1. Bài tập cuối tuần lớp 2: Tuần 23

A – TOÁN

Bài 1: Học thật thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5 và bảng chia 2, 3.

Bài 2: Tính (4 điểm)

18: 2 + 3 =

24: 3 + 5 =

12: 3 + 18 =

6 x 3 + 9 =

3 x 10 - 17 =

16: 2 + 37 =

27: 3 + 5 =

14: 2 + 27 =

Bài 3: Tìm a? (4 điểm)

a x 2 = 18

3 x a = 27

a x 3 = 10 x 3

2 x a = 4 x 3

Bài 4: Bài toán: Tóm tắt và giải bài toán sau: (2 điểm)

Cửa hàng có tất cả 27 lít mật ong được chia đều cho 3 thùng. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu lít mật ong?

ĐÁP ÁN:

Bài 2: Tính (4 điểm)

18: 2 + 3 = 12

24: 3 + 5 = 13

12: 3 + 18 = 22

6 x 3 + 9 = 27

3 x 10 - 17 = 13

16: 2 + 37 = 69

27: 3 + 5 = 14

14: 2 + 27 = 34

Bài 3: Tìm a? (4 điểm)

a x 2 = 18

a = 18 : 2

a = 9

3 x a = 27

a = 27 : 3

a = 9

a x 3 = 10 x 3

a x 3 = 30

a = 30 : 3

a = 10

2 x a = 4 x 3

2 x a = 12

a = 6

Bài 4:

Cửa hàng có tất cả 27 lít mật ong được chia đều cho 3 thùng. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu lít mật ong?

Bài giải:

 Mỗi thùng có số lít mật ong là:

27 : 3 = 9 (lít)

Đáp số: 9 lít

 

B – TIẾNG VIỆT.

Bài 1: (6 điểm)

Em hãy tìm từ chỉ hoạt động của các con thú mà em đã học để đặt và trả lời với câu hỏi: “như thế nào”. 

Lời giải: Em tìm từ: “phi” là hoạt động của con ngựa và đặt câu sau:

Ngựa phi như thế nào?

Ngựa phi nhanh như bay.

Bài 2: (4 điểm)

Dựa vào mẫu em hãy đáp lời khẳng định như thế nào với các câu sau:

Ví dụ: Đây là con hươu có phải không hả mẹ?

- Đúng! Đó là con hươu.

- Trông nó mới đẹp làm sao!

a. Bạn Ngân học có giỏi không hả Trang?

Lời giải:

- Có, Trang không những học giỏi  mà còn rất chăm chỉ

- Thật ngưỡng mộ làm sao!

b. Em bé nhà bạn Lan có xinh không?

Lời giải:

- Có, em bé rất xinh và kháu khỉnh

- Thật đang yêu làm sao!

c. Con mèo nhà bạn có hay bắt chuột không?

Lời giải:

- Không, con mèo nhà tớ không hay bắt chuột

- Thật đáng buồn

d. Con chó nhà bạn có ngoan không?

Lời giải:

- Có, con chó nhà tớ rất noan

- Thật tuyệt vời làm sao!

Bài 3: Em hãy đọc thật kĩ (từ 5 lần trở lên) bài tập đọc: “Quả tim Khỉ” .

Quả tim khỉ

   1. Một ngày nắng đẹp, đang leo trèo trên hàng dừa ven sông, Khỉ bỗng nghe tiếng quẫy mạnh dưới nước. Một con vật da sần sùi, dài thượt, nhe hàm răng nhọn hoắt như một lưỡi cưa sắc, trườn lên bãi cát.

   Nó nhìn Khỉ bằng cặp mắt ti hí với hai hàng nước mắt chảy dài. Khỉ ngạc nhiên:

- Bạn là ai? Vì sao bạn khóc?

- Tôi là Cá Sấu. Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi.

    Khỉ nghe vậy, mời Cá Sấu kết bạn.

    Từ đó, ngày nào Cá Sấu cũng đến, ăn những hoa quả mà Khỉ hái cho.

    2. Một hôm, Cá Sấu mời Khỉ đến chơi nhà. Khỉ nhận lời, ngồi lên lưng Cá Sấu. Bơi đã xa bờ, Cá Sấu mới bảo:

- Vua của chúng tôi ốm nặng, phải ăn một quả tim khỉ mới khỏi. Tôi cần quả tim của bạn.

    Khỉ nghe vậy hết sức hoảng sợ. Nhưng rồi trấn tĩnh lại, nó bảo:

- Chuyện quan trọng vậy mà bạn chẳng bảo trước. Quả tim tôi để ở nhà. Mau đưa tôi về lấy, tôi sẽ lấy tim dâng lên vua của bạn.

    3. Cá Sấu tưởng thật, liền đưa Khỉ trở lại bờ. Tới nơi, Khỉ đu vút lên cành cây, mắng:

- Con vật bội bạc kia! Đi đi! Chẳng ai thèm kết bạn với những kẻ giả dối như mi đâu.

