bảo mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững. Quan tâm đến xây dựng và thực hiện các công cụ để giám sát các tác động của phát triển bền vững đối với nhiều mặt. Hợp lý hóa các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả gây ra tiêu dùng lãng phí bằng cách loại bò những biến dạng thị trường, phù hợp với tình hình tài chính quốc gia, bao gồm việc tái cấu trúc hệ thống thuế và loại bỏ dần những khoản trợ cấp có hại, nếu có, để phản ánh được những tác động của chúng tới môi trường, có tính đến các nhu cầu và điều kiện cụ thể của các nước đang phát triển và giảm đến mức tối thiểu những tác động bất lợi có thể có tới sự phát triển của các nước này như một biện pháp để bảo vệ người nghèo và các cộng đồng bị ảnh hưởng.

Đến năm 2030, cần phải đạt được sự quản lý về sản xuất và tiêu thụ để có thể sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm tỷ lệ chất thải trên bình quân đầu người, quan trọng hơn là giảm hao hụt thực phẩm trong chuỗi sản xuất cung ứng, bao gồm cả hao hụt sau thu hoạch.

Đảm bảo tất cả mọi người được tiếp cận thông tin, được giáo dục để nhận thức về phát triển bền vững và vấn đề bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, thực hiện các chính sách, phương án hợp lý để đảm bảo mô hình tiêu dùng và sản xuất vững phù hợp với tình hình tài chính mỗi quốc gia.

 

 3.13 Mục tiêu Phát triển Bền vững 13: Hành động về khí hậu

17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc là gì

Thực hiện những biện pháp khẩn cấp để chống lại để biến đổi khí hậu và hậu quả của nó. Bên cạnh đó, đề xuất những phương án về phục hồi môi trường và thúc đẩy các cơ chế để nâng cao năng lực quản lý và quy hoạch thay đổi liên quan đến khí hậu hiệu quả ở các nước đang phát triển và các quốc đảo nhỏ đang phát triển.

Đến năm 2030, làm thế nào để tăng khả năng phục hồi và thích ứng với các nguy hiểm liên quan đến biến đổi khí hậu ở mỗi quốc gia. Cần phải nâng cao giáo dục tăng nhận thức cho mọi người về sự nguy hiểm nhằm có thể giảm nhẹ, phòng tránh, giảm thiểu những rủi ro do các vấn đề hiểm họa về khí hậu gây ra.

Thực hiện tốt cam kết trong Công ước Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu đồng thời ban hành các chính sách thúc đẩy việc quản lý, quy hoạch liên quan đến biến đổi khí hậu.

 

 3.14 Mục tiêu Phát triển Bền vững 14: Bảo tồn tài nguyên và môi trường biển

17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc là gì

Xoay quanh những vấn đề: Ngăn chặn - Quản lý - Bảo tồn. Để từ đó, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường biển, sự suy giảm hệ sinh thái biển,...Từ đó, có thể bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển cho phát triển bền vững và hiệu quả.

Đến năm 2030, làm thế nào để có thể ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển bằng mọi hình thức. Tập trung xoay quanh những vấn đề: Ngăn chặn - Quản lý - Bảo tồn. Đảm bảo giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường biển, sự suy giảm hệ sinh thái biển,...

Ban hành các chính sách pháp luật ngăn cấm các hành vi săn bắt quá mức, loại bỏ các hình thức trợ cấp góp phần vào việc đánh bắt trái phép, không đúng quy định, không báo cáo. Đảm bảo sự bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển cho phát triển bền vững và hiệu quả.

Ngoài ra tăng cường hợp tác quốc tế nhằm có sự phối hợp bảo vệ môi trường biển một cách toàn cầu, tiếp cận được công nghệ, kỹ thuật mới trong việc xử lý ô nhiễm môi trường biển.

 

 3.15 Mục tiêu Phát triển Bền vững 15: Bảo tồn Tài nguyên và môi trường đất

17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc là gì

Bảo vệ, tái tạo và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, quản lý tài nguyên rừng bền vững, chống sa mạc hóa, chống xói món đất và mất đa dạng sinh học. Huy động các nguồn lực quan trọng từ tất cả các nguồn và ở tất cả các cấp ddooj để hỗ trợ tài chính cho việc quản lý rừng bền vững và đưa ra các ưu đãi đầy đủ cho các nước đang phát triển để nâng cao hoạt động quản lý này, bao gồm cả việc bảo tồn rừng và phục hồi rừng. Đẩy mạnh hỗ trợ toàn cầu cho những nỗ lực chống lại săn bắt và buôn bán những loài được bảo vệ, bao gồm tăng cường khả năng của các coongjd đồng địa phương để theo đuổi các cơ hội sinh nhai.

