1. Bảo hiến là gì ?

Bảo hiến (hay còn được gọi là bảo vệ hiến pháp, kiểm hiến, giám sát tư pháp hoặc tài phán hiến pháp - constitutional review/judicial review), theo định nghĩa của một số từ điển pháp luật phổ biến, là thẩm quyền của các tòa án của một quốc gia được xem xét và đánh giá tính hợp hiến của các đạo luật hoặc quyết định của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Sở dĩ bảo hiến thường được gọi là tài phán hiến pháp (giám sát tư pháp/judicial review) vì từ trước đến nay nó gắn liền với chức năng của tòa án trong việc xem xét tính pháp lý trong hoạt động của các cơ quan hành chính. Tuy nhiên, có cách hiểu bảo hiến rộng hơn, trong đó chủ thế đóng vai trò này không chỉ là toà án mà còn bao gồm nghị viện và hội đổng hiến pháp.

 

2. Các loại mô hình bảo hiến ?

Từ góc độ tổ chức, Arne Mavčič chia các thiết chế bảo hiến hiện hành trên thế giới thành các mô hình như sau:

-Mô hình bảo hiến phi tập trung : là mô hình tòa án tối cao và tòa án các cấp đều có chức năng và thẩm quyền giám sát tính hợp hiến, được xây dựng trên cơ sở học thuyết phân chia và kiềm chế đối trọng giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Đây là mô hình giao cho tòa án tư pháp xem xét tính hợp hiến của các đạo luật thông qua việc giải quyết các vụ việc cụ thể, dựa vào các đơn kiện của đương sự, các sự kiện pháp lý cụ thể mà bảo vệ Hiến pháp. Mô hình có ưu điểm là bảo hiến một cách cụ thể vì nó liên quan đến từng vụ việc cụ thể.

-Mô hình bảo hiến kiểu Pháp: Ở mô hình này, chỉ được giám sát tính hợp hiến của văn bản được phê chuẩn bởi nghị viện nhưng chưa được ban hành bởi tổng thống.,cho phép giám sát tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật được tiến hành ngay trước khi văn bản được ban hành nên hạn chế đáng kể số văn bản vi hiến, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, điều đó lại dễ dàng cho cơ quan bảo hiến có thể can thiệp quá sâu quy trình lập pháp của nghị viện

-Mô hình bảo hiến tập trung: Khác với mô hình Mỹ, các nước lục địa châu Âu không trao cho tòa án tư pháp thực hiện giám sát Hiến pháp mà thành lập một cơ quan đặc biệt để thực hiện chức năng bảo hiến, có vị trí độc lập với quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.Cơ quan này được gọi là Tòa án Hiến pháp hoặc Hội đồng bảo hiến, Viện Bảo hiến. Thẩm phán là những người có chuyên môn nghiệp vụ cao, được bổ nhiệm hay bầu cử theo một chế độ đặc biệt.vĐây là mô hình giám sát tập trung

Theo mô hình này, Tòa án Hiến pháp có thẩm quyền như sau: xem xét tính hợp hiến của các văn bản luật, các điều ước quốc tế mà tổng thống hoặc chính phủ đã hoặc sẽ tham gia ký kết, các sắc lệnh của tổng thống, các nghị định của chính phủ, có thể tuyên bố một văn bản luật, văn bản dưới luật là vi hiến và làm vô hiệu hoá văn bản đó; xem xét tính hợp hiến của các cuộc bầu cử tổng thống, bầu cử nghị viện và trưng cầu ý dân; tư vấn về tổ chức bộ máy nhà nước, về các vấn đề chính trị đối nội cũng như đối ngoại; giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp, giữa chính quyền trung ương và địa phương; giám sát Hiến pháp về quyền con người và quyền công dân.

- Mô hình bảo hiến hỗn hợp kiểu Âu - Mỹ: Theo mô hình này, thẩm quyền bảo hiến được trao cho cả cơ quan bảo hiến chuyên trách như Tòa án hiến pháp lẫn tất cả các tòa án thuộc hệ thống tư pháp. Trong đó, thẩm quyền của Tòa án Hiến pháp và Tòa án tối cao đối với những vụ việc cụ thể được quy định ngay trong Hiến pháp, các tòa án khác khi giải quyết một vụ việc cụ thể có quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật và được quyền không áp dụng các đạo luật được cho là không phù hợp với hiến pháp.

-Mô hình bảo hiên Hoa Kỳ, còn đưọc gọi là mô hình bảo hiến phân tán, trao quyền bảo hiến cho tất cả các tòa án, mà thẩm quyền cuối cùng là Tòa án Tôi cao.

 

3. Đặc điểm về mô hình bảo hiến ở Việt Nam?

-Việt Nam chọn môn hình bảo hiến tập trung và được giám sát bởi Quốc Hội

- Lịch sử hình thành : Được quy định trong Hiến Pháp. Đó là những yếu tố, phương tiện, phương cách, biện pháp nhằm bảo đảm cho hiến pháp được tôn trọng, giữ gìn, chống lại mọi sự vi phạm hiến pháp có thể xảy ra

- Chủ thể tiến hành bảo hiến.: Phân công phân nhiệm từ Quốc hội xuống Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án tối cao, Viện kiểm sát tối cao cho đến Hội đồng nhân dân các cấp trong đó Quốc hội giữ vai trò giám sát chính (có sự phân công, phân nhiệm cho các cơ quan Quốc hội và các cơ quan nhà nước cấp cao khác).

