Mục lục bài viết
- 1. Căn cứ xác định giá gói thầu? Giá gói thầu có bao gồm cả lệ phí trước bạ không?
- 2. Lựa chọn hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn hay chào hàng cạnh tranh thông thường?
- 3. Quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường
- Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu
- Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu
- Bước 3: Đánh giá các hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng
- Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu
- Bước 5: Hoàn thiện và ký kết hợp đồng
- 4. Thời gian trong chào hàng cạnh tranh thông thường
Luật sư tư vấn:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Căn cứ xác định giá gói thầu? Giá gói thầu có bao gồm cả lệ phí trước bạ không?
Bạn không trình bày nội dung mua sắm hàng hóa của bạn có thuộc mua sắm thường xuyên hay không. Nếu mua sắm thường xuyên trong đơn vị sử dụng vốn nhà nước sẽ áp dụng theo Thông tư 58/2016/TT - BTC , nếu không thuộc mua sắm thường xuyên sẽ áp dụng theo quy định của Luật đấu thầu 2013 và Nghị định 63/2014/NĐ-CP . Đối với giá gói thầu căn cứ điểm a khoản 2 Điều 35 Luật đấu thầu 2013 quy định về giá gói thầu như sau:
“Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết”
Như vậy, giá gói thầu sẽ được xác định là giá mà theo kế hoạch vốn của công ty bạn đã phê duyệt. Giá của gói thầu phải được tính đúng, đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng về phí, lệ phí và thuế. Vì vậy, giá gói thầu phải bao gồm cả lệ phí trước bạ, các loại thuế phải đóng như VAT.
2. Lựa chọn hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn hay chào hàng cạnh tranh thông thường?
Chào hàng cạnh tranh được quy định tại Điều 23 Luật đấu thầu 2013 như sau:
“1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
b) Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
c) Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.
2. Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
b) Có dự toán được phê duyệt theo quy định;
c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.”
Phạm vi áp dụng chào hàng cạnh tranh được hướng dẫn bởi Điều 57 Nghị định 63/2014/NĐ-CP :
“1. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng.
2. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng, gói thầu quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 01 tỷ đồng, gói thầu đối với mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.”
Từ quy định trên ta thấy giữa chào hàng cạnh tranh thông thường và chào hàng cạnh tranh rút gọn khác nhau ở phạm vi áp dụng:
- Chào hàng cạnh tranh rút gọn: Áp dụng với gói thầu: Với giá trị hạn mức tối đa 500 triệu đồng gói thầu dịch vụ phi tư vấn, thông dụng, đơn giản; với hạn mức giá trị tối đa 01 tỷ đồng cho gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẳn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng; xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt; hạn mức tối đa 200 triệu đồng với gói thầu mua sắm thường xuyên
- Chào hàng cạnh tranh thông thường: Áp dụng với các gói thầu: gói thầu dịch vụ phi tư vấn, thông dụng, đơn giản; mua sắm hàng hóa thông dụng, sẳn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng; xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt có giá trị hạn mức tối đa là 05 tỷ đồng.
Do giá trị gói thầu của bạn là 1.040 triệu (tức giá trị hơn 1 tỷ) nên bạn không được chào hàng cạnh tranh theo thủ tục rút gọn được mà phải thực hiện theo thủ thủ tục thông thường theo quy định của Nghị định 63/2014/NĐ-CP .
3. Quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường
Chào hàng cạnh tranh có thể được thực hiện theo quy trình thông thường hoặc quy trình rút gọn. Ở bài viết này, chúng tôi gửi đến các bạn quy định về chào hàng cạnh tranh theo trình tự thông thường.
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu
Theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, chuẩn bị lựa chọn nhà thầu được thực hiện như sau:
Lập hồ sơ yêu cầu
Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định.
Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các nội dung:
– Thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu;
– Chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất;
– Tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu;
-Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá thấp nhất.
Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật
Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu
– Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định trước khi phê duyệt;
– Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu.
Xem thêm:
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu
Căn cứ tại khoản 2 Điều 58 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, việc tổ chức lựa chọn nhà thầu được tiến hành như sau:
– Bên mời thầu đăng tải thông báo mời chào hàng.
Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia theo thời gian quy định trong thông báo mời chào hàng nhưng bảo đảm tối thiểu là 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên các thông tin này được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên Báo đấu thầu.
– Nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu bằng cách gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Mỗi nhà thầu chỉ được nộp một hồ sơ đề xuất.
– Ngay sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu tiến hành mở các hồ sơ đề xuất và lập biên bản mở thầu bao gồm các nội dung: Tên nhà thầu; giá chào; thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất; giá trị, thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu; thời gian thực hiện hợp đồng và gửi văn bản này đến các nhà thầu đã nộp hồ sơ đề xuất.
Xem thêm: Các bước thực hiện việc tổ chức lựa chọn nhà thầu
Bước 3: Đánh giá các hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng
Sau khi nhận được hồ sơ đề xuất của các nhà dự thầu, bên mời thầu tiến hành đánh giá các hồ sơ đề xuất và tiến hành thương thảo hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Nghị định 63/2014/NĐ-CP:
Đánh giá hồ sơ đề xuất
Bên mời thầu đánh giá các hồ sơ đề xuất được nộp theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu. Nhà thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu khi có hồ sơ đề xuất hợp lệ; đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm; tất cả yêu cầu về kỹ thuật đều được đánh giá là “đạt”.
Bên mời thầu so sánh giá chào của các hồ sơ đề xuất đáp ứng về kỹ thuật để xác định hồ sơ đề xuất có giá chào thấp nhất. Nhà thầu có giá chào thấp nhất sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) và không vượt giá gói thầu sẽ được mời vào thương thảo hợp đồng.
Thương thảo hợp đồng
Nhà thầu xếp hạng thứ nhất được mời đến thương thảo hợp đồng.
Trường hợp nhà thầu được mời đến thương thảo hợp đồng nhưng không đến thương thảo hoặc từ chối thương thảo hợp đồng thì nhà thầu sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu.
Xem thêm: Đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định của pháp luật mới nhất
Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu
Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu trình kết quả lựa chọn nhà thầu, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia.
Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được thẩm định trước khi phê duyệt. Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.
Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, bên mời thầu phải đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu.
Xem thêm: Một số quy định về lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được quy định như thế nào?
Bước 5: Hoàn thiện và ký kết hợp đồng
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.
Xem thêm: Nhà thầu được ký kết hợp đồng khi đáp ứng điều kiện nào?
4. Thời gian trong chào hàng cạnh tranh thông thường
Tại khoản 6 Điều 58 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định về thời gia chào hàng cạnh tranh thông thường như sau:
– Thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất tối thiểu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ yêu cầu;
– Trường hợp cần sửa đổi hồ sơ yêu cầu, bên mời thầu phải thông báo cho các nhà thầu trước thời điểm đóng thầu tối thiểu 03 ngày làm việc để nhà thầu có đủ thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất;
– Thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất tối đa là 20 ngày, kể từ ngày mở thầu đến khi bên mời thầu có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất;
– Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định;
– Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu và báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định;
– Các khoảng thời gian khác.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn để "Áp dụng hình thức đấu thầu nào khi mua sắm tài sản là xe ô tô". Nếu quý khách hàng còn có vấn đề cần chúng tôi giải đáp, quý khách vui lòng liên hẹ qua Tổng đài tư vấn pháp luật của Công ty là 19006162 để được tư vấn, hỗ trợ.
Trân trọng ./.
Bộ phận tư vấn pháp luật đấu thấu - Công ty Luật Minh Khuê biên tập