Đến năm 2020, cần đảm bảo sự phục hồi môi trường và các tài nguyên trên canh, nước ngọt. Đặc biệt là thúc đẩy thực hiện quản lý bền vững các loại rừng, ngăn chặn nạn phá rừng. Kết hợp với việc trồng rừng nhằm khôi phục tình trạng đất trống đồi trọc.

Đến năm 2030, làm thế nào để bảo vệ, tái tạo và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất và mất đa dạng sinh học. Đảm bảo nguồn tài nguyên và môi trường đất được bảo vệ để có thể phục hồi và tồn tại lâu dài.

Bên cạnh đó, tăng cường hỗ trợ toàn cầu cho những nỗ lực chống nạn săn bắt và buôn bán những loài được bảo vệ. Đồng thời huy động đáng kể các nguồn lực tài chính để có thể sử dụng và bảo tồn các hệ sinh thái và đa dạng sinh học.

 

 3.16 Mục tiêu Phát triển Bền vững 16: Hòa bình, công lý và các thể chế mạnh mẽ

17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc là gì

Hướng đến việc thúc đẩy xã hội hòa bình và rộng mở cho phát triển bền vững, mang công bằng đến với tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm và rộng mở ở tất cả các cấp.

Đến năm 2030, thực hiện tất cả các biện pháp để có thể chấm dứt các hình thức bạo lực và tỷ lệ tử vong liên quan ở bất kỳ quốc gia nào.

Thúc đẩy việc ban hành các chính sách pháp luật ở mọi cấp của mỗi quốc gia nhằm đảm bảo công bằng cho tất cả mọi người. Tập trung giảm các dòng chảy tài chính và vũ khí bất hợp pháp, giảm đáng kể tham nhũng và hối lộ dưới mọi hình thức.

Hướng đến việc thúc đẩy xã hội hòa bình và rộng mở cho phát triển bền vững, mang công bằng đến với tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm và rộng mở ở tất cả các cấp. Giúp xã hội tiến đến sự văn minh hơn.

 

 3.17 Mục tiêu Phát triển Bền vững 17: Quan hệ đối tác vì các mục tiêu

17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc là gì

Thế giới đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, từ đó việc hội nhập quốc tế trở nên cần thiết bao giờ hết. Đẩy mạnh huy động nguồn lực trong nước, thông qua hỗ trợ quốc tế cho các nước đang phát triển, để cải thiện khả năng sản xuất trong nước để thu thuế và các khoản thu nhập khác. Bên cạnh đó, cũng đẩy mạnh hợp tác khu vực tam giác và hợp tác quốc tế và tiếp cận khoa học, công nghệ và đổi mới, tăng cường chia sẻ kiến thức về các điều khoản đã thỏa thuận, thông qua cải thiện sự phối hợp giữa các cơ chế hiện hành, đặc biệt là ở cấp Liên Hợp Quốc, và tohong qua một cơ chế tạo thuận lợi cho công nghệ toàn cầu. Từ đó, đem lại sức sống mới cho quan hệ đối tác toàn cầu để phát triển bền vững.

Đến năm 2030, cần thiết đẩy mạnh việc huy động nguồn lực trong nước, thông qua hỗ trợ quốc tế cho ác nước đang phát triển, để cải thiện khả năng sản xuất trong nước để thu thuế và các khoản thu nhập khác.

Bên cạnh đó, cũng đẩy mạnh hợp tác khu vực tam giác và hợp tác quốc tế và tiếp cận khoa học, công nghệ và đổi mới, tăng cường chia sẻ kiến thức về các điều khoản đã thỏa thuận, thông qua cải thiện sự phối hợp giữa các cơ chế hiện hành, đặc biệt là ở cấp Liên Hợp Quốc, và thông qua một cơ chế tạo thuận lợi cho công nghệ toàn cầu. Đen lại sức sống mới cho quan hệ đối tác toàn cầu để phát triển bền vững.

Vừa rồi Luật Minh Khuê đã trình bày nội dung về 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc là gì? Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích đối với quý bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn!