Vấn đề của khách hàng cần giải quyết

Thưa Luật sư cho tôi hỏi, năm 2019, các khoản thu nhập của người lao động không tính đóng BHXH từ 01/01/2019 bao gồm những khoản nào? có sự thay đổi gì so với năm 2018 hay không? Mong Luật sư tư vấn cho tôi. Trân trọng cám ơn Luật sư.

Vấn đề của bạn Luật Minh Khuê xin được trả lời cụ thể như sau:

Vấn đề của bạn Luật Minh Khuê áp dụng những căn cứ pháp lý cụ thể như sau:

- Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội

- Quyết định 595/QĐBHXH ngày 14/4/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

- Nghị định 05/2015/NĐ-CP

Vấn đề của Quý khách hàng Luật Minh Khuê xin được bóc tách ra làm nhiều ý nhỏ để thuận tiện cho Quý khách hàng theo dõi như sau:

- Thứ nhất là quy định mới về mức lương tối thiểu vùng?

Theo quy định của văn bản Luật mới, Từ ngày 01/01/2019, tiền lương tối thiểu vùng của người lao độngsẽ được điều chỉnh tăng nên tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng có sự thay đổi cho phù hợp Về khoản thu nhập của người lao động không tính đóng BHXH sẽ tiếp tục thực hiện như quy định hiện hành. Cụ thể như sau:
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội có quy định cụ thể như sau:
Điều 30. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:
3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.
Theo quy định tại Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐBHXH ngày 14/4/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, có quy định cụ thể như sau:
Điều 6. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXHvà các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
2. Tiền lương do đơn vị quyết định
2.3. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP có quy định cụ thể như sau:
Điều 4. Nội dung hợp đồng lao động
Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động tại Khoản 1 Điều 23 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
11. Các nội dung khác liên quan đến thực hiện nội dung mà hai bên thỏa thuận.

- Thứ hai là, các khoản thu nhập của NLĐ không tính đóng BHXH từ 01/01/2019?

=> Tóm lại, Như vậy có nghĩa là Căn cứ vào Khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội; Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐBHXH ngày 14/4/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như là:
- Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động
- Tiền thưởng sáng kiến
- Tiền ăn giữa ca
- Khoản hỗ trợ xăng xe
- Khoản hỗ trợ điện thoại
- Khoản hỗ trợ đi lại
- Khoản hỗ trợ tiền nhà ở
- Khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ
- Khoản hỗ trợ nuôi con nhỏ
- Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết
- Hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn
- Hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động
- Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động
- Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp
- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.
Trân trọng cám ơn Quý khách hàng!