1. Biện pháp Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp ngoại giao

a.  Đàm phán trực tiếp:

- Đàm phán trực tiếp là biện pháp cổ điển nhất nhưng cũng phổ biến nhất trong giải quyết các tranh chấp quốc tế

- Ưu điểm của biện pháp này

+  Thông qua đàm phán, các quan điểm, lập trường cũng như yêu sách cụ thể của mỗi bên được thể hiện rõ nhất trực tiếp nhất.

+  Hạn chế được ảnh hưởng, tác động của bên thứ 3 vào quan hệ tranh chấp

- Để có thể sử dụng các biện phấp tranh chấp khác, chẳng hạn như biện pháp xét xử, thì đàm phán có thể coi là giai đoạn bắt buộc. Trong giai đoạn đàm phán bắt buộc này, nghĩa vụ đàm phán không đồng nghĩa với nghĩa vụ phải đạt đến một kết quả nhất định, tiêu chí quyết định chính là thái độ thiện chí của mỗi bên

- Sau khi được cơ quan có thẩm quyền của mỗi bên xác nhận, chấp nhận, kết quả của đàm phán sẽ có giá trị pháp lí ràng buộc đối với các bên

b. Trung gian:

- Trung gian là một biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế một cách hào bình với sự tham gia của bên thứ 3-bên không tham gai tranh chấp (có thể là cá nhân, quốc gia, nhóm quốc gia). Bên thứ 3 không chỉ vận động, thuyết phục các bên tranh chấp mà còn có thể đứng ra tổ chức đàm phán, tham gia đàm phán trực tiếp cung các bên tranh chấp. Đề xuất của bên thứ ba không có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp

- Trong quá trình đóng vai trò trung gian, bên trung gian có nghĩa vụ hành xử trên nguyên tắc trung thực. trung lập. Mặt khác, bên trung gian cũng có nghĩa vụ bảo mật các thông tin có được khi tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của các bên tranh chấp

c. Ủy ban điều tra:

- Ủy ban điều tra cũng là một hình thức tham gia của bên thứ 3 vào quá trình giải quyết một tranh chấp quốc tế

- Ủy ban điều tra không có vai trò trực tiếp trong việc tìm kiếm các giải pháp cho cuộc tranh chấp, mà chỉ giới hạn ở việc tìm kiếm, xác định những sự kiện, tình huống khách quan là nguyên nhân hay bối cảnh của tranh chấp.

- Các kết quả làm việc của Ủy ban điều tra được thể hiện trong một báo cáo gửi cho các bên tranh chấp và không có giá trị rang buộc đối với các bên.

d. Ủy ban hòa giải:

- Việc sử dụng ủy ban hòa giải để giải quyết tranh chấp quốc tế là một thực tiễn lâu đời trong quan hệ quốc tế. Ủy ban hòa giải quốc tế là một trong số các biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua con đường ngoại giao có sự tham gia của bên thứ 3

- Nhiệm vụ của ủy ban hòa giải là xem xét toàn bộ các khía cạnh của vụ tranh chấp, trên cơ sở đó, đưa ra giải pháp có tính khuyến nghị đới với các vụ tranh chấp cho các bên. Việc sử dụng ủy ban hòa giải để giải quyết tranh chấp không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với các bên tranh chấp

- Về cơ chế hoạt động, ủy ban hòa giải có những điểm tương đồng với một cơ quan xét xử, tuy nhiên, đặc điểm đặc trưng cơ bản để ủy ban hòa giải không phải cơ quan xét xử là tính chất không ràng buộc của kết luận của nó. Giải pháp mà ủy ban này kiến nghị đối với vụ tranh chấp không có giá trị bắt buộc đối với các bên

2. Giải quyết tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế:

a. Giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN

* Khái quát:

- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trên cơ sở Tuyên bố Bangkok (Thái Lan) ngày 8/8/1967. Hiện nay ASEAN có 10 quốc gia thành viên. Cơ chế tổ chức, hoạt động, lĩnh vực hợp tác của ASEAN được phát triển, hoàn thiện qua nhiều thời kì

- Cùng với mục tiêu hợp tác toàn diện trong khu vực, các nước ASEAN cũng đã quan tâm đến việc xây dựng cơ chế hữu hiệu để giải quyết những bất đồng, tranh chấp phát sinh trong nội bộ khối ASEAN cũng như những tranh chấp phát sinh với các nước ngoài khu vực, trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao, an ninh quốc phòng...