     4. Cá Sấu tẽn tò, lặn sâu xuống nước, lủi mất.

Bài 4: Em hãy viết đoạn văn miêu tả chiếc thước kẻ

Bài mẫu:

Bài tham khảo 1:

Đầu năm học mới, mẹ mua cho em một chiếc thước kẻ rất đẹp. Chiếc thước kẻ của em có màu xanh lá cây. Chiếc thước được làm bằng nhựa dẻo, có thể uốn cong. Em dùng thước để kẻ vở trước khi sang bài mới và vẽ hình vuông, hình tam giác. Thỉnh thoảng, em còn dùng thước kẻ làm đồ chơi bằng cách uống nó thành các hình khác nhau. Em rất thích chiếc thước kẻ này và sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận.

Bài tham khảo 2:

Chiếc thước kẻ là món quà cô giáo dạy lớp 1 tặng em vào buổi lễ bế giảng. Chiếc thước được làm bằng nhựa và có màu hồng rất đẹp. Trên mặt thước có các con số từ 1 đến 15 và các kẻ vạch. Em dùng chiếc thước để đo độ dài và vẽ các đoạn thẳng. Em rất thích món quà của cô giáo. Em sẽ giữ chiếc thước kẻ thật cẩn thận.

 

2. Bài tập cuối tuần lớp 2: Tuần 24

A – TOÁN

Bài 1: Học thật thuộc bảng bảng chia 2, 3, 4 và 5.

Bài 2: Tính (4 điểm)

12: 2 + 18 =

27: 3 + 25 =

12: 4 + 28 =

35: 5 + 9 =

18: 2 + 17 =

18: 3 + 37 =

21: 3 + 5 =

40: 5 + 27 =

Bài 3: Tìm a? (4 điểm)

a x 5 = 40: 4

3 x a = 27: 3

a x 4 = 8 x 3

2 x a = 6 x 3

Bài 4: Bài toán: Tóm tắt và giải bài toán sau: (2 điểm)

Cô giáo có tất cả 45 quyển vở, cô thưởng cho các bạn học sinh giỏi 1 số vở. Hỏi cô thưởng cho các bạn học sinh giỏi mấy quyển vở?

ĐÁP ÁN:

Bài 2: 

12: 2 + 18 = 24

27: 3 + 25 = 34

12: 4 + 28 = 31

35: 5 + 9 = 16

18: 2 + 17 = 26

18: 3 + 37 = 43

21: 3 + 5 = 12

40: 5 + 27 = 35

Bài 3: Tìm a? (4 điểm)

a x 5 = 40: 4

a x 5 = 10

a = 10 : 5

a = 2

3 x a = 27: 3

3 x a = 9

a = 9: 3

a = 3

a x 4 = 8 x 3

a x 4 = 24

a = 24 : 4

a = 6

2 x a = 6 x 3

2 x a = 18

a = 18 : 2

a = 9

 

B – TIẾNG VIỆT.

Bài 1: (6 điểm)

Em hãy đặt và trả lời câu hỏi với các từ sau:(Mỗi mẫu câu đặt 2 câu)

- Khi nào?

- Ở đâu?

- Như thế nào?

- Bao giờ?

- Lúc nào?

Ví dụ: Khi nào thì em đi xem phim?

Em đi xem phim vào tối thứ bảy .

Lời giải:

- Khi nào?

Khi  nào thì em  được nghỉ Tết?

- Ở đâu?

Nhà em ở đâu?

- Như thế nào?

Hôm nay em cảm thấy trong người như thế nào?

- Bao giờ?

Bao giờ em về quê?

- Lúc nào?

Lúc nào em cảm thấy vui nhất .         

Bài 2: Em hãy viết bài tập chép: “Sơn Tinh, Thủy Tinh” (từ đầu …… cầu hôn công chúa) vào vở luyện chữ to. Em hãy viết thật đẹp và viết đúng theo đường kẻ dọc.

Bài 3: Em hãy đọc thật kĩ (từ 5 lần trở lên) bài tập đọc: “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.

Sơn Tinh, Thủy Tinh

1. Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái đẹp tuyệt trần, tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén cho công chúa một người chồng tài giỏi.               

   Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn công chúa. Một người là Sơn Tinh, chúa miền non cao, còn người kia là Thủy Tinh, vua vùng nước thẳm.

   2. Hùng Vương chưa biết chọn ai, bèn nói:

- Ngày mai, ai đem lễ vật đến trước thì được lấy Mị Nương. Hãy đem đủ một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

   Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và được đón dâu về.

   3. Thủy Tinh đến sau, không lấy được Mị Nương, đùng đùng tức giận, cho quân đuổi đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn. Nhà cửa, ruộng đồng chìm trong biển nước. Sơn Tinh hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại nâng đồi núi cao lên bấy nhiêu. Cuối cùng, Thủy Tinh đuối sức, đành phải rút lui. 

   Từ đó, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, gây lũ lụt khắp nơi nhưng lần nào Thủy Tinh cũng chịu thua.