-Chức năng: Giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước và giám sát tối cao đối với việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

- Thẩm quyền : Quốc Hội

 

4. Vì sao Việt Nam chọn mô hình bảo hiến tập trung ?

Việt Nam chọn theo mô hình bảo hiến tập trung vì các lý do sau đây:

Thứ nhất, việc thành lập tổ chức thiết chế bảo vệ hiến pháp phải được quy định công khai tại Hiến pháp;

Thứ hai, tổ chức bảo vệ hiến pháp phải vừa có tính tài phán, vừa mang tính chất chính trị ở tầm quốc gia;

Thứ ba, tổ chức bộ máy phải đảm bảo tính khách quan, độc lập và tính chuyên môn hoá cao trong hoạt động bảo vệ Hiến pháp;

Thứ tư, tổ chức bảo vệ hiến pháp chỉ được thành lập ở Trung ương, không thành lập ở địa phương, đảm bảo tính tập trung, hiệu lực, hiệu quả.

Nhược điểm: Hạn chế và làm lu mờ vai trò giám sát tối cao của Quốc hội đồng thời, làm hạn chế, giảm đi tính tối cao, tính hiệu lực của hoạt động đó do cơ chế giám sát quá nhiều chủ thể và tầng nấc. Bên cạnh đó, còn có nhược điểm nữa là chưa phân biệt việc giám sát Hiến pháp với các loại giám sát khác dẫn đến việc giám sát bản thân Quốc hội còn bỏ ngỏ.

 

5. Vì sao Hiến pháp của quốc gia nào được coi là có ảnh hưởng nhất trên thế giới ?  

Theo một dự án nghiên cứu, kể từ năm 1789 đến năm 2000, đã có hơn 800 bản hiến pháp thành văn được các quốc gia trên thế giới thông qua ( tính cả những hiến pháp mà các quốc gia đã sửa đổi, bổ sung).

Mặc dù vậy, các chuyên gia đều cho rằng, Hiến pháp 1787 của Hoa Kỳ là bản hiến pháp nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất trên thế giói từ trước đến nay.

Hiến pháp Hoa Kỳ là bộ luật tối cao của Hợp chủng quốc Hoa Kì Hiến pháp ban đầu gồm có 7 điều, phác họa bộ khung của chính quyền quốc gia. Ba điều đầu tiên định nghĩa mô hình tam quyền phân lập theo đó chính quyền liên bang được chia thành ba nhánh: lập pháp bao gồm lưỡng viện Quốc hội , hành pháp bao gồm Tổng thống cùng các vị trí trợ tá; và tư pháp , bao gồm Tối cao pháp viện và các tòa án liên bang cấp dưới. Hiến pháp được đệ trình trong Hội nghị lập hiến năm 1787 và bắt đầu có hiệu lực từ năm 1789.

Cùng với Tuyên ngôn đọc lập viết năm 1776 ,bản hiến pháp này đã thể hiện tinh thần khoa học , tiến bộ và nhân bản của người Mỹ trong việc xây dựng nhà nước cộng hòa đầu tiên trên thế giới trong lịch sử cận đại. Nó đã tạo ra một chính quyền thống nhất và tập trung hơn chính quyền dưới Những điều khoản liên hiệp

Hiến pháp Hoa Kỳ là bản hiến pháp lâu đời nhất và nổi tiếng nhất với trên 200 năm lịch sử. Từ khi được hiệu lực năm 1789 nó đã được tham khảo nhiều lần để làm mô hình cho các hiến pháp của những quốc gia khác. Thủ tướng Vương quốc Anh William Ewart Gladstone (1809 – 1898) đã miêu tả Hiến pháp này là "tác phẩm tuyệt vời nhất từng được sản sinh ra vào một thời điểm nhất định bởi trí óc và mục đích của con người"

Ngay từ khi mới ra đời, ảnh hưởng của Hiến pháp Hoa Kỳ đã lan rộng trên toàn thế giới . Đơn giản là bởi bản hiến pháp này đã thể hiện một cách tuyệt vời tư tưởng về một chính quyền của dân, do dân và vì dân (lời của Tổng thống Abraham Lincoln) trong một văn bản mà quyền lực nhà nước được cấu trúc khoa học, chặt chẽ, dựa trên học thuyết tam quyền phân lập của Montesquieu. Chính vì vậy, kế từ khi có hiệu lực, bản hiến pháp này đã trở thành mô hình tham khảo cho việc xây dựng hiến pháp của rất nhiều quốc gia khác trên thế giói.

Nói về bản hiến pháp kể trên, nguyên Thủ tướng Anh William Ewart Gladstone (1809 - 1898) cho rằng đó là "tác phẩm tuyệt vời nhất từng được sản sinh ra vào một thời điểm nhất định bởi trí óc và mục đích của con người". Còn theo Albert p. Blaustein Hiến pháp Hoa Kỳ là "mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của nước Mỹ". Albert P.Blaustein là Giáo sư Luật tại Khoa Luật Rutgers, Đại học Tổng hợp Bang New Jersey. Ông là tác giả của nhiều công trình học thuật vể chủ đề chủ nghĩa hợp hiến gồm tác phẩm sáu tập về Hiến pháp Hoa Kỳ có nhan đề "Hiêh pháp của các quốc gia phụ thuộc và các quốc gia có chủ quyền đặc biệt". Blaustein đã giúp soạn thảo hơn 40 hiêh pháp trên khắp thê' giới. Năm 1991, ông giúp soạn thảo Hiến pháp Liên bang Nga. Giáo sư Blaustein mâ't năm 1994.