- Ngày 20/11/2007 đánh dấu một sự kiện quan trọng trong lịch sử ASEAN khi các nhà lãnh đạo ASEAN đã kí thông qua Hiến chương ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-13 ở Singaopre.

* Nội dung quy định giải quyết tranh chấp theo Hiến chương của ASEAN:

Hiến chương ASEAN đãphân loại tranh chấp mức độ liên quan đến các văn kiện của ASEAN để xác định cơ chế giải quyết cho phù hợp. theo đó:

- Với các tranh chấp liên quan đến một văn kiện cụ thể sẽ áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định trong văn kiện đó

- Các tranh chấp chung không liên quan đến việc áp dụng hoặc giải thích bất kì một văn kiện nào của ASEAN sẽ áp dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp của TAC  (hiệp ước thân thiện và hợp tác trong khu vực Đông Nam Á)

- Các tranh chấp liên quan đến các thỏa thuận kinh tế sẽ áp dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp của Nghị định thư năm 2004

Tuy nhiên với những tranh chấp không thuộc 3 dạng kể trên, ví dụ tranh chấp giữa các quốc gia thành viên ASEAN với nhau, tranh chấp liên quan đến lĩnh vực văn hóa-xã hội...Mà không thuộc phạm vi áp dụng của TAC và các quy tắc về thủ tục giải quyết tranh chấp của TAC hoặc tranh chấp liên quan đến việc giải thích, áp dụng Hiến chương và các văn kiện khác của ASEAN...thì chưa có cơ chế giải quyết cụ thể.

* Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN theo nghị định thư ASEAN về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp năm 2004

Theo quy định của Nghị định thư năm 2004, cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN gồm một số điểm cơ bản sau:

- Cơ quan quản lí chính của cơ chế giải quyết tranh chấp là Hội nghị kinh tế các viên chức kinh tế cao cấp của ASEAN

- Trước khi tiến hành các bước giải quyết tranh chấp chính thức, các bên tranh chấp có nghĩa vụ tiến hành thủ tục tham vấn lẫn nhau

- Các quy định khác về thành lập nhóm chuyên gia, nhiệm vụ của nhóm chuyên gia, thông qua báo cáo của nhóm chuyên gia...thì sea áp dụng tương tự các quy định của cơ chế giải quyết tranh chấp của WHO.

b. Giải quyết tranh chấp quốc tế tại Liên hợp quốc

- Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế phổ cập được lập ra với nhiệm vụ chính là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế

- Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính: Đại hội đồng; Hội đồng Bảo an; Hội đồng Kinh tế-xã hội; Hội đồng quản thác; Tòa án công lí quốc tế; Ban thư kí. Đều có chức năng tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế

* Về đại hội đồng

+ Vai trò của Đại hội đồng, chủ yếu là thực hiện các hoạt động và các giải pháp mang tính ngoại giao như “lưu ý”, “kiến nghị” các bên tranh chấp giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế có liên quan giữa họ với nhau.

+ Các giải pháp này cũng không có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp tuân thủ, thi hành

+ Trên thực tiễn hoạt động, việc thảo luận trước Đại hội đồng không có khả năng giải quyết tranh chấp quốc tế, đặc biệt là tranh chấp về chủ quyền đối với lãnh thổ

*Về Hội đồng Bảo an:

- Khi có tranh chấp quốc tế phát sinh, các quốc gia thành viên hay không là thành viên Liên hợp quốc đều có quyền yêu cầu Hội đồng Bảo an giải quyết tranh chấp có liên quan; nếu quốc gia này thừa nhận trước những nghĩa vụ giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp như Hiến chương Liên hợp quốc quy định, để kết thúc vụ tranh chấp đó

