1. Làm gì khi cá nhân bị công an đánh?

Xin chào luật sư! Nhờ luật sư tư vấn giùm tôi vấn đề sau: Tôi có người anh trai đã có tiền án về tội trộm cắp tài sản (đã được xoá án tích), thời gian gần đây, anh tôi bị nghi ngờ là có tội ăn cắp tài sản và bị các anh công an xã đưa về trụ sở để điều tra.
Trong quá trình điều tra, các anh công an xã đã đánh đập anh tôi rất dã man, sau đó chuyển anh tôi lên công an huyện để xử lý, tại đây, công an huyện mời gia đình tôi đến bảo lãnh và hẹn hôm sau quay lại để làm việc. Sau khi về nhà, anh tôi bị thương rất nặng do bị đánh nên gia đình tôi đã đưa anh đi điều trị và chưa lên trình diện với cơ quan như đúng hẹn.
Xin hỏi luật sư:
Việc làm trên của gia đình tôi có vi phạm pháp luật không? Gia đình tôi rất đau lòng và bức xúc vì anh tôi đã bị đánh như vậy, tôi nghĩ rằng công an là những người có kiến thức pháp luật, nhưg các anh đã vi phạm quyền con người khi đánh anh tôi một cách dã man như vậy, xin hỏi luật sư tôi có thể kiện hành vi đánh người này được không? Và nếu được thì tôi có thể kiện ở đâu?
Nhờ luật sư tư vấn giùm. Tôi chân thành cám ơn luật sư.

>> Luật sư tư vấn cách xử lý trường hợp bị công an đánh, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Căn cứ vào Điều 134 Bộ luật hình sự 2015

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức; .....

1. Các dấu hiệu của tội phạm này như sau.

1.1. Khái niệm.

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ được hiểu là hành vi của người được giao thực hiện công vụ đã làm cho người khác bị thương tích, hoặc bị tổn hại cho sức khỏe do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên.

1.2. Các yếu tố cấu thành tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác khi thi hành công vụ đối với người phạm tội

1.2.1. Khách thể của tội phạm.

Tội phạm xâm phạm quyền được bảo hộ về sức khỏe của công dân.

1.2.2. Mặt khách quan của tội phạm Về hành vi:

Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép. Hơn nữa, hành vi dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép phải gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên thì mới cấu thành tội gây thương tích hoặc gây tổn haị cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ. Vì vậy, trong mọi trường hợp, các cơ quan tiến hành tố tụng phải trưng cầu giám định pháp ý đối với nạn nhân.

Về hậu quả:

Hậu quả của tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ là thiệt hại về thể chất – hậu quả thương tích hoặc tổn hại đáng kể cho sức khỏe người khác. Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ hoàn thành khi hậu quả thương tích hoặc tổn hại đáng kể cho sức khỏe của người khác xảy ra. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả của tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép với hậu quả thương tích hoặc tổn hại đáng kể cho sức khỏe của người khác.

 

2. Phải làm gì khi bị đe đọa đánh đập?

Thưa Luật sư: bác N rủ bố cháu sang nhà bác H ăn cơm, uống rượu tại đó. Khi ăn xong, bố cháu ngỏ ý muốn nhưng bác N mời tất cả mọi người đi hát, do đi chung xe nên bố cháu không về được, những người còn lại cũng đi. Được một lúc bố cháu về, nhưng sau đó, vợ bác N (làm nghề đòi nợ) gọi điện chửi bố cháu vì rủ bác N đi ăn chơi.
Bố cháu vẫn vui vẻ xin vợ bác N, vợ bác N bảo bố cháu ra quán cafe gần nhà bác N nói chuyện, nhưng mẹ cháu không cho vì bố cháu đã uống rượu, cũng không hay biết bố cháu không vào thì vợ bác N sẽ ra nhà cháu. Lúc vợ bác N đi ra nhà cháu cùng với 3 xe tải, trên xe là người làm việc cho bác, bác gọi mẹ cháu ra mở cửa nhưng mẹ cháu không mở bác quát ầm lên, gọi điện chửi bố cháu "gặp đâu sẽ đánh, có cái gì ngon thì ăn đi không lúc chết lại tiếc" và nhiều câu khác, nhưng bố cháu vẫn xin lỗi. Vợ bác N và đàn em qua quán của mẹ cháu chửi bới đe dọa 2 lần "cam làm quýt chịu" "hàng ngày sẽ cho người ra quán mẹ cháu cho mẹ cháu hết cửa làm ăn".
Ngoài ra, vợ bác N còn dùng trai đập vào đầu bác H, bị đánh chảy máu be bét. Gia đình cháu phải làm gì?
Cháu xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015

Điều 133. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

.............

Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

........