- Theo điều 24 của Hiến chương Liên hợp quốc, hội đồng bảo an chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Đồng thời, Hội đồng bảo an cũng là cơ quan duy nhất có quyền điều tra mọi tranh chấp hoặc mọi tình thế có thể xảy ra, dẫn đến sự bất hòa quốc tế hoặc gây ra tranh chấp ấy hoặc tình thế ấy kéo dài có thể đe dọa đến việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế hay không​

Trong bất kì giai đoạn nào của vụ tranh chấp có khả năng đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế hoặc tình thế tương tự, hội đồng bảo an có thẩm quyền kiến nghị với các bên liên quan những thủ tục hoặc những phương thức giải quyết thích đáng để giúp các bên tranh chấp lựa chọn giải quyết tranh chấp

Như vậy, hội đồng bảo an chỉ tham gia vào tiến trình giải quyết tranh chấp quốc tế với điều kiện nếu đó là các tranh chấp có khả năng đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế. Một số biện pháp mà hội đồng bảo an có thể sử dụng: trung gian; hòa giải; ủy ban điều tra; ủy ban hòa giải

* Đối với tổng thư kí Liên hợp quốc:

Tổng thư kí Liên hợp quốc hoạt động với tư cách là viên chức cao cấp nhất của Liên hợp quốc, trong tất cả các cuộc họp của Đại hội đồng; Hội đồng bảo an; Hội đồng kinh tế-xã hội; Hội đồng quản thác lãnh thổ

Trên thực tế, Tổng thư kí Liên hợp quốc có thể tham gia vào tiến trình giải quyết tranh chấp với tư cách đại diện, thay mặt Liên hợp quốc làm trrung gian hòa giải trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế.

=> Trong ba biện pháp giải quyết tranh chấp được ghi nhận theo Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc thì biện pháp đàm phán trực tiếp có thể coi là biện pháp hữu hiệu nhất vì:

- Đàm phán trực tiếp là biện pháp cổ điển nhất nhưng cũng phổ biến nhất trong giải quyết tranh chấp quốc tế. Có thể nói rằng, đàm phán trực tiếp giải quyết tranh chấp quốc tế thực chất là diễn đàn ngoại giao do các bên tranh chấp hoặc bên thứ ba tổ chức để các bên tranh chấp thương lượng, thỏa thuận tìm kiếm, đưa ra giải quyết hòa bình các tranh chấp có liên quan. Thông qua đàm phán, các quan điểm, lập trường cũng như các yêu sách cụ thể của mỗi bên được thể hiện rõ nhất, trực tiếp nhất, đàm phán trực tiếp hạn chế được những ảnh hưởng, tác động từ bên thứ ba vào quan hệ tranh chấp.

- Thực tiễn các vấn đề liên quan đến đàm phán giải quyết tranh chấp quốc tế sẽ do các quốc gia là các bên tranh chấp chủ động xây dựng hoặc dựa vào sự tư vấn, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế hoặc các quốc gia khác. Các mục đính, thành phần, cấp tham gia cũng như hình thức của đàm phán do chính các quốc gia hữu quan thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên, việc tiến hành đàm phán, kết quả của đàm phán phải hoàn toàn theo nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia, không dùng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Đàm phán có thể được tiến hành theo mô hình đàm phán song phương, có thể trực tiếp hoặc thông qua việc trao đổi công hàm. Kết quả đàm phán trực tiếp phụ thuộc rất nhiều vào uy tín, trình độ, kiến thức chuyên môn sâu rộng và uyên bác của những người thay mặt các quốc gia tham gia đàm phán. Khi kết thúc một đàm phán trực tiếp các bên sẽ kí kết với nhau các hiệp ước hoặc các văn kiện thể hiện ý chí các bên đã thỏa thuận thống nhất.

- Mặt khác, giải quyết tranh chấp bằng đàm phán trực tiếp sẽ hạn chế được sự can thiệp từ bên ngoài, có khả năng làm phức tạp thêm vụ việc tranh chấp. Đàm phán có thể được áp dụng là biện pháp khởi đầu và cũng có thể là biện pháp sau cùng để các bên giải quyết tranh chấp sau khi các bên đã giải quyết bằng các biện pháp khác.