Căn cứ vào quy định trên của pháp luật, với hành vi gọi điện chửi bố cháu "gặp đâu sẽ đánh, có cái gì ngon thì ăn đi không lúc chết lại tiếc" có thể cấu thành tội đe dọa giết người; hành vi đánh bác H có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác. Hành vi qua quán, đe dọa không cho mẹ bạn bán hàng có thể cấu thành tội gây rối trật tự công cộng. Như vậy, với những hành vi của vợ bác N, để đảm bảo an toàn cho bạn, tránh trường hợp vợ bác N thực hiện hành vi như lời đe dọa, cũng như yêu cầu chịu trách nhiệm với hành vi qua quán mẹ bạn đe dọa, đánh bác H, thì bạn có thể làm đơn tố giác đến cơ quan có thẩm quyền (cơ quan công an).

>> Mẫu đơn tố giác: Mẫu đơn tố giác

 

3. Hành vi bắt và đánh đập người của công an?

Chào Công ty tư vấn luật Minh Khuê!Hiện tại mình đang gặp vấn đề cần được tư vấn về việc khiếu kiện cán bộ công an bắt người tra khảo và đánh đập vô căn cứ. Cụ thể là bạn mình đang đi ngoài đường thì bị 4 anh công an tới vỗ vai ( 3 anh dân phòng và 1 anh CA hình sự) tới yêu cầu cho kiểm tra giấy tờ xe và kiểm tra giấy tờ, sau đó bắt lên phường để làm việc và luôn miệng hăm dọa nếu không đi theo sẽ đánh chết và bắt im miệng không được hỏi hay nói gì.
Về phường bạn mình bị nhốt vào một phòng và bị đánh tới tấp ( 30- 40 phút) và không cho hỏi hay trả lời bất cứ thắc mắc nào về việc bị bắt lên phường đánh. Sau đó bạn mình về có đi giám định thương tích thì bị chấn thương . Liên hệ với phía CA phường đó thì người ta chỉ nói miệng là trong quá trình làm việc anh em có nóng nảy thì thông cảm và xin lỗi bỏ qua còn nói bạn mình là trong quá trình bị nhốt đánh là không có bằng chứng chứng minh nên người ta không nhận đơn kiện và chỉ chịu bồi thường một phần chi phí điều trị trong khi đó quá trình điều trị của bạn mình là kéo dài và không xác định trước được là chi phí điều trị hết bao nhiêu.Bạn mình có lên phòng thanh tra của quận để gửi đơn kiện nhưng cũng bị từ chối không giải quyết và bảo là quay lại về phường.Vậy trường hợp như trên thì bạn mình nên xử lý như thế nào xin được tư vấn cách giải quyết ?
( Bạn mình bị đánh bằng tay, không dùng hung khí, đánh đấm vào vùng đầu và bụng. luôn miệng chửi bới và dùng lời lẽ hăm dọa như đánh chết và xưng mày tao).

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900.6162

 

Trả lời:

Theo điều 17 Thông tư 65/2012/TT-BCA QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, HÌNH THỨC, NỘI DUNG TUẦN TRA, KIỂM SOÁT CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ:

Điều 17 Xử lý vi phạm

5. Áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính

Trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm cho việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì Tổ trưởng Tổ tuần tra, kiểm soát phải quyết định hoặc báo cáo người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn (tạm giữ người; tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính). Khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Theo Thông tư 65/2012 của Bộ Công an, CSGT có thể bắn chỉ thiên cảnh cáo khi có đối tượng manh động. Nếu thấy đối tượng manh động đến mức có thể đe dọa đến tính mạng của mình, CSGT được phép dùng công cụ hỗ trợ hoặc vũ thuật để khống chế đối tượng. Mục đích cuối cùng chỉ là khống chế đối tượng chứ không phải là sát thương.

............

Nếu đối tượng vẫn cố tình hiểu sai và tiếp tục chửi bới, CSGT phải báo cáo lên cấp trên để đề nghị công an phường, xã sở tại hỗ trợ giải quyết. Biện pháp cuối cùng là cùng các lực lượng phối hợp khống chế, yêu cầu về trụ sở công an phường giải quyết, lập biên bản xử phạt.

>>Trong mọi trường hợp, CSGT không được nổi nóng, phải có thái độ nhã nhặn, nhẹ nhàng; việc đánh người vì bất cứ lý do gì đều không thể chấp nhận.

Như vậy trong trường hợp này bạn của bạn có thể tố cáo hành vi đánh người trái pháp luật của công an phường theo Luât tố cáo năm 2011

Theo khoản 1 Điều 12 Luât tố cáo năm 2018:

Điều 12. Nguyên tắc xác định thẩm quyền

1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.

- Hình thức tố cáo là (Điều 19. Hình thức tố cáo 1. Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.)

Như vậy bạn của bạn sẽ phải tố cáo đến người đứng đầu công an phường.Nếu như người đứng đầucông an phường không giải quyết cho bạn thì bạn hãy gửi đơn tố cáo nên công an quận( huyện) để được giải quyết.Tuy nhiên việc gửi đơn tố cáo bạn phải có bằng chứng,chứng minh chẳng hạn như khi bạn của bạn bị đưa về phường có người đi cùng thì người đó sẽ đứng lên làm chứng.Hay khi lúc bạn của bạn bị công an dẫn lên phường và luôn miệng hăm dọa nếu không đi theo sẽ đánh chết và bắt im miệng không được hỏi hay nói gì,thì có ai đó đứng ở trên đường đứng ra làm chứng cũng được hoặc bạn của bạn có video bằng chứng công an phường đã đánh người.Vì để tố cáo bất kì ai cũng đều phải có chứng cứ,chứng minh còn nếu không có thì sẽ rất khó khăn .Trong trường hợp của bạn bạn thì chỉ cần có chứng cứ cộng với đơn tố cáo là có thể dễ dàng đi tố cáo họ được rồi.

Thế nên điều quan trọng nhất là phải có chứng cứ.Và nếu như người đứng đầucông an phường không giải quyết cho bạn thì bạn hãy gửi đơn tố cáo nên công an quận( huyện) để được giải quyết theo khoản 1 Điều 27 luật tố cáo:

Điều 37. Việc tố cáo tiếp, giải quyết vụ việc tố cáo tiếp

1. Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng quy định của pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo.
2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo phải xem xét hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo trước đó; trường hợp cần thiết, làm việc trực tiếp với người tố cáo về nội dung tố cáo tiếp, thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan để quyết định xử lý đối với tố cáo tiếp. Việc xử lý được thực hiện như sau:
a) Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó là đúng quy định của pháp luật thì không giải quyết lại vụ việc tố cáo, đồng thời thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người tố cáo về việc không giải quyết lại;
b) Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó là không đúng thẩm quyền thì tiến hành giải quyết tố cáo theo thẩm quyền hoặc chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo;
c) Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó có một trong các căn cứ quy định tại khoản 3 Điều này thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết lại vụ việc tố cáo theo thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo quy định tại Chương này.

.......

Bạn của bạn bị công an phường đánh đập thì bạn của bạn nên đi đến cơ sở giám định để giám định xem tổn hai là bao nhiêu phần trăm.Nếu như bạn của bạn bị thương tật theo điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi năm 2009 thì còn có thể tố cáo họ theo quy định của pháp luật hình sự..

Khoản 3 Điều 25 (Luật tố cáo) :Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật

 

4. Công an xã có được đánh người khi hỏi cung không ?

Chào luật sư, cho cháu hỏi luật sư 1 vấn đề như sau: Em trai cháu năm nay 19 tuổi có cho 1 cô bạn gái vay 3,5 triệu đồng lâu rồi không chịu trả, sau 1 thời gian khất lần khất lượt cô gái này không những cắt liên lạc mà còn bỏ làm về quê (em cháu chỉ biết quê cô gái này ở Phú Thọ lên đây làm chứ không biết địa chỉ chính xác). Gần đây em cháu gặp cô gái này quay trở lại nên đã hỏi đòi tiền nhưng cô này chối không nhận là có nợ tiền em cháu, bực mình em cháu có lao vào tát cho cô gái đó vài cái sau đó cô này la làng lên làm người dân sung quanh hiểu lầm bắt cả 2 đưa lên công an xã gải quyết.
Tại công an xã trong quá trình trình bày lý do vì sao em cháu đánh cô gái kia 1 công an viên xa đã liên tục tát và đạp vào người em cháu vì cho là trình bày không đúng sự thật ( trong khi em cháu nói đúng như những gì diễn ra). Sau khi viết bảng tường trình em cháu phải nộp phạt 2 triệu đồng mà không có bất kỳ hóa đơn hay biên lai thu tiền nào rồi mới được về. Đáng ra em cháu là người bị hai nhưng lên đây em cháu lại là người phạm tội, vừa không đòi được tiền mà còn mất thêm 2 triệu tiền phạt.
Xin luật sư cho cháu hỏi cách giải quyết của công an xã như thế là đúng hay sai?
Xin cảm ơn luật sư!

 

Trả lời:

Đối với hành vi đánh người của công an xã, Hiến pháp 2013 có quy định:

"Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm."

Do đó, trong mọi trường hợp khi thực hiện tạm giữ, tạm giam thì công an không có quyền dùng bạo lực đối với người bị tạm giữ, bị can.:Do đó, trường hợp này bạn có thể tố cáo lên chính cơ quan của người công an này để được giải quyết. Tùy vào mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn mà người này có thể bị truy cứu về tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc bị xử phạt hành chính về hành vi này.

 

5. Hậu quả mà người có hành vi cố ý gây thương tích phải chịu:

- Nếu nhẹ thì bị xử phạt vi phạm hanh chính theo quy định của Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;

d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;

đ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;

- Nếu nặng thì bị truy cứu trach nhiệm hình sự theo Điều 134 Bộ luật hình sự năm j2015 sửa đổi năm 2017

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; ....... i) Có tính chất côn đồ